Hôm nay,  

60 Năm Tuyên Ngôn Và Nhân Quyền Tại Việt Nam

12/12/200800:00:00(Xem: 5490)
60 Năm Tuyên Ngôn Và Nhân Quyền Tại Việt Nam
Trần Hùng
Tháng 12 năm nay, nhân loại kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ban hành vào ngày 10-12-1948 trong bối cảnh hoang tàn của thế giới sau trận đệ nhị thế chiến, văn kiện này đã xác định rõ rằng việc bảo đảm những quyền căn bản của con người là hành động thiết yếu để tôn vinh nhân phẩm, và đồng thời, việc tôn trọng nhân quyền cũng là yếu tố cần thiết để bảo vệ công lý và hoà bình trên thế giới, tránh cho nhân loại cảnh tàn phá thảm khốc như vừa phải trải qua. Cho đến nay, bản Tuyên Ngôn này vẫn được coi là mẫu mực cho việc bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, mặc dù nó đã được gần 200 nước hội viên của Liên Hiệp Quốc cam kết tôn trọng, nhưng tại một số quốc gia, những quyền căn bản của con người vẫn bị chà đạp một cách có hệ thống và trường kỳ, mà Việt Nam được coi là một trường hợp điển hình.
Khi gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 1977, CSVN đã cam kết tôn trọng bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, nhưng trên thực tế, người dân Việt Nam chưa hề được hưởng bất cứ một quyền căn bản nào như đã được minh định trong văn kiện nói trên. Những quyền đó được nêu lên một cách tổng quát như tại Điều 3: "Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân", hay Điều 7: "Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt". Bản Tuyên Ngôn cũng nêu lên một số hành động cụ thể như tại Điều 5: "Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục", hoặc Điều 9: "Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán", hay Điều 12: "Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình", hoặc Điều 17: "Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán".
Đề cập đến đời sống tinh thần của con người, bản Tuyên Ngôn minh định về khiá cạnh tôn giáo trong Điều 18: "Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo", và về khiá cạnh chính trị như trong Điều 19: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm", và Điều 20: "Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội". Đặc biệt, bản Tuyên Ngôn còn đề cập cả đến việc tham gia điều hành đất nước như trong Điều 21: "Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do".
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền còn minh định rất nhiều chi tiết khác liên quan đến những quyền căn bản mà bất cứ người dân nước nào, ở đâu, cũng có quyền được hưởng. Tuy nhiên, mới chỉ duyệt qua một vài Điều nói trên, người ta đã thấy nhân quyền của dân Việt đã bị CSVN tước đoạt trắng trợn.
Đã có rất nhiều trường hợp đất đai của người dân hay các đoàn thể tôn giáo bị chính quyền cộng sản cưỡng chiếm. Không giáo hội nào không bị cộng sản cướp đoạt nhà thờ, chùa chiền, tu viện, hay trường học, nhà thương... Không miền nào không có những dân oan bị cướp đoạt nhà cửa, ruộng vườn, đất đai... Đó mới chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chính sách ăn cướp của cộng sản Việt Nam. Nếu phải bổ túc, sẽ cần một danh sách rất dài, kể cả việc cống nạp đất đai của cha ông cho ngoại bang, hay đàn áp những người yêu nước... Chính sách này đã kéo dài nhiều thập niên...
Tuy nhiên, cũng trong thời gian dài đó, CSVN đã luôn luôn gặp phải sự chống đối mạnh mẽ, và cho đến nay, những dấu vết rõ rệt của một chế độ bị quốc tế khinh miệt và người dân bất tuân phục đã thể hiện rõ rệt qua 2 sự kiện mới nhất vừa xẩy ra.
Sự kiện thứ nhất là việc Nhật Bản tạm ngưng viện trợ ODA cho Việt Nam. Tại Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam diễn ra ở Hà Nội vào đầu tháng 12, Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba tuyên bố "ngưng các khoản viện trợ ODA của Nhật trong thời gian tới cũng như đông lạnh ngân khoản 700 triệu đô la đã được chuẩn cấp". Đây là phản ứng cương quyết của Nhật Bản trước những vụ tham nhũng trắng trợn của CSVN PMU18 và PCI. Đây cũng là lần đầu tiên một quốc gia cấp viện trợ cho Việt Nam đã lấy một quyết định mạnh mẽ như vậy, đặc biệt Nhật Bản là nước đứng đầu trong số những quốc gia cấp viện cho Việt Nam hàng năm.
Nếu nhớ lại vào giữa tháng 11 vừa qua, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ họp thứ 4 của quốc hội bù nhìn đã hứa hẹn "sẽ xử lý vụ PCI, làm rõ tới đâu, xử lý tới đó", và vào cuối tháng 11 chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết khi tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC 16 tại thủ đô Lima, Peru đã hội kiến với thủ tướng Nhật Bản Taro Aso và cam kết "kiên quyết chống tham nhũng và sẽ làm rõ các nghi vấn liên quan đến vụ Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) hối lộ quan chức VN để xử lý nghiêm khắc", thì quyết định ngày hôm nay của Nhật ngầm cho hiểu rằng họ coi lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ là những tên ăn cắp và nói dối... Trên web-site của đài BBC khi loan tải tin tức này, đã có rất nhiều độc giả trong nước bầy tỏ ý kiến hoan nghênh quyết định của chính phủ Nhật Bản. Điều này cho thấy người dân trong nước biết rõ hơn bao giờ hết lãnh đạo CSVN đã làm ô uế danh dự của nước Việt Nam, và cương quyết không để đảng cộng sản đồng hoá với dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh một khối dân tộc đoàn kết đối đầu với chế độ độc tài còn rõ ràng hơn qua việc CSVN xử án 8 giáo dân Thái Hà hôm đầu tuần. Những người này bị truy tố về 2 tội danh "huỷ hoại tài sản" và "gây rối trật tự công cộng" trong vụ cầu nguyện đòi lại đất đai của giáo xứ bị nhà nước chiếm đoạt. Phiên toà đã phải thực hiện trong cái thế tiến thoái lưỡng nan của nhà nước cộng sản, và tất cả những gì diễn ra quanh phiên toà này lại chính là một bản cáo trạng đối với chế độ độc tài.
Trước tiên với bản án "treo" và "cảnh cáo" đối với 8 người bị truy tố, dù trên căn bản vẫn là việc xử án ngang ngược và 8 giáo dân này sẽ còn kháng án, nhưng điều này cho thấy nhà nước đã phải chùn tay, khác với luận điệu hùng hổ cũng như những lời cáo buộc nặng nề trên các cơ quan ngôn luận quốc doanh trước đó. Bản án này thể hiện mức độ suy nhược của chế độ trước quyết tâm đòi công lý của giáo dân, chẳng phải cộng sản có lòng "từ tâm" hay đã "biến thái".

Kế đến, lần đầu tiên người ta thấy một cuộc biểu dương lực lượng diễn ra trước pháp đình cộng sản. Dù đã dựng nhiều hàng rào, huy động lực lượng công an hùng hậu, nhưng cộng sản vẫn không ngăn cản được nhiều ngàn giáo dân sát cánh bên nhau, với tấm hình Nữ Vương Hoà Bình đeo trên ngực, với cành thiên tuế cầm trên tay, và khẩu hiệu bênh vực những người bị xử án dương cao trên đầu... Một khối người quyết tâm và hiền hoà đứng đọc kinh Hoà Bình, đã có sức mạnh vạn năng khiến công an không thể đàn áp. Đây là minh chứng cụ thể cho sức mạnh của bất bạo động, của "Chính nghĩa thắng hung tàn", của "Chí nhân thay cường bạo", hoá giải mọi luận điệu tuyên truyền xám của cộng sản cho rằng đấu tranh "ôn hoà" là "hoà giải" với chế độ!
Diễn biến của sự việc cho thấy, 8 giáo dân Thái Hà chính là những chiến sĩ điển hình của cuộc đấu tranh đòi công lý. Thái độ hiên ngang cùng với phát biểu kiên cường của họ trước quan toà cộng sản cho thấy họ đã không chịu khuất phục trước cường quyền. Họ đã đi ra khỏi pháp đình với tư thế của những người chiến thắng, và họ đã được giáo xứ Thái Hà đón chào trân trọng như những vị anh hùng. Mọi người đã mang đến những bó hoa đầy mầu sắc để trang điểm cho một ngày đáng ghi nhớ của giáo xứ Thái Hà nói riêng, và của người dân Việt Nam nói chung.
Hai sự việc vừa kể trên cho thấy, đây là bước ngoặt quan trọng trên con đường đi đòi công lý của người Việt Nam. Nỗ lực đấu tranh kiên trì của chúng ta trong nhiều năm qua đã lột được mặt nạ của một tập đoàn gian manh và tham tàn. Với thái độ của quốc tế cũng như người dân như đã thể hiện, mọi người đều nhìn thấy rõ thế suy yếu của chế độ độc tài. Chắc chắn, chặng cuối của con đường lấy lại dân chủ, công lý và nhân quyền đang ở trước mắt của chúng ta.
Di Trú: Làm sao chuẩn bị một phỏng vấn bớt căng thẳng"
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Liệu có thể có một cuộc phỏng vấn thoải mái tại Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam không" Có thể là không, nhưng có một số điều mà đương đơn (tức người được bảo lãnh) nên ghi nhớ khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn.
1- Cuộc phỏng vấn diễn ra trong một căn phòng rất ồn ào, với tấm kính dầy ngăn cách đương đơn với nhân viên phỏng vấn. Điều này sẽ làm đương đơn khó nghe và được người phỏng vấn lắng nghe, vì chung quanh họ có quá nhiều người mà hầu như ai cũng nói như là hét vậy.
2- Dù đương đơn có thể nói tiếng Anh, nhân viên lãnh sự vẫn nhờ người Việt Nam thông dịch. Những thông dịch viên này đôi khi chịu nhiều mệt mỏi và nhàm chán nên có thể xảy ra việc thông dịch  sai trật và không đầy đủ những câu trả lời các câu hỏi của nhân viên lãnh sự. Và điều này có thể đưa đến việc từ chối đơn xin cấp chiếu khán (visa).
3- Các hồ sơ bảo lãnh diện hôn-thê hoặc vợ-chồng hiện nay đòi hỏi đương đơn phải thông hiểu về người bảo lãnh và đời sống của họ tại Hoa Kỳ. Trong quá khứ, chỉ cần đương đơn hiểu biết về việc làm, nhà cửa, xe cộ và người thân của người bảo lãnh đang sinh sống ở Mỹ là đủ. Nhưng trong năm nay, có nhiều câu hỏi được đưa ra mà có lẽ các đương đơn chỉ có thể trả lời nếu họ đã thực sự sống với người bảo lãnh tại Hoa Kỳ!
Sau đây là một số lý do khiến nhiều hồ sơ bị từ chối trong 6 tháng vừa qua:
- Đương đơn không biết những dữ kiện căn bản về người bảo lãnh; chẳng hạn như các thành phố mà người bảo lãnh đã từng cư ngụ trước đây, thành phố mà người bảo lãnh làm việc và nơi mà người bảo lãnh từng theo học.
- Bằng chứng về hình ảnh cho thấy hai người chỉ ở với nhau khoảng hai (hoặc "ba", hay "bốn") ngày.
- Hai người nộp bằng chứng cho thấy lễ đính hôn được tổ chức qúa khỏ, không tương xứng. Điều này có vẻ không phù hợp với tiêu chuẩn văn hóa và xã hội Việt Nam, vì khi có lễ tiệc quan trọng như vậy thì sẽ có nhiều người thân, bạn bè được mời tham dự với hàng trăm quan khách, dù rằng những gia đình này không giàu có.
- Phong tục xã hội và văn hóa Việt Nam đòi hỏi một thời gian quen biết lâu trước khi đi đến hôn nhân, nhưng người bảo lãnh và đương đơn đã đính hôn chỉ trong một tuần của lần gặp gỡ đầu tiên.
- Đương đơn không biết tên công ty mà người bảo lãnh đang làm việc, hay không biết tên của chủ nhân, hoặc không biết tên của người chủ nhà chẳng hạn.
- Đương đơn không thể mô tả được thành phố mà người bảo lãnh đang sống, hoặc nơi mà người bảo lãnh từng cư ngụ trước đó.
- Đương đơn không biết tên bạn bè của người bảo lãnh, hoặc chỉ có thể nói đến một người bạn của người bảo lãnh nhưng lại không biết tí gì về người bạn này, hoặc không biết làm sao mà họ làm bạn với nhau.
- Đương đơn không biết sở thích, thú vui chơi, những môn giải trí của người bảo lãnh, và chỉ có thể biết một vài món mà người bảo lãnh thích ăn mà thôi.
- Đương đơn không biết những việc làm của người bảo lãnh trước đây, ngoại trừ công việc hiện tại.
- Các đương đơn diện hôn thê-hôn phu (fiancee) không thể cung cấp các dữ kiện căn bản về kế hoạch đám cưới ở Mỹ; chẳng hạn như ngày hôn lễ, nghi lễ sẽ diễn ra như thế nào, địa điểm tổ chức, số khách tham dự hay phí tổn ra sao; và cũng không thể nói việc xin hôn thú kéo dài bao lâu, hay những giấy tờ nào đương đơn cần có để xin hôn thú ở Hoa Kỳ.
- Đương đơn diện hôn thê-hôn phu không thể cung cấp các dữ kiện căn bản về dự tính thời gian hưởng tuần trăng mật ở Hoa Kỳ sau khi cưới; chẳng hạn như nơi đến, tên khách sạn, thời gian ở bao lâu, phương tiện di chuyển hay ước lượng phí tổn ra sao.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Theo Lãnh sự, số khách tham dự tiệc đính hôn hay tiệc cưới phải là bao nhiêu"
- Đáp: Số người tối thiểu lại tùy theo quan điểm của nhân viên Lãnh sự. Đây là một vấn đề rất chủ quan. Nếu đoán, chúng ta có thể nói 10 bàn là đủ, nhưng nhân viên lãnh sự có thể nghĩ rằng 15, hay 20 bàn mới là con số thích hợp, và một vài nhân viên Lãnh sự khác thì có thể hài lòng với 5 bàn, và những người khác có thể không quan tâm đến số bàn tiệc.
- Hỏi: Làm sao đương đơn có thể biết tên các chủ nhân, chủ nhà hay bạn bè của người bảo lãnh ở Hoa Kỳ"
- Đáp: Chúng tôi nghĩ rằng họ không thể trả lời những câu hỏi như thế. Những câu hỏi tương tự chỉ có thể trả lời khi đương đơn đã từng sống ở Hoa Kỳ và từng sống với người bảo lãnh một thời gian nào đó.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.