Hôm nay,  

Iran Chủ Động Trong Đàm Phán Tại Vienna

10/26/200900:00:00(View: 6351)

Iran Chủ Động Trong Đàm Phán Tại Vienna         
                                             
Đào Như
Sau ba ngày đàm phán tại Vienna ông Mohamed ElBaradei, Tổng Giám Đốc Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế, IAEA, loan báo với các hãng thông tấn ông đã đưa ra bản sơ thảo hiệp định cung cấp uranium tinh chế cho Iran, và ông hy vọng thứ sáu 23/10 là thời biểu để các phe liên hệ chấp thuận hiệp định đó. Ông ElBaradei cho hay nội dung của hiệp định này đòi hỏi Iran phải chở 75% lượng uranium được nâng cấp nhẹ sang Nga để được tinh chế sau đó chuyển sang Pháp đóng thành các thanh kim loại trước khi giao trở lại cho Iran. Những thanh kim loại uranium nầy ở nồng độ thấp-low enriched uranium-LEU-chỉ đủ khả năng sản xuất năng lượng để chạy các lò hạt nhân tại thủ đô Teheran để sản xuất chất đồng vị phóng xạ-radio isotopes-dùng trong y khoa. Nếu bản hiệp định này được thông qua nó sẽ đánh dấu một bước khai thông lịch sử sau nhiều năm dài quốc tế đã phải đối đầu với tham vọng hạt nhân của Iran.
Cuộc thảo luận tại Vienna, trong ba ngày 19, 20, 21 vừa qua, thật sư là cuộc đối đầu cam go giữa Iran với Mỹ, Nga, Pháp, và với tổ chức IAEA. Có lúc bà Đại sứ Pháp tại Vienna, cũng là trưởng phái đoàn Pháp, bà Florence Mangin, đã phải rời phòng họp lúc17:30, ngày thứ Ba, 20/10, vì sự phản đối kịch liệt của phái đoàn Iran, không muốn Pháp có mặt tại buổi đàm phán về uranium của Iran. Iran lên án Pháp đã từng phản bội nặng nề về một hiệp ước năm 1974, từ thời các vương quyền Shah. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo1979, Pháp ngưng một cách đột ngột trong việc hợp tác với Iran về chuơng trình năng lượng nguyên tử. Năm 1980, dưới chế độ Hồi giáo, Iran cầu mua uranium làm giàu (enriched uranium) Pháp từ chối không cung cấp cho Iran. Nhưng sự thật thì khác, vấn đề không hẳn hoàn toàn ở sự tích cũ xưa như vậy. Việc Iran đã kích kich liệt phái đoàn Pháp và tống Pháp ra khỏi buổi đàm phán hôm đó có mục đích là phản bác lại lại sự đòi hỏi độc đoán của Pháp là Iran phải giao liền một lúc với số lượng 1500 kg uranium, 75% số lương uranium Iran đang có, chứ không phải giao từng đợt và nhiều đợt. Và việc Pháp giữ những thanh kim loại uranium của Iran sau khi chuyển qua Nga, Pháp không có nói bao lâu Pháp sẽ hoàn trả lại cho Iran," Bao nhiêu ngày" Bao nhiêu tháng" Bao nhiêu năm" Điều đó khiến Teheran nghĩ rằng Tây phhương có ý tịch thu vĩnh viễn 75% số lượng uranium mà Iran hiện có. Hay ít ra Tây phương có kế hoach trì hoãn vô hạn đinh khả năng tinh luyện uranium của Iran…Phải công nhận Iran có lý trong suy nghĩ này. Sau khi bà Florence Margin lặng lẽ rời phòng họp cùng phái đoàn Pháp, các bên vẫn ngồi lại tiếp tục đàm phán với với Iran hôm đó.


Mặc dầu sau đó ông Mohamed ElBaradei có ý lạc quan khi ông bảo rằng trong những buổi đàm phán vừa qua mọi người đều hướng về tương lai, không ai còn vướng bận với quá khứ và mọi người đang chung sức hàn gắng những vết thương do sư nhầm lẫn trong quá khứ. Và ông nói thêm nếu được chính thức thừa nhận thì bản hiệp định trên sẽ mở ra một không gian thống thoáng cho những cuộc đàm phán tiếp theo trong tương lai- this deal (if formally approved) should open space for negociation…Trong khi đó đại diện Nguyên Tử Năng Quốc Gia Iran, ông Ali Asghar Soltanieth phát biểu rằng Iran đang duyệt xét mọi bộ phận của đề xuất hiệp định. Chúng tôi sẽ thông báo cho ông ElBaradei mọi sự đánh giá của Iran với đề xuất ấy. Nghe vậy, ông ElBaradei thì lạc quan hy vọng rằng Teheran sẽ có phản ứng tích cực. Trong lúc đó, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Bernard Kouchner, cho hay là có nhiều chỉ dẫn cho thấy là Teheran sẽ có thái độ tiêu cực đối với bản đề nghị hôm thứ Tư 21/10 của Mỹ, Nga, Pháp và IAEA  Quả thật vậy, theo phóng viên Nazanine Moshiri thì có tin từ Teheran hôm thứ Năm 22/10 mọi việc quyết định cuối cùng vẫn là từ Teheran, do Teheran và Teheran tuyên bố không bao giờ Teheran từ bỏ quyền làm giàu uranium của mình. Và ngày thứ Sáu, 23/10 kênh truyền hình quốc gia Iran cho hay là Chính phủ Iran muốn mua thêm lò tinh luyện hạt nhân để làm giàu uranium hơn là chấp nhận bản đề nghị từ phía Mỹ, Nga, Pháp, IAEA...Tất nhiên nguồn tin này làm thất vọng các chính phủ phương Tây mặc dầu nó chưa dược chính thức xác nhận, vẫn chưa có chính thức bát bỏ proposal của IAEA. Bernard Kouchner, ngoai trưởng Pháp, khi nghe tin này liền thốt: Thật là bất hạnh-It is a pity! Dĩ nhiên cuộc đàm phán đến đây chưa phải là kết thúc. Có chăng là hiệp mở đầu của cuộc đàm phán vừa kết thúc. 
Thật là sai lầm cho những ai, cũng như kẻ viết bài này, đã từng nghĩ rằng vấn đề Nguyên Tử Năng của Iran sẽ được giải quyết qua những cuộc đàm phán đa phương hay song phuơng giữa Mỹ, Nga, Pháp, IAEA với Iran tại Vienna, giữa Nga và Mỹ tại Moscow, hay giữa Iran và Trung quốc tại Bắc kinh…Sư thật hoàn toàn khác hẳn vấn đề nguyên tử năng của Iran sẽ không giải quyết tại bất cứ nơi nào trên thế giới ngoài Teheran, thủ đô của của Iran. Những phán quyết cuối cùng trong các cuộc đàm phán đều đến từ Teheran qua sự cứu xét của Teheran. Điều đó bắt buộc Tây phương phải hiểu rằng trong cuộc đàm phán này Teheran luôn luôn giành phần chủ động./.
Oak park, Illnois,USA
Oct/23/2009- 23:30
Đào Như
Bác sĩ Đào Trọng Thể
[email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.