Hôm nay,  

Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh

6/5/200900:00:00(View: 7034)

Nộp Đơn Xin Thẻ Xanh
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Đối với những hồ sơ bảo lãnh diện vợ-chồng, hoặc diện hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh sau khi sang Hoa Kỳ đoàn tụ với người thân sẽ nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Hai năm sau, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân chính thức (có giá trị 10 năm). Đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú Nhân phải được kèm theo các bằng chứng liên hệ từ ngày kết hôn cho đến hiện tại. Nói cách khác, cả hai người sẽ giữ tất cả bằng chứng liên hệ mà họ đã trình cho Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn, và tiếp tục giữ các bằng chứng về cuộc hôn nhân sau khi người hôn phối đến Hoa Kỳ.
Sở di trú Hoa Kỳ cần tối thiểu các bằng chứng sau đây:
* Giấy khai sinh của các con chung của hai người.
* Giấy thuê nhà hay các hợp đồng nợ mua nhà cửa có tên chung của hai vợ chồng.
* Có tên chung trên các chương mục ngân hàng; trên thuế lợi tức hàng năm.
* Các loại bảo hiểm; các hóa đơn sử dụng tiện nghi trong nhà (như các hóa đơn điện, gas, nước, điện thoại, v.v...).
* Ít nhất có hai nhân chứng xác nhận hữu thệ trên văn bản đã quen biết hai vợ chồng từ lúc bắt đầu cuộc hôn nhân.
* Bản sao bất cứ bằng chứng nào liên quan đến sự liên hệ sau khi có hôn thú, khi người được bảo lãnh đang chờ phỏng vấn xin chiếu khán ở Việt Nam.
* Bất cứ bằng chứng nào cho thấy cuộc hôn nhân hiện tại là chân thật.
Trong những hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng, cả hai người sẽ phải giữ các bằng chứng trong một, hoặc hai năm khi người được bảo lãnh vẫn còn ở Việt Nam, và cũng trong hai năm khi ngưòi được bảo lãnh đang có Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện.
Nếu Sở di trú từ chối đơn xin Thẻ Xanh vì không đủ bằng chứng, họ sẽ gửi Giấy hẹn Phỏng vấn. Nếu cả hai người không thể thỏa mãn những yêu cầu của Sở di trú, người được bảo lãnh có thể sẽ phải đối diện với thủ tục bị tước bỏ Thẻ Xanh hay bị trục xuất. Điều này có nghĩa là họ sẽ phải tốn rất nhiều tiền để thuê luật sư.


Người được bảo lãnh có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú chính thức mà không cần người bảo lãnh nếu người bảo lãnh qua đời, hay nếu họ ly dị, hoặc người được bảo lãnh bị người bảo lãnh ngược đãi.
Nếu người được bảo lãnh nộp đơn xin Thẻ Xanh chung (tức có chữ ký đồng thuận của người bảo lãnh), đơn của họ có thể gửi đến Sở di trú trong vòng 90 ngày trước ngày hết hạn trên Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện. Nếu người được bảo lãnh muốn nộp đơn một mình, vì sự qua đời của người bảo lãnh, hay đã ly dị, hoặc bị người bảo lãnh đối xử tàn tệ, họ có thể gửi đơn bất cứ lúc nào sau khi nhận được Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện.
Hỏi Đáp Di Trú:
- Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu hai vợ chồng đều quên không nộp đơn xin Thẻ Xanh Thường Trú đúng hạn"
- Đáp: Nếu đơn không nộp đúng hạn kỳ, người được bảo lãnh sẽ tự động bị mất quy chế thường trú nhân khi Thẻ Xanh Thường Trú Có Điều Kiện hết hạn và có thể đối diện với thủ tục bị trục xuất. Nếu nộp đơn trễ, qúy vị phải chứng minh lý do nộp đơn trễ vì những trường hợp rất đặc biệt, nằm ngoài sự kiểm soát của mình. Nếu chỉ quên không nộp đơn sẽ không được cho là chính đáng.
- Hỏi: Những bằng chứng nào sẽ cần chứng minh cho Sở di trú nếu xảy ra việc bị hành hạ thể xác hay bị đối xử tàn tệ"
- Đáp: Sở di trú muốn xem các bản sao báo cáo hay hồ sơ của cảnh sát, tòa án, các nhân viên y tế hay của các cơ quan xã hội.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: [email protected].

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.