Hôm nay,  

Cộng Đồng Tị Nạn Là Thành Phần Nào?

22/11/201000:00:00(Xem: 13472)

Cộng Đồng Tị Nạn Là Thành Phần Nào"

Trang Hien Vo
Chỉ trong mấy ngày gần đây, cọng đồng Việt-Nam tại California xôn xao với những tin tức được truyền ra theo đó chính trị gia và giới chức hành pháp ở San Francisco bao gồm ông Thị Trưỡng San Francisco Gavin Newsom, vị Phụ Tá Chủ Tịch Thượng Viện California Leland Y Yee và ngay cả ông Thống Đốc California Arnold Schwargenegger đã gởi văn thư  cho tòa Lãnh Sự  CSVN tại San Francisco, chúc  mừng ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 năm 2009 của nước này.
Trên phương diện công pháp quốc tế cũng như ngoại giao, các văn thư chúc mừng khen ngợi, đánh bóng  chế độ, lãnh tụ các quốc gia khác là chuyện thường tình trong chính trị.  Nhưng ở đây có chuyện khác biệt:  văn thư đã xữ dụng và khen tặng cọng đồng tị nạn Việt-Nam như là những thần dân của chế độ CSVN, một “bán đứng” danh nghĩa của cọng đồng và rất hợp với nghị quyết 36 trong chính sách việt kiều.
Tôi đã đọc email, những văn thư của các chánh khách trên cũng như đã xem qua 7 video clips của 2 ông Đỗ Vinh và Ngô Kỷ trình bày.  Danh từ các chính khách Hoa Kỳ này xữ dụng rất rõ ràng :người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American).   Như ai cũng biết: cọng đồng người Mỹ gốc Việt là cọng đồng của những Việt người tị nạn cọng sản, di tản trong những ngày cuối cùng của chế độ VNCH, là những thuyền nhân trong suốt 20 năm (1975 -1995), là những người được chính quyền Hoa Kỳ cho đi trong chương trình di trú nhân đạo (HO) và những thân nhân đuợc các người đã tị nạn trước đó bão lảnh.  Dĩ nhiên nhân viên của tòa đại sứ CSVN, du học sinh cũng như những điệp viên, cán bộ cộng sản nằm vùng được gởi theo các đoàn tị nạn này, đang sống âm thầm không thể kể vào cọng đồng tị nạn được.
Thật không thể tin được đây là 1 lầm lẩn hành chánh ở cấp bang giao quốc tế mà thường những văn thư như thế này phải được nghiên cứu kỹ càng...  Tôi chia sẻ những xúc động của ông Ngô Kỷ khi ông đọc to văn kiện vinh danh cờ vàng 3 sọc đỏ theo sau đó là văn thư của ông Thống Đốc gởi Tòa Lảnh Sự CSVN ở San Francisco ca ngợi những đóng góp của cọng đồng người Mỹ gốc Việt nhân ngày Quốc Khánh 2009 của CSVN.  CSVN đang chơi trò chơi gì"  Không thể phân hóa, mua chuộc cọng đồng tị nạn, họ “chơi” ở cấp cao hơn:  nhờ chính quyền Mỹ đội cái nón cờ đỏ sao vàng cho cọng đồng tị nạn này"
Cách đây không lâu, cơ quan khai thuế IRS cho phát hành “cẩm nang” khai thuế cho người Việt và đã lầm lẫn dùng cờ đỏ sao vàng như là ký hiệu.  Họ đã phải thu hồi tất cả các ấn loát tính cho phát hành rộng rãi sau khi cọng đồng chúng ta nhất tâm phản đối.  Giờ đây, chúng ta có thể làm gì để yêu cầu Thống Đốc Cali cũng như những chính khách Hoa Kỳ giải thích những sự kiện này" – cũng như ngăn chận không cho nó tiếp tục phát triển trong tương lai" 


35 năm trước đây, để thỏa hiệp với Trung Cộng, Hoa Kỳ đã bỏ rơi VNCH.  Giờ đây, trở lại Việt-Nam để chận đứng sự bành trướng khó kiểm soát của Trung Cộng, họ có phải hay sẽ thỏa hiệp như thế nào với nhà cầm quyền CSVN" Để xóa bỏ những dấu tích của tội ác, CSVN đã từng áp lực các nước Mã Lai, Indonesia, Phillipine đục bỏ các di tích của thuyền nhân tại các quốc gia này.    Giữa quyền lợi của nước Mỹ và những giá trị đạo đức mà họ thường quảng bá, họ sẽ chọn cái gì"  Người ta còn nhớ trong lần đầu công du Trung Quốc bà Ngoại Trưỡng Hoa Kỳ đã nhắn gởi trước là sẽ không nói chuyện nhân quyền.  Còn đối với Việt-Nam " - Nếu chỉ vì quyền lợi thì như  lời của 1 bình luận gia người Mỹ đã nói gần đây cho những chính khách này:  Thật ra người Mỹ cần Cộng Sản Việt-Nam hay Cộng Sản Việt-Nam cần người Mỹ hơn"  Nếu Cộng Sản Việt-Nam cần sự trở lại của người Mỹ hơn thì họa chăng lập luận của một số người cho rằng sự trở lại này sẽ có lợi cho công cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ Việt-Nam như người Mỹ có thể gây áp lực với nhà cầm quyền này.  Còn nếu ngược lại thì cọng đồng tị nạn Việt-Nam phải chuẩn bị cho 1 phản công mà cộng sản đã chờ đợi từ lâu bởi vì những gì người Mỹ phải làm trước hết là vì quyền lợi của họ.  Nếu vẫn còn không thấy điều đó thì chỉ tại người Việt-Nam tị nạn ưa mơ mộng mà thôi.
Tôi không quen ông Ngô Kỷ, ông Đổ Vinh, cũng chưa từng nói chuyện  với 2 ông này và cũng không biết những “tham vọng” chính trị nếu có của 2 ông.    Nhưng có thể nào chỉ dưới lá cờ tị nạn chúng ta gạt bỏ những khác biệt chánh kiến để đấu tranh cho tiếng nói thống nhất của chúng ta trên phần đất tự do cuối cùng này"  Chúng ta đã học được bài học gì trong các vận động của người Việt qua cuộc bầu cử vừa qua"  Ngay cả với sự đồng thuận tuyệt đối (12%), cọng đồng người Việt tại Nam Cali chúng ta cũng phải vất vả để có tiếng nói trước 62% của cọng đồng người Mễ và các cọng đồng còn lại.  Khác với các cọng đồng khác, cọng đồng tị nạn Việt-Nam không được yểm trợ của mẫu quốc mà ngược lại còn phải chiến đấu cho sự sống còn độc lập của mình.  Cho nên con đường phát triển của cọng đồng tị nạn Việt-Nam quả là cam go, phải gặp nhiều khó khăn hơn các cọng đồng khác, kể cả cọng đồng Do Thái. 
Giờ đây đã rõ ràng người Việt tị nạn không chỉ đơn giản chấp nhận 1 cuộc sống an phận trên vùng đất tự do này mà được.  Chế độ CSVN, cho đến ngày tàn lụi, sẽ không bao giờ tha thứ cho sự hiện diện của thành phần này.  Đó là một ung nhọt mưng mủ rất khó chịu trong tâm hồn của những người CSVN và là một hình ảnh đầy phản cảm của chế độ dưới quan sát của quốc tế.  Đó là tại sao họ họ phải tốn công triệt hạ các di tích tị nạn trên các quần đảo xa xôi ở Đông Nam Á.  Có thể nào người Việt tị nạn tiếp tục “ngây thơ” diễn dịch nghị quyết 36 qua những danh từ cao đẹp và giới hạn của nó" - Nếu vậy thì quả là “35 năm, 1 bài … không chịu học”! 
Giờ đây, là công dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, người Việt tị nạn có thể yên thân sống với những thành tựu nho nhỏ của mình và gia đình mình, cho dù ở San Francisco đang treo cờ gì hay đang đội cho họ cái mũ màu gì"  Có thể nào thành quả đã được thế giới biết đến của người tị nạn Việt-Nam đành phải “chào thua” trước những thỏa mãn dừng lại và những phân hóa đi từ bản chất(")  cũng như những vận động khuấy phá của CSVN đang âm mưu bôi xoá những di tích nhân bản này của loài người"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 30-3-2007, tại tòa án Huế, linh mục Nguyễn Văn Lý bị một viên công an bóp miệng không cho phát biểu ý kiến. Ngày 30-4-2007, đài BBC (London) loan tin
Ở phần I người viết đã trình bày rõ ràng lời kêu gọi của ông Võ Văn Kiệt xóa bỏ quá khứ hận thù quốc cọng rất phiến diện, không giải quyết rốt ráo toàn bộ vấn đề
Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát động từ ngày 3/2/2007 tự dưng biến thành bản tự thú bất lực của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôi đối thoại trên vị trí phân ranh giai cấp vô sản hay không vô sản. Đã đến lúc, cây tầm vông vạt nhọn chấm dứt nhiệm vụ lịch sử
Có không biết bao nhiêu thơ, nhạc, ca dao ca ngợi tình mẹ thương con bao la như trời cao biển rộng. Trên đời này có lắm kỳ quan
Tôi may mắn đi qua cuộc chiến với ít thương tổn. Cuốn hút hòa nhập vào giai đoạn phức tạp sau chiến tranh, tôi suy ngẫm để xây dựng
Mặt Trận Tổ Quốc đã làm xong hiệp thương vòng 3. So sánh kết quả những người tự ứng cử trong tổng số ứng cử viên
Việt Nam với Trung Quốc núi liền núi sông liền sông. Cha ông ta nói "bán anh em xa, mua láng giềng gần", với nước láng giềng cận kề này
Nhân ngày 30/4/2007 ông Võ Văn Kiệt nguyên thủ tướng nước CHXHCNVN đã có cuộc trả lời phỏng vấn
Từ đầu năm đến nay, chỉ số chứng khoán VN-Index tại Việt Nam đã sụt khỏi đỉnh hơn ngàn điểm và chưa biết đến đâu mới là đáy
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.