Hôm nay,  

Cứu Nguy Toàn Cầu

2/26/200900:00:00(View: 5459)

Cứu nguy Toàn cầu

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
...điều kiện ngặt nghèo của IMF lại gây hậu quả bất ổn chính trị...
Ngày 22 vừa qua, từ cả hai góc Âu-Á của địa cầu, các quốc gia tới tấp hội họp để tìm giải pháp cứu nguy kinh tế. Đông Á có hội nghị các Bộ trưởng Tài chính của khối ASEAN +3 ở Phuket tại Thái Lan, với đề nghị thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chung cho 13 quốc gia. Tại Berlin thuộc Đức, lãnh đạo sáu nước Âu châu trong nhóm G-20 thì đề nghị cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu và cấp thêm vốn hầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF có thể cứu nguy kinh tế Âu Châu. Mục Diễn đàn Kinh tế đài RFA tìm hiểu về các cuộc vận động ấy qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, do Việt Long thực hiện sau đây...
Hỏi 1: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Ngày Chủ nhật 22 vừa qua đã có hai hội nghị cùng tiến hành tại Á châu và Âu châu nhằm tìm ra giải pháp cứu nguy kinh tế toàn cầu. Đó là thứ nhất hội nghị cấp Bộ trưởng Tài chính của 10 quốc gia thuộc Hiệp hội ASEAN và ba đối tác Đông Bắc Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn gọi là khối ASEAN+3. Thứ hai là hội nghị cấp lãnh đạo sáu cường quốc kinh tế Âu châu nhằm thống nhất hành động trước thượng đỉnh của nhóm G-20 tới đây tại London.
Dư luận theo dõi các nỗ lực ấy từ cả hai góc Âu Á của địa cầu trước những chấn động tài chính hiện nay nên tiết mục chuyên đề của chúng ta đề nghị ông trình bày cho bối cảnh của vấn đề trước khi ta có thể biết thêm về nội dung và kết quả.
- Trước hết, xin hãy nói về hội nghị các Bộ trưởng Tài chính Á châu tại Phuket của Thái Lan. Tháng Bảy năm 1997, biến động hối đoái tức là ngoại hối tại Thái Lan đã gây khủng hoảng cho toàn khu vực trong các năm 1997-1998. Rút kinh nghiệm ấy, Nhật Bản đề nghị giải pháp ngăn ngừa là hợp đồng giao dịch ngoại tệ giữa hai nước, gọi là "currency swap". Đó là Sáng kiến Miyasawa, là tên ông Bộ trưởng Tài chính Nhật thời đó. Qua tháng Năm năm 2001, các nước Đông Nam Á khai triển sáng kiến ấy thành Sáng kiến Chiang Mai, tên địa danh của hội nghị tại Thái Lan nhằm mở rộng các hợp đồng giao dịch giữa các nước ASEAN với ba đối tác Đông Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn. Khi vụ khủng hoảng tài chính bùng nổ năm ngoái, các nước Đông Á đã nâng định mức hợp tác lên 83 tỷ đô la. Tại hội nghị Phuket tuần qua, họ còn tiến xa hơn, đó là tăng mức hợp tác thêm 50% lên tới 120 tỷ đô la và nghiên cứu việc thành lập một quỹ cứu trợ đa phương bằng ngoại tệ cho toàn khu vực thay vì là qua từng hợp đồng song phương giữa hai quốc gia với nhau. Đây là một tiến trình xoay chuyển kéo dài từ cả chục năm...
Hỏi 2: Đó là về phía Á châu. Còn về Âu châu thì thượng đỉnh tuần qua tại Berlin đã tính sao"
- Tại thượng đỉnh Berlin thì lãnh đạo Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Hoà Lan muốn tiến tới một lập trường thống nhất của các nước Âu Châu trong nhóm G-20 về hai đề mục chính. Thứ nhất, phải tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp đầu tư tài chính như "quỹ đối xung" - hedge funds - để tránh những rủi ro quá lớn trên thị trường toàn cầu. Thứ hai, tăng vốn gần gấp đôi cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, khoảng 250 tỷ đô la, hầu định chế này có thể cấp cứu các nước gặp nạn tại Âu Châu, nhất là các nước "tân hưng", mới nổi, của Đông Âu.
- Nhìn như vậy thì Đông Á lo cho hiệu ứng khủng hoảng cho một số quốc gia Á châu, còn Âu Châu thì nghĩ đến hậu quả dội ngược từ Đông Âu về Tây Âu. Nhưng cả hai phía đều đang muốn tiến tới một giải pháp phối hợp đồng bộ giữa các nước với nhau. Tại Đông Á, khối ASEAN+3 chuẩn bị sáng kiến cho thượng đỉnh ASEAN sắp tới tại Han Nin gần Bangkok, nếu như Thái chưa loạn vì tranh chấp nội bộ. Sau đó, họ trình bày đề nghị tại thượng đỉnh tháng tới của nhóm G-20 và hội nghị tại Bali thuộc Indonesia vào tháng Năm. Tại Âu Châu, các nước cũng sẽ đưa dự án này vào nghị trình của thượng đỉnh nhóm G-20. Đó là về bối cảnh chung.
Hỏi 3: Đi vào cụ thể thì đề nghị của phía Đông Á gồm có những gì"
- Từ nguyên thủy, ba nước đối tác Đông Bắc Á của khối ASEAN tại Đông Nam Á đã mở rộng thể thức giao dịch ngoại tệ bằng loại hợp đồng song phương là currency swap. Theo thể thức này thì hai quốc gia cam kết với nhau là nếu đồng bạc xứ này bị mất giá và có thể gây khủng hoảng ngoại hối thì nước kia sẽ cung cấp ngoại tệ theo một số điều kiện đôi bên định trước để ngừa biến động. Đó là sáng kiến của Nhật về sau được các nước khai triển thêm, với số lượng cam kết song phương gia tăng liên tục, mức cuối là hơn 80 tỷ vào mùa Thu năm ngoái.
- Bây giờ, khi nhiều nước Đông Á như Nam Hàn, Malaysia hay Indonesia đều bị chấn động vì đồng bạc mất giá quá nhanh, họ nghĩ đến việc nâng cao định mức lên 120 tỷ. Nhưng tại Phuket tuần rồi, các nước Đông Á không chỉ nghĩ đến lượng là tăng số tiền cam kết với nhau, mà còn tính đến phẩm, là lập ra quỹ cứu trợ ngoại hối cho toàn khu vực, theo đó xứ nào bị nạn thì sẽ được trợ giúp. Về phần đóng góp cho quỹ này thì trên nguyên tắc Nhật Bản, Trung Quốc và Nam Hàn sẽ châm vào 80%, năm xứ phát triển nhất ASEAN, là Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan, thì mỗi nước sẽ tham gia khoảng ba tỷ rưỡi đô la. Năm nước còn lại là  Brunei, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam sẽ chung nhau gánh sáu tỷ rưỡi sau cùng. Riêng Thái Lan còn muốn đề nghị trị giá quỹ này là 350 tỷ đô la nhưng đấy mới chỉ là đề nghị thôi.


Hỏi 4: Nếu phân tích kỹ thì kế hoạch cấp cứu Đông Á này có hy vọng thành công hay không"
- Tổng sản lượng GDP của 13 quốc gia Đông Á đó lên tới 10 ngàn tỷ đô la một năm, sau 14 ngàn tỷ của kinh tế Mỹ và 15 ngàn tỷ của khối Âu Châu. Rút tỉa bài học khủng hoảng từ thời 1997, các nước đều lập khối dự trữ ngoại tệ rất cao. Ba nước ngoài ASEAN hiện có tới hơn ba ngàn tỷ đô la, kể thêm lượng tiền của 10 nước ASEAN thì cũng là đáng kể. Kinh nghiệm thứ hai là khi bị khủng hoảng mà cần Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cấp cứu thì điều kiện ngặt nghèo của quỹ này lại gây hậu quả bất ổn về chính trị, cho nên đề nghị của Đông Á thực sự là giải pháp trợ giúp lẫn nhau mà không bị những ràng buộc khắt khe như của quỹ IMF. Với hoàn cảnh cạn kiệt thanh khoản hiện nay của nền kinh tế Tây phương, là Mỹ và Âu Châu, thì Á Châu có dư tiền đối phó. Vì vậy nội dung cấp cứu Đông Á còn hàm ý tách rời khỏi sự chi phối của IMF và các nước Âu-Mỹ.
- Tuy nhiên, và đây là mặt trái của vấn đề, hàng ngày, số giao dịch ngoại hối của các nước lên tới từ ngàn rưởi đến một ngàn sáu trăm tỷ đô la. So sánh thì quỹ dự trữ 120 thật ra rất nhỏ. Nếu chỉ một vài nước bị khủng hoảng về ngoại tệ thì còn cứu được, chứ cả khối mà bị chấn động thì 120 tỷ quả là không đủ và càng giàng với nhau thì càng dễ chết chìm với nhau.
- Ngoài ra, từ thể thức hợp tác song phương với các hợp đồng đổi chác ngoại tệ gọi là currency swap tới một thể thức đa phương, các nước Đông Á phải mất thời giờ nghiên cứu thể thức áp dụng là chuyện không dễ phối hợp. Chẳng hạn, Philippines thì dè dặt với sáng kiến đó vì đang chờ đợi được Ngân hàng Thế giới và IMF cứu trợ với 10 tỷ đô la. Cho nên đây là dự án không dễ thành hình ngay, khi mà khủng hoảng đã de dọa nhiều nước trong cuộc.
Hỏi 5: Bước qua Âu Châu thì đề nghị cụ thể của các nước Âu Châu là gì"
- Các nước mạnh nhất Âu Châu thì muốn tiến tới một lập trường thống nhất cho toàn khối trước thượng đỉnh G-20 vào ngày hai tháng Tư tới đây tại London. Nhóm G-20 này gồm 19 quốc gia có trọng lượng nặng nhất về kinh tế, cộng thêm Liên hiệp Âu Châu mới ra con số 20.
- Nếu các nước Đông Á e ngại khủng hoảng ngoại hối bùng nổ tại Nam Hàn hay Đông Nam Á thì về phần Âu Châu, các nước Tây Âu lại sợ khủng hoảng bùng nổ từ các nước "tân hưng" mới nổi từ Đông Âu sẽ dội về hệ thống ngân hàng Tây Âu. Vì vậy, họ đề nghị tăng cường kiểm soát thị trường đầu tư và tài trợ trong tương lai nhưng ý kiến chính là cấp thêm vốn cho quỹ IMF có thể kịp thời cấp cứu các nước bị nạn. Nếu không, từng nước Tây Âu và nhất là Đức, sẽ phải nhảy vào trước khi khủng hoảng lan rộng hơn. Đề nghị tăng viện cho IMF vì vậy dễ được các nước ủng hộ vì cho tới nay định chế này đã thực tế giăng lưới cấp cứu nhiều nước trong cuộc, như Hungary, Iceland, Latvia, Serbia và nhất là Ukraine. Nói cho dễ hiểu thì các nước Âu Châu muốn bơm thêm nước cho định chế chữa cháy là IMF.
Hỏi 6: Nhưng liệu định chế này có khả năng chữa lửa hay không"
- Về kinh nghiệm, IMF có thừa khả năng miễn là họ rút tỉa được bài học của những liều thuốc đổ bệnh trong quá khứ như đòi tăng lãi suất, giảm chi hay tư nhân hoá hệ thống sản xuất. Chính vì liều thuốc đổ bệnh ấy mà Đông Á e ngại và lập ra định chế cấp cứu khác là sáng kiến họ đưa ra tuần qua. Lồng bên dưới, Nhật Bản hay Trung Quốc và nhiều xứ Đông Á khác cũng muốn nhân dịp này giảm bớt vai trò quá mạnh của Hoa Kỳ và Âu Châu trong tổ chức IMF.
- Về khả năng tài chính thì IMF hiện đang tung tiền cấp cứu chín quốc gia, trong đó có sáu nước Âu Châu và thật sự đang có nỗ lực gây vốn, ở vào khoảng 140 tỷ đô la tính đền tuần qua. IMF quả là đang cần thêm tiền và cần sớm để cấp cứu nhiều nền kinh tế Đông Âu đang bị nguy cơ khủng hoảng. Cuối cùng thì việc tăng vốn đó có hy vọng thành công vì các nước Âu Châu đều lo sợ cháy nhà từ hàng xóm sẽ gây họa cho mình.
Hỏi 7: Suốt giai đoạn ấy, khi khối Á Châu và Âu Châu tới tấp họp hành, người ta không nghe nói gì đến Hoa Kỳ. Trong vụ khủng hoảng này, Hoa Kỳ có thể làm được gì để cấp cứu xứ khác và nhân đó gia tăng ảnh hưởng của mình"
- Hoa Kỳ gây thất vọng lớn vì nội bộ còn bất định về vấn đề riêng, từ kế hoạch kích thích kinh tế tới chương trình cứu trợ gia cư hay kỹ nghệ xe hơi Mỹ và việc tiết giảm bội chi ngân sách vì tăng chi để kích cầu kinh tế. Tuần trước, nhân dịp Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm viếng Jakarta, bà Bộ trưởng Tài chính Indonesia gợi ý với Mỹ là nên ký kết một hợp đồng đổi chác ngoại tệ để cứu nguy đồng rupiah của xứ này mà chưa thấy có trả lời. Một dự án vài tỷ đô la thật ra không lớn và cũng có khả năng cấp cứu giới hạn nhưng ít ra chứng tỏ là Hoa Kỳ quan tâm đến nỗi lo của Đông Á trong khi Tây Âu đang lo về Đông Âu. Vậy mà chưa thấy lãnh đạo Hoa Kỳ chú ý đến chuyện này. Ta sẽ phải theo dõi xem bao giờ Hoa Kỳ sẽ quan tâm đến chuyện này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dân Việt không phải là tù nhân của địa lý. Họ được thừa hưởng cả một giang sơn xinh tươi, phong phú và giầu đẹp cơ mà. Rõ ràng: họ là những tù nhân chính trị bị giam hãm trong một chế độ lười biếng, ngu tối, tham lam, thối nát, và hèn nhát nên những kẻ nắm quyền không chỉ “hưởng lợi trời cho” bằng cách bán sạch tài nguyên (cùng nhân lực) để ăn mà còn sang nhượng cả lãnh thổ, lãnh hải và biển đảo để đổi lấy quyền lợi cùng sự an thân...
Trong bài phát biểu kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày giữa Chủ tịch nhà nước Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm tháng Ba vừa qua, Tập bảo Putin: “Ngay lúc này đây, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng thấy trong suốt trăm năm qua, và chúng ta cùng nhau đẩy mạnh sự thay đổi ấy.” Hiển nhiên, không ai kỳ vọng Tập sang Moskva gặp Putin để thuyết phục Putin chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược phi chính nghĩa ở Ukraine, hầu trả lại hòa bình cho xứ sở đó. Không, không ai ngây thơ đến độ cả tin như thế. Ngược lại là đằng khác, vì Nga càng có mặt lâu dài ở Ukraine, Trung quốc càng có lợi, càng “thừa nước đục thả câu.”
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đã đến New York vào thứ Tư 29 tháng 3, khởi đầu cho chuyến thăm kéo dài 10 ngày, mà theo bà nhằm mục đích gặp gỡ và củng cố quan hệ với các đối tác hợp tác dân chủ.
Năm 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh giác về tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị" của một bộ phận Thanh niên, nhưng 6 năm sau vấn đề suy thoái tư tưởng mới được “khắc phục một bước”. Tại sao lại chậm rùa bò như thế?
Có lẽ cũng không “êm ả” lắm đâu nhưng vẫn đỡ “sốc” hơn là cuộc sống trong một quốc gia Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc mà mọi người buộc “phải ngậm chặt miệng để giữ lấy sinh mạng” – theo như nguyên văn lời của nhà thơ Thái Hạo khi viết về loài cuốc, một giống chim đang dần tuyệt chủng tại Việt Nam!
Cách nay hơn một năm, hôm 4 tháng 02/22, Putin tới Bắc Kinh thăm Xi để xác nhận thêm một lần nữa mối hữu nghị « không biên giới » giữa hai người. Có lẽ vì xúc động mà Xi đã gọi Putin là « người bạn tốt nhất » của mình...
Ngay tại Việt Nam mà qui vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ...
Đảng CSVN tìm mọi cách để cổ võ dân đọc báo đảng, nhưng họ lại tìm vào mạng xã hội nhiều hơn. Đây là mối lo không nhỏ của lãnh đạo đảng mà còn của báo chí, vì thị trường thương mại và ảnh hưởng trong dư luận đã bị chia phần. Tình trạng này đã đươc thảo luận tại 3 ngày Hội báo Toàn quốc, được tổ chức tại Hà Nội từ 17 đến 19/3/2023.
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington. Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy, xem chừng, thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.