Hôm nay,  

Đi Bộ 2,600 Dặm Xuyên Nước Mỹ Về Đích

25/10/200900:00:00(Xem: 5955)

Đi Bộ 2,600 Dặm Xuyên Nước Mỹ Về Đích

Nguyễn Thơ Sinh

Từ trái: Khời hành từ Jacksonville-Florida, Nguyễn Thơ Sinh đã về tới California sau 12 tuần lễ đi bộ. Lính cứu hoả tại San Diego chào mừng người cựu chiến binh hai dòng máu Mỹ Việt đi bộ bờ liền bờ.

LTS: Một người trẻ lai hai dòng máu Việt-Mỹ đang hoàn tất cuộc hành trình đi bộ 2,600 dặm xuyên lục địa Hoa Kỳ để tri ân nước Mỹ và tôn vinh người lính.
Tháng Sáu 2009, Nguyễn Thơ Sinh, một cựu chiến binh đang sửa soạn luận án tiến sĩ, đã khởi hành từ Jacksonville-Florida, cùng một bạn đường là David,đi về miền Tây. Vai vác cờ Hoa Kỳ, lưng mang bảng ghi dòng chữ: "Shore To Shore: A Walk Across America to Honor Those Who Serve!"  sau 11 tuần lễ, đã đến chặng chót là California.  
Chi tiết về cuộc hành trình  xin xem bài của Phan, một huynh trưởng của báo Trẻ từ Dallas dành cho trang Viết Về Nước Mỹ cùng số báo này. Sau đây là phần tường trình  đặc biệt do chính Nguyễn Thơ Sinh viết được anh chuyển tới Việt Báo.

*1. Viết từ Ramona,California:  Bờ Liền Bờ.
Là trẻ lai từ cuộc chiến tại Việt Nam, được đến Hoa Kỳ, có một cuộc sống tốt đẹp và ổn định, được đi học, được theo đuổi những hoài bão mơ ước của mình, tôi luôn khao khát được làm một cái gì đó to lớn hơn chính bản thân mình để cảm ơn Hoa Kỳ, quê cha của tôi, và cũng là quê hương thứ hai của nhiều người Mỹ gốc Việt như tôi.
   Khao khát được làm một cái gì đó to lớn hơn chính bản thân mình để cảm tạ Hoa Kỳ luôn cháy trong tôi như một ngọn lửa âm ỉ không thể nào dập tắt được. Vì thế, sau khi giải ngũ khỏi Vệ binh quốc gia, tôi nhận việc đi ghi đồng hồ nước cho Sở thủy cục thành phố Fort Worth, Texas. Những ngày tháng ấy, tôi nghĩ đến chuyện nếu có đủ thời gian, tôi sẽ đi bộ ngang lục địa Bắc Mỹ để cảm ơn Hoa Kỳ. Và tôi đã nói với sếp của tôi như thế. Ông ta chỉ nhìn tôi rồi cười: Sound great! Nhưng tôi đọc được sự khôi hài trong câu nói ấy.
   Là con lai Mỹ-Việt, cha tôi là lính Mỹ. Tôi luôn nghĩ đến công lao của những người lính đã chiến đấu để bảo vệ lý tưởng Tự Do của Hoa Kỳ. Bản thân tôi cũng là cựu chiến binh Mỹ, tôi hiểu ý nghĩa của bộ quân phục cũng như những cống hiến của những thế hệ người lính đối với Hoa Ky và thế giơ81i. Đó là lý do tại sao trên vai mình tôi vác lá cờ Hoa Kỳ và sau lưng tôi là tấm bảng mang dòng chữ: "Shore To Shore: A Walk Across America to Honor Those Who Serve!" (Bờ Liền Bờ: Đi Bộ Ngang Nước Mỹ Để Tôn Vinh Những Người Lính!)
   Ban đầu tôi định đi từ San Diego, California qua Jacksonville, Florida. Nhưng vì khởi hành vào mùa hè nên tôi không thể đi được vì phải vượt qua sa mạc Cali, Arizona, và New Mexico trong mùa hè thì không chịu nổi. Tôi đã đổi lịch trình và đi từ Bờ Đông sang Bờ Tây. Hành trình xuyên lục địa này dài 2,600 dặm. Với tôi, là một cuộc hành trình đầy gian nan, nhưng đây cũng là một bài học từ những bước chân… từ ngày Tốt nghiệp là ngày tôi nhận được tình thương và sự ủng hộ to lớn của cả người Việt lẫn người Mỹ.
   Có người bảo tôi: "Đây là cách tốt nhất để đền đáp công ơn của Hoa Kỳ." Nhưng tôi chẳng đền đáp được một điều gì cả, ngược lại, tôi càng nhận được nhiều hơn nữa từ Hoa Kỳ sau chuyến đi này. Mãi mãi mình sẽ chẳng bao giờ đền đáp được. Tôi chỉ biết mình thật may mắn được là công dân Hoa Kỳ. Bài học từ cuộc hành trình này là việc tôi đã thực hiện được một điều mình luôn khao khát. Tôi đã thấy nhiều người Mỹ rơi nước mắt khi họ nghe tôi kể về những gian khổ mà tôi gặp phải trên đường đi. Hy vọng thông điệp tôi muốn gởi đi: Lòng biết ơn nước Mỹ và tri ân quân đội Hoa Kỳ sẽ rộng khắp.


   Bài học không sách vở mà tôi nhận được qua hành trình này là khi mọi người biết tôi là một người Mỹ gốc Việt, họ đã nhìn tôi thông cảm hơn. Những lời chúc bình an, lời khen tặng…, cả những tấm chân tình xuất phát từ đáy lòng. Tôi hạnh phúc và tự hào là một người Việt Nam nhỏ bé đã đạt được ý nguyện mà tôi ấp ủ. Đôi chân nhỏ bé và trái tim tôi không đền đáp được những gì đã nhận từ quê hương thứ hai này. Tôi lại mang ơn thêm miền đất hứa - đã cho tôi toại nguyện thêm một ước mơ.
*2. Viết từ Thành Phố Mật Ong của Cali
“Trước khi lên đường băng qua đoạn sa mạc chót của Cali, David và Sinh có ghé chợ Wal-Mart để sắm sửa lần cuối, vì đoạn đường 70 dặm sắp tới sẽ không có bất kỳ một quán xá nào. Vì thế hai anh em chủ yếu mua nước và bánh mì để ăn dọc đường. Trên đường ngang qua Westmoreland, Sinh gặp một người Mỹ trắng tên Andy Stein sinh sống ở San Francisco. Anh ta đã giúp Sinh nhiều rất nhiều thứ, đặc biệt là anh đã rất sốt sắng trong việc giúp Sinh liên lạc với báo chí. Điều bất ngờ nhất là chiếc phong bì của anh với lời nhắn kỹ: “Bạn chỉ được phép mở phong bì sau khi tôi đã đi xa.” Kết quả là trong phong bì có một tấm thiệp, tên họ, số phone, email, và một món quà 100 Mỹ kim.
Sinh cũng gặp những người công nhân làm việc trên những cánh đồng trồng rau cải. Họ là những người di dân gốc Mexico, Sinh đã tặng họ quà bánh mà Andy Stein cho Sinh lúc ban nãy. Nhìn họ vất vả, Sinh nhớ đến những ngày gian khổ của mình khi còn ở Việt Nam.
Hôm nay, Sinh đã đến thành phố Westmoreland. Một phố nhỏ hẹp nhưng sạch và đẹp lắm. Đặc biệt đây là thành phố nổi tiếng về mật ong của Hoa Kỳ. Năm nào họ cũng có lễ hội Mật Ong tổ chức ở đây. Sinh đã xin điện tại một tiệm sửa xe để sử dụng máy vi tính. Nhìn chung thì càng ngày càng thấy nôn nao khi tiến về gần đến đích. David sức khỏe rất tốt. Tuy có phần mệt mỏi (đặc biệt là David rất muốn về nhà nghỉ kỳ lễ Halloween.) Sinh hơi buồn và lo lắng, nhưng phải thu xếp để chuyến đi hoàn thành tốt đẹp. David sẽ bay về nhà nghỉ hai tuần (từ 23/10 đến 6/11). David nhớ nhà, Sinh cũng nhớ nhà, nhưng phải cố gắng. Sinh sẽ sử dụng thời gian David vắng mặt để đi bộ tại những thành phố lớn của Cali như San Francisco, Los Angeles, Long Beach, Sacramento và Hollywood. Sinh mong là sẽ không gặp trở ngại tại những thành phố này.
Tối hôm qua ăn cơm với ông Mitch Meddler. Ông rất tốt, lo lắng cho Sinh và David rất nhiều. Nghe ông nói mà mừng, thành phố San Diego rất nặng tình với Quân đội. Shore To Shore sẽ được đón tiếp thân tình tại đây vào hai ngày 7 và 8 tháng 11. Trong hai ngày đó, Viện Bảo Tàng Tưởng Niệm San Diego (Memorial Museum), Tổ chức thiện nguyện Memorial World, và Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt VAMA (Vietnamese American Military Association) sẽ cùng phối hợp tổ chức đón mừng Shore To Shore hoàn thành.
Nắng ở Westmoreland vẫn gắt. Nhưng nhiệt độ đã hạ thấp khá nhiều. Cảnh quan ở Cali nhìn chung là đẹp. Halloween cũng đã sắp về đến rồi. Nhớ nhà. Nhưng cố nén lòng. Con đường trước mặt sẽ vẫn còn chút gian nan. David và Sinh sẽ lại đi qua một sa mạc khác của Cali. Sẽ lại có những đụn cát khổng lồ. Những rặng núi cao ngất. Sinh cũng mong là sẽ được đi ngang qua những vườn cây ăn trái nổi tiếng của Cali. Trước mắt thì Sinh đã nhìn thấy những cánh đồng cỏ alfalfa xanh rậm xanh rì ngút ngàn. Sinh đã nhìn thấy những cánh đồng broccoli, cải bắp, rau spinach, mía, chà là, mận, nho, cam, bưởi... Sinh mong là mình sẽ được nhìn thấy những vườn cam, vườn táo...
Chuyến đi vẫn nhích từng dặm. Lộ trình vẫn phải tiếp tục. David và Sinh vẫn rong ruổi trên con đường sa mạc. Sinh nhớ mọi người, anh chị em đã dốc lòng cho David và Sinh thực hiện project này. Càng nghĩ càng thấm thía. Càng thấy mình thật hết sức may mắn.
Nguyễn Thơ Sinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Ba hàng tuần là ngày họp của hội đồng thành phố San Jose và tối ngày 20.11.2007
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc
Những hoa hồng hôm qua nở đẹp dưới nắng buổi đầu thu, nay đã rụng xuống sân, vẽ thành một khoanh nhỏ
Có lẽ những người dân trong nước cũng như đảng viên của đảng cộng sản rõ hơn ai hết câu truyền miệng "Đi với Trung Quốc thì mất nước
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
Kỳ họp 2 của  Quốc hội khoá XII kết thúc ngày 21/11 (2007) sau một tháng làm việc,nhưng xem ra tính bù nhìn vẫn không thay đổi
Đã thành thói quen, tôi thức dậy là mở máy computer, rồi mới đi pha ly cà phê đầu ngày. Khi ngồi vào chỗ thụ hưởng thì công việc đầu tiên là check mail
Anh Hùng Liệt Sĩ, các Anh Thư, các Chiến Sĩ Vô Danh, Hữu Danh và nguyện cho các vị đã quá vãng được siêu sinh, còn các vị hiện tiền được vạn sự cát tường
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.