Hôm nay,  

Quốc Hội, Đảng Và Dân Tộc

5/19/200700:00:00(View: 8816)

  Lại thêm một Quốc hội dưới sự sắp xếp, chọn lựa kỹ càng của đảng cộng sản sắp được hình thành. Số lượng đại biểu là đảng viên cộng sản sẽ không chiếm dưới 90%, trong đó sẽ có ít nhất 160 đại biểu tái cử (160 cũng là số lượng ủy viên trung ương đảng cộng sản hiện có). Trước bầu cử đã có vài niềm hy vọng cho một sự tiến bộ khiêm tốn nào đó khi có những thông tin mang tính mở rộng thực quyền cho Quốc hội, có một số thành viên Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt nam còn đề nghị phải tăng thêm tỷ lệ đại biểu ngoài đảng cộng sản, cùng với việc xuất hiện một số người trong và ngoài đảng cộng sản đã gây được cảm kích với dân chúng ra ứng cử độc lập đã làm cho không ít người phấn chấn. Nhưng cuối cùng những phát biểu chỉ là phát biểu, các đề nghị, ý kiến tâm huyết chỉ được phản hồi bằng sự im lặng, các ứng cử viên độc lập được trông đợi đều bị loại bỏ mỗi người một vẻ, ông "Hội đồng" nổi tiếng vì chất vấn với đầy đủ "vật chứng" trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân thì tự rút lui với lý do "tự thấy chưa đủ năng lực", anh giáo nghèo không quản hiểm nguy để bảo vệ đạo đức nhà giáo thì bị chính các đồng nghiệp cúi đầu loại bỏ, vị thứ trưởng trăn trở với đất đai của dân chúng thì đành phải chấp nhận từ bỏ ứng cử theo sự phân công của đảng...

Trong lúc đó vị đứng đầu đảng cộng sản, báo chí đưa tin rầm rộ được dân chúng sở tại tín nhiệm 100%, bất chấp trong đảng của ông có một bộ phận "không nhỏ" sa vào tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân một cách nghiêm trọng. Với những dấu hiệu đó, Quốc hội tới vẫn sẽ tiếp tục là nơi thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng cộng sản, cho dù cũng sẽ có những phiên chất vấn "thẳng thắn" nhưng chỉ dừng ở mức sắp lật ra cội nguồn, sẽ có nhiều bộ luật được thông qua nhưng hiệu quả thực hiện phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan cấp dưới, sẽ có nhiều dự luật đáp ứng đòi hỏi của xã hội được nằm chờ vì e ngại ý thức cộng đồng sẽ thoát khỏi sự kiềm chế của đảng, cũng vẫn sẽ có nhiều đại biểu không bao giờ phát biểu, nhiều đại biểu là thành viên chính phủ sẽ "dũng cảm" tiếp tục nhận khuyết điểm, Quốc hội vẫn sẽ không thể bãi nhiệm các "công bộc" yếu kém, thiếu trách nhiệm khi chưa có ý kiến của đảng và Quốc hội vẫn tiếp tục phải mang bảng hiệu "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất"!

Với cách tạo tác và và vận hành của Quốc hội như thế, một đảng viên cộng sản đang bi quan nhất cho số phận của đảng cũng sẽ không ngần ngại khi khẳng định quyền lợi của đảng mình sẽ được cân nhắc hàng đầu trong các chương trình nghị sự sắp tới của Quốc hội và một người dân lạc quan nhất cho vận mệnh của đất nước cũng không dám nghĩ đến Quốc hội sắp tới đưa ra các quyết định có lợi cho đất nước vượt trên sự sinh tồn của đảng cộng sản. Sẽ có người biện hộ cho rằng khả năng Quốc hội sẽ chỉ đưa ra các quyết định vừa có lợi cho đảng vừa có lợi cho đất nước hoặc có lợi cho đất nước nhưng không làm tổn hại đến quyền lợi của đảng.

Nhưng nhu cầu, lợi ích của đất nước luôn bao trùm và vượt qua quyền lợi riêng tư của bất kỳ cá nhân, đảng phái, vậy, với Quốc hội đó, làm sao đảm bảo đất nước sẽ không phải nhận phần hy sinh khi đảng cộng sản cần sự sinh tồn. Tuy nhiên, những trường hợp quyền lợi của đất nước phải hy sinh cho lợi ích của đảng sẽ là điều "tối mật" đối với dân chúng. Song, đảng cộng sản luôn khẳng định "Ngoài lợi ích của nhân dân đảng không còn lợi ích nào khác". Với giả định đó là phát biểu thực tâm của những người lãnh đạo đảng cộng sản thì người dân không thể hiểu nổi tại sao đảng cộng sản lại cứ quyết tâm duy trì cái cách tạo ra Quốc hội có hại cho đất nước như thế.

Dù giả thiết này đúng hay sai, đều chứng tỏ một đảng như thế không xứng đáng để nắm quyền lãnh đạo đất nước, đúng như những gì hiện nay đảng cộng sản đang nói là phải để người có tâm có tầm (có đức, có tài) lãnh đạo đất nước. Đã không thực tâm thì làm gì có tâm hay đức hoặc đã không nhận ra sự tai hại của một mô hình thì làm sao có thể có tầm hay tài. Còn lý luận là đảng cộng sản đã phải hy sinh nhiều trong các cuộc chiến trước đây nên xứng đáng để tiếp tục lãnh đạo đất nước thì có khác gì đảng cộng sản đã coi thường sự hy sinh của hàng triệu đồng bào ngoài đảng và đảng cộng sản đã phủ nhận lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước từ bao đời "...Đinh, Lê, Lý, Trần,..." và nếu thế sao đảng cộng sản không trao lại quyền lực cho hậu duệ, con cháu của các dòng họ vua chúa trước đây.

Việc tung tin cho rằng đa nguyên, đa đảng sẽ làm rối loạn xã hội cũng chỉ là cái cớ để lảng tránh, trì hoãn việc cạnh tranh chính trị, tung hỏa mù dư luận và trù dập những quan điểm có lợi cho đất nước nhưng ảnh hưởng tới đặc quyền đặc lợi của giới lãnh đạo đảng cộng sản. Đa nguyên và cạnh tranh là hai đặc tính cơ bản giúp cho thế giới tồn tại và phát triển, hai đặc tính đó luôn cần thiết tiên quyết cho mọi lĩnh vực muốn có phát triển vững bền. Một thực tế hiển nhiên là không có một nước phát triển hay một quốc gia thịnh vượng nào có thể chế chính trị một đảng hay đi theo "xã hội chủ nghĩa". Ngay văn kiện Đại hội X vừa qua đảng cộng sản cũng phải thừa nhận "chậm làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta", vậy tại sao chưa sáng tỏ lại không để xã hội được thảo luận, trao đổi công khai để làm sáng tỏ mà lại phủ nhận, trù dập các quan điểm, lý luận khác biệt, triệt hạ ngay cả đối với các đảng viên đồng sự của mình. Một hệ thống chính trị đã mang trong nó sự mâu thuẫn, ngụy biện và bất công thì những lời hứa của nó về đẩy lùi và xóa bỏ bất công, suy đồi trong xã hội cũng kỳ cục như ước muốn tự nắm tóc mình nhấc qua khe núi.

Vua quan triều Nguyễn gần như suốt đời chỉ quanh quẩn ở kinh thành Huế đã bị lịch sử phán xét là ấu trĩ, có tội với dân tộc khi không tin có "chiếc đèn treo ngược" để mở cửa canh tân đất nước. Vậy các vị lãnh đạo của đảng cộng sản hiện nay sẽ nghĩ gì về phán xét của lịch sử khi sống trong thời đại mà các rào cản thông tin, tri thức, kinh nghiệm của loài người đã bị "phẳng hóa" và các phi cơ chuyên biệt luôn sẵn sàng đưa các vị tới bất cứ đâu để chiêm ngưỡng, học hỏi nhưng các vị lại cho các ý kiến, các quan điểm khác với các vị là "phản động", "thù địch", "chống phá" và cứ nhất quyết bắt dân tộc phải đi theo con đường vẫn chưa "sáng tỏ".

Rõ ràng tiền đồ, vận mệnh của cả dân tộc đã và đang bị ràng buộc, kìm hãm bởi một thiểu số (đảng cộng sản hiện chỉ chiếm khoảng 4% trong đất nước 84 triệu người). Đó không phải là điều ngạc nhiên đối với một chính thể độc đảng nhưng là một trớ trêu đau đớn của dân tộc khi chế độ quân chủ đã được tuyên bố chấm dứt cách đây hơn 60 năm. Bất kể dưới góc độ nào, sự độc đoán quyền lực hiện nay của đảng cộng sản đã trở thành một ngáng trở rõ ràng trước nhu cầu phát triển của đất nước.

Khi lợi ích của cả một dân tộc phải so kè với quyền lợi của một đảng đã nói lên lòng tự trọng của dân tộc bị tổn thương trầm trọng. Khi lòng tự trọng của dân tộc đã bị thương tổn, bất kể bởi kẻ ngoại bang hay nội bang, thì sức mạnh tự tôn của dân tộc sẽ trào dâng như một phản ứng tự vệ của cơ thể Dân tộc. Sức mạnh tự tôn đó chính là nguồn lực âm thầm hun đúc các trái tim yêu nước, thúc giục những tấm lòng trăn trở với đất nước ngày càng cương trực và dám hy sinh. Những trái tim yêu nước và những tấm lòng trăn trở đã và đang tiếp tục nảy nở ở mọi giai tầng của xã hội, ở khắp các thành phần của dân tộc không phân biệt đảng cộng sản hay không đảng cộng sản. Một loạt các cá nhân yêu nước bộc trực bị bỏ tù với những cáo buộc "chống đảng", "làm lộ bí mật nhà nước", "gián điệp", "lợi dụng quyền dân chủ", "phá hoại chính sách đại đoàn kết", "tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN"...,cùng với các bày tỏ quan điểm "đa nguyên", phản đối độc đảng một cách kín đáo, hàm súc của các vị Viện trưởng, Cố vấn chính phủ, Doanh nhân giàu có, Nhà khoa học uy tín, Nhà văn nổi tiếng... dường như đang hợp lại thành một lực lượng nhằm cứu nguy cho vận mệnh Dân tộc.

Sức mạnh tri thức của thời đại số hóa và truyền thông không dây đang mở dần các cánh cửa tâm hồn đã bị bao bọc, đang dần thắp lại những ngọn lửa trí tuệ đã bị che chắn bởi những bàn tay cố tình che mặt trời. Nội lực của đất nước đang được bổ trợ bởi hàng triệu trái tim nhiệt huyết và trí óc của đống bào Việt Nam đang có mặt trên khắp hoàn cầu. Nhận thức của người dân đang dần nhận ra tiền đồ của bản thân và đất nước phải được ủy nhiệm cho một mô hình quản lý mà người dân sẽ lựa chọn "đày tớ" qua các cuộc thi tài rộng mở cho mọi con dân nước Việt, sẽ có toàn quyền bổ nhiệm hay phế truất bất kỳ kẻ "đày tớ" nào không hoàn thành nhiệm vụ. Nhận thức đã được khai mở và tiếp nối từ các bậc cha chú 80-90 tuổi đến các thế hệ con, cháu 18, 20. Từ những bức bối sơ khai "mất mùa thì tại thiên tai, được mùa thì tại thiên tài đảng ta" cho tới những "Đôi điều suy nghĩ", rồi dứt khoát "Chia tay ý thức hệ" đến những "Dự án chính trị", đề xuất "Con đường phục hưng", "Tiền đồ đất nước", "Suy tưởng"..., tiến đến những sơ khai, mầm mống đoàn thể, liên kết trong ngoài, những vận động quốc tế đa chiều, những bàn luận xuyên quốc gia về những nền tảng, giải pháp, chuẩn bị cho sự chuyển đổi thể chế một cách ôn hòa hiệu quả.

Cho dù luôn phải đối mặt với những uy hiếp, trấn áp nhưng sức mạnh tự tôn dân tộc đang âm thầm lan tỏa, khích lệ người Việt ở khắp nơi và lôi cuốn lương tri con người khắp thế giới. Thời đại đang ủng hộ và là cơ hội hiếm quý cho sự tiến bộ của Dân tộc, cho sự hội nhập chân thành của đất nước vào quĩ đạo trí tuệ của loài người, ở quĩ đạo đó những mục tiêu như WTO hay PNTR sẽ không còn là vấn đề, CPC sẽ trở nên xa lạ. Đất nước là của tất cả, Dân tộc là tất cả, sự chuyển đổi mô hình quản lý đất nước thành công ắt phải cần đến sự góp sức của tất cả con dân nước Việt, trong đó đảng cộng sản Việt nam và cả những thành viên trong "Quốc hội" hôm nay không thể không đóng một vai trò quan yếu. Bánh xe lịch sử luôn tiến về phía trước không chờ đợi ai, không dung thứ sự níu kéo, kìm hãm. Dân tộc đang hướng theo thời đại, Tiền đồ đang ở trước mắt Dân tộc, tiếc thay, giữa đó vẫn chưa là khoảng trống.

17/05/2007

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền tại Afghanistan không chỉ làm thay đổi triệt để hệ thống chính trị quốc nội mà còn tình hình an ninh khu vực và quốc tế.
Một gian thương trộn 10% đồng vào vàng rồi rao bán vàng nguyên chất sẽ bị bỏ tù về tội lừa đảo. Nhà nước in tờ giấy bạc 100 đồng nhưng giá trị chỉ còn lại 90 đồng nhưng lại gọi là 10% lạm phát (inflation, tức là tiền mất giá.) Nếu bạn đọc thay vì mua tivi 32 inch năm nay chờ thêm 2 năm mua tivi 50 inch lớn hơn, đẹp hơn mà giá lại rẻ hơn thì gọi là giảm phát (deflation, tức là hàng hóa mất giá.)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên. Cây phong đầu ngõ lại chuẩn bị trổ sắc đỏ ối như mọi năm. Người đi xa từ những mùa thu trước, sẽ không trở về. Những người bạn lâu không gặp, thư gửi đi bị trả lại, nhắn tin điện thoại không thấy trả lời. Có lẽ cũng đã ra đi, không lời từ biệt. Đã có những cuộc ra đi rất lặng lẽ từ gần hai năm qua, không chỉ ở nơi đây, mà ở khắp toàn cầu. Ra đi bất ngờ, ra đi nhanh chóng. Không hoa tang. Không lễ nghi tôn giáo. Không lời ai điếu. Những túi bọc thi thể chất vội vào những thùng xe đông lạnh. Những thi hài quấn vải hoặc cuộn trong manh chiếu được chất trên những giàn củi, hỏa thiêu. Những chiếc quan tài được chôn lấp vội vàng trên đất công, với bia mộ đơn giản, không hình ảnh, ghi tên tuổi của một người già bệnh hay một người trẻ cường tráng, một người quyền quý hay một người bần cùng vô danh… Tất cả những người ra đi ấy, từ những nơi chốn khác nhau, thành thị hay
Hoá ra không phải chùm khế nào cũng ngọt. Quê hương, đôi khi, cũng thế. Cũng chua chát và đắng nghét đối với rất nhiều người mà tôi (chả may) là một. Cùng cả triệu dân Việt khác, tôi cũng đã có lúc hốt hoảng đâm sầm ra biển (dù không biết bơi) khi tóc hãy còn xanh. May mắn, tôi thoát chết. Lên lại được bờ, tôi đi lang thang tứ xứ cho mãi đến khi tóc đã đổi mầu nhưng vẫn chưa bao giờ trở về cố lý. Có kẻ tưởng là tôi chảnh, có mới nới cũ, có trăng quên đèn, quên cả cố hương. Không dám chảnh đâu. Tôi bị chúng “cấm cửa” mà!
Dù vậy, tôi vẫn cũng còn có đôi chút suy nghĩ lăn tăn. Hay nói theo ngôn ngữ của thi ca là vẫn (nghe) “sao có tiếng sóng ở trong lòng.” Chúng ta có nhất thiết phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để tạo nên một đống bùn bẩn thỉu nhầy nhụa như hiện tại không?
Một sự trùng hợp về thời gian 20 năm trong chiến tranh Việt Nam đã lập lại ở Afghanistan vào ngày 15/08/2021 với hình ảnh chiếc trực thăng di tản người Mỹ chạy thoát từ nóc Tòa Đại sứ Mỹ trong lúc phiến quân Taliban đã chiếm dinh Tổng thống không tốn một viên đạn, ngay sau khi Tổng thống Ashraf Ghani bỏ trốn ra nước ngoài.
Mùa Vu Lan hiếu hạnh – báo ân cha mẹ – là truyền thống lâu đời của người con hiếu thảo nhưng làm sao tạo được một cơ hội chia sẻ, an ủi và liên tưởng đến mặt phản diện của những đứa con bất hiếu chưa gặp duyên lành để biết ăn năn sám hối trở về với cha mẹ.
Nhận định của một số giới chức quân sự và chính trị cho đó là thất bại về tình báo từ phía Hoa Kỳ đã đánh giá sai về bộ đội cộng sản Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam, nay lại sai về quân Taliban ở Afghanistan khiến Mỹ phải vội vàng di tản. Hình ảnh máy bay trực thăng di tản người Mỹ và những người đã hợp tác với Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn cuối tháng Tư 1975 và ngày 15/8 vừa qua ra khỏi Kabul sẽ còn in dấu trong tâm thức người Mỹ và dư luận thế giới trong nhiều năm.
Trên Bloomberg Opinion ngày 26 tháng 04 năm 2021, một trong hai tác giả là Cựu Đô đốc James G. Stavridis, trình bày kịch bản này trong bài “Four Ways a China-US War at Sea Could Play Out” mà bản dịch sau đây sẽ giới thiệu. Theo Stavridis,“bốn điểm nóng” mà Hải quân Trung Quốc có khả năng tấn công là eo biển Đài Loan, Nhật Bản và Biển Hoa Đông, Biển Hoa Nam và các vùng biển xa hơn xung quanh các nước Indonesia, Singapore, Australia và Ấn Độ. Nhưng nguy cơ cao nhất là Đài Loan.
Đó là lý do cần nhắc sơ lại Hòa Ước Doha 2020, bởi nếu xem chính phủ Afghanistan là một "đồng minh" của Hoa Kỳ thì đồng minh này đã bị phản bội và bức tử ngay tháng Hai năm 2020 theo sau Hòa Ước Doha của nội các Donald Trump ký với Taliban chứ không phải hôm nay. Liệu có cần nhắc lại hòa đàm Paris vào năm 1973 đã dẫn đến sự sụp đổ báo trước của miền Nam Việt Nam vào tháng Tư năm 1975? Và giới sử gia thường nhắc lại vai trò của tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger trong việc bỏ rơi Nam Việt Nam chứ không phải tổng thống Gerald Ford, vị tổng thống Mỹ đương nhiệm năm 1975.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.