Hôm nay,  

Lực Tình

8/18/200800:00:00(View: 8777)
Tình yêu là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất, có sức thay đổi lòng người, chứ không phải là những lời khuyên bảo, hay những chỉ đạo cao đẹp. Điều này thật đúng, ngay cả trong khoa tâm lý trị liệu ngày nay.

PHÉP LẠ MỘT CUỘC THAY ĐỔI

Có lần dự một khóa tu tập tại St Louis, Missouri, tôi được nhà tâm lý nổi tiếng là Anthony de Mello kể một câu truyện về cách thay đổi lòng người rất kiến hiệu.

 Một người bạn ít lâu nay trở chứng, tính tình mỗi ngày mỗi tồi tệ thêm. Mọi người thấy vậy thì cố khuyên bảo, nhưng cô ta càng quá ra, và còn tỏ ra bực tức thù ghét, đôi khi còn làm ngược lại nữa. Cô ta cũng biết những lời khuyên bảo là đúng, và cũng muốn thay đổi lắm chứ, nhưng đâu có dễ, mặc dù đã cố gắng nhiều lắm.

 Điều làm cho cô khổ tâm nhất, đó chính là ngay cả người bạn thân nhất của cô cũng nhận xét thấy cô tệ quá rồi, và ra sức khuyên cô phải thay đổi đi. Cô biết vậy, nhưng cũng vẫn không sao khác hơn, vì thế cô càng mất đi lòng tự tin, và cuối cùng thì buông xuôi không còn một chút nghị lực nào.

Không sao được nữa, người bạn thân đến thủ thỉ: "Thôi, bạn đừng nhọc sức tìm cách thay đổi gì nữa. Dù bạn như thế nào, tôi cũng vẫn thương bạn. Cứ nhớ là lúc nào tôi cũng chấp nhận và thương yêu bạn."

 Những lời nói đó như một thứ linh dược thành điệu nhạc văng vẳng bên tai, thấm vào mạch máu: "Đừng thay đổi gì cả. Đừng thay đổi gì cả. Đừng thay đổi gì cả. Lúc nào tôi cũng thương yêu bạn." 

Và điều lạ lùng đã xẩy ra. Cô ta như trút được một cối đá nặng đè xuống bấy lâu. Cô ta đã thay đổi, tìm lại được niềm vui mọc cánh vút cao. Cô ta khám phá ra rằng mình sẽ không bao giờ có thể thay đổi được thực sự, nếu không có một người thực tâm thương yêu chấp nhận dù mình có thay đổi hay không.

 LỰC TÌNH CỨU MẠNG

 Đúng là tình yêu mới có sức giải thoát chứ không phải những lý thuyết, những lời cố vấn hay tư vấn rành nghề, ngay cả những đạo lý cao siêu.

 Đó cũng là câu truyện kể về một đứa bé bị trượt chân rơi xuống giếng. Ngay sau đó có hai người đi ngang qua. Người thứ nhất thấy vậy thì lấy làm tội nghiệp, nhưng không biết làm sao hơn vì trong tay chẳng có gì để cứu; mà theo kinh nghiệm cá nhân của ông ta thì mình đôi khi cũng có thể tự cứu mình được nên nói vọng xuống rằng đừng la hét, cứ bình tĩnh rồi từ từ sẽ tự tìm ra giải pháp.

Người thứ hai đi tới thấy vậy thì ra sức tìm tòi sách cổ kim, mãi hồi lâu mới khám phá ra được một cách: "Ê, cứ chịu khó làm sao để khoét vào vách giếng thành bậc thang, rồi bước theo đó mà lên dần dần. Diệu kế đấy."
Nhưng rồi đứa bé loay hoay mãi cũng không thể làm gì khác hơn, chỉ biết khóc hết nước mắt. May hết sức, lúc đó có một người thứ ba nghe thấy tiếng khóc dưới giếng liền đi tới. Người này chẳng kịp nghĩ ra kế gì cả, không cứu gấp thì đứa bé chết mất. Vậy là ông ta đu dây thừng xuống ngay được giếng mà ẵm đứa bé lên. Hú hồn!

THỜI ĐIỂM BA NĂM CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH

 Câu truyện này diễn tả phần nào ý nghĩa phương tiện "truyền thông" của Chúa Giêsu. Người đã khởi đi từ những rung cảm, từ những khắc khoải trong tim mỗi người. Ngài không giải thoát con người bằng cách đứng ở xa để dùng quyền năng thượng trí mà cố vấn theo kiểu tâm lý trị liệu, để vạch ra một con đường, để chỉ ngón tay về phương pháp này kia. 

Nhưng Ngài đã tìm cách xuống được giếng, chia sớt được thân phận khổ lụy như bất cứ ai. Ngài cũng trốn chạy tỵ nạn sang Ai Cập, cũng lam lũ vất vả để sinh sống, cũng run sợ trong Vườn Câu Dầu và trên thập giá. Khi thấy có người cảm thương được với mình như vậy, con người mới nhận ra những gì vốn sợ hãi nhất trên đời lại không còn đáng sợ như vậy nữa. Thật lạ. Đời không còn là bể khổ phi lý nữa, vì chính Đức Kitô là Thiên Chúa đã mang thân xác làm người và nhập thế dựng lều cư ngụ giữa anh em mình. Ngài cũng đã chấp nhận cái chết, để khi sống lại, Ngài mở cửa Trời đi vào vĩnh cửu, cho con người mọc cánh có thể “cất nổi mình mà bay” cao tới vô hạn, chứ không mang nỗi tuyệt vọng về kiếp người:

Em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay.

Tôi rất thích hình ảnh "mọc cánh" bay lên trời của ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời. Vì đây chính là cái nhìn nhân bản nhất, là lúc vinh thăng con người cao độ nhất. Hình ảnh này tôi đã thấy bàng bạc trong tâm khảm Việt tộc mình qua cánh chim Âu tổ mẫu, qua truyện thiêng thánh Gióng mọc cánh bay lên Sóc Sơn sau những dấn thân trần thế.

 Chương trình Tin Vui Gửi Thời Đại Mới đã được tiếp nhận phát thanh tại nhiều thành phố. Tin Vui được gửi tới đây là chính Đức Giêsu chứ không phải phát minh này hay lý thuyết nọ. Vào thời điểm sang thiên kỷ mới, hội thánh Công giáo khấp khởi hân hoan loan báo chính Chúa Giêsu, Đấng phải đến đã đến, và vẫn luôn hiện diện trong yêu thương: Hôm Qua, Hôm Nay và Mãi Mãi. Ngài đã mang tình yêu nhập thể và nhập thế, vượt qua cả giới hạn nhà thờ hay tôn giáo mà đi vào cuộc sống đời thường giữa lòng nhân thế.

TIN VUI NHỊP MÚA SÔNG THANH

Tôi được hân hạnh cộng tác với chương trình Tin Vui Gửi Thời Đại Mới ngay từ đầu, trong mục Tin Vui Thời Điểm, theo hướng của công đồng Vatican II: nhìn dấu chỉ thời đại mà chụp ghi dưới ánh sáng Tin Vui. (G.S. #4)

 Những bài viết hằng tuần của tôi chẳng nhằm mục đích chuyển đạt tư tưởng thuyết phục ai cả, mà chỉ mong chia sẻ độ rung và thái độ nhìn của mình dưới ống kính nội tâm về những biến động chung quanh trong cuộc sống hằng ngày. Tôi coi những chuyện xảy ra, dù bế tắc đen xám mấy, cũng đều là những dấu chỉ thời đại, những bí tích theo nghĩa rộng, những mốc đá ghi nơi gặp Chúa. Như Gia-cóp đã gặp, như Mô-sê đã gặp, như hai môn đệ trên đường Emmaus đã gặp. Chúa vẫn đến tìm gặp tôi qua những bước đi của cuộc sống.

 Là một người Việt, tôi cảm nhận Tin Vui đạo Chúa trong tâm thức Việt giữa khung cảnh sống mới. Nói khác hơn, mình cần gặp được Chúa trong cảm nghiệm đời thường, qua những nấc đá đời mình trong lịch sử hùng tráng mà cũng bi đát của dân tộc mình, với cả một truyền thống trải dài qua bao thời đại, và hội nhập được vào dòng sông cuộc sống vẫn không ngừng chảy tới.

Niềm vui cho tôi là được nhiều người nghe hay đọc những độ rung ấy liền bác cầu cảm thông, và được một số cơ quan truyền thông cũng như một số nhà văn, nhà báo ngay cả ngoài Công giáo chia sẻ quan điểm. Đó là một hạnh ngộ ở cùng một tần số nào đó. Và như vậy là đã có điểm gặp gỡ ở những độ rung gần gũi hơn là thuyết lý xa cách.

 Ngoài việc hằng tuần phóng những bài viết này lên mạng lưới điện toán, tôi cũng được một số người khuyến khích gom lại in thành sách. Cuốn thứ nhất là Vũ Khúc Thăng Ca, và tiếp theo cuốn thứ hai là Nhịp Múa Sông Thanh. Cả hai đều nhằm góp phần chuyển diễn một nhịp sống của Tin Vui mà con người sau những chạy mệt và đi mỏi đang cần vươn tới vào thời điểm này, trong cùng một điệu vũ thênh thang từ tâm thức Việt, như cánh chim âu vút bay về núi và rồng múa chuyển lực dưới sông.

 PHÚT CẢM NHẬN PHÉP LẠ MỌC CÁNH

Đó chính là hình ảnh của Đức Maria Lên Trời, một thụ tạo chỉ là bụi đất mà đã "mọc cánh" vươn cao tới vô hạn nhờ cảm nhận được chất lực tình Thánh Linh cũng mang hình ảnh chim bồ câu. Thần trí Mẹ đã nhẩy mừng cảm nhận được Chúa là Đấng Cứu Độ. Mẹ đã "truyền thông" mang chính Chúa Tình Yêu trong lòng mình đi thể hiện tình yêu, thăm nom săn sóc người chị họ là Elizabeth đang cần đến trong khung cảnh đời thường, khiến bé Gioan còn trong bào thai cũng nhảy mừng vui sướng. "Mẹ thật có phúc vì đã tin rằng lời Chúa nói với Mẹ sẽ được thực hiện." (Lc 1:45)

Phép lạ mọc cánh bay lên được là do lực tình yêu, do lực niềm tin. Một người đàn bà ngoại đạo ở đất Canaan cũng nhận được phép lạ con mình được chữa khỏi nhờ lòng tin vào Chúa: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy." (Mt 15:28)

 Vậy xin cùng được mang niềm tin này mà hòa vào điệu vũ "mọc cánh" với Đức Maria, mà bắt đầu một nếp sống mới vươn lên thênh thang như Nhịp Múa Sông Thanh trong dòng sức sống Thần Linh.

 Linh hồn tôi cất lời ca ngợi Chúa

Cả tâm tư cùng nhảy múa trong Người.

Vì chính Chúa, Đấng Cứu Độ của tôi

Đã đoái nhìn phận nhỏ hèn tôi tớ.

 *

Rồi từ đây mọi người luôn nhắc nhở

Và khen tôi thật có phước muôn đời.

Đấng Toàn Năng làm muôn việc cho tôi

Rất kỳ diệu, bởi danh Người chí thánh.

  (Luca 1:47-49)                         

Lm. Trần Cao Tường

Mời thăm www.dunglac.org

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trước những nghi ngại “Hoa Kỳ có còn là đồng minh đáng tin cậy hay không?” thì chúng ta có thể khẳng định rằng Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào trong khối tự do đều vẫn là những người bạn đồng hành tốt trong hành trình đi tìm tự do và canh tân đất nước, miễn là chúng ta không quên những bài học đã nêu để phát huy tiềm năng của chính mình, bảo vệ quyền lợi quốc gia, và đạt tới mục tiêu tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc.
Bằng chứng: ”Sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam. Theo Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8/2021 là 85,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Mặc dù rõ ràng là Hoa Kỳ có thể điều hành công việc ra khỏi Afghanistan tốt đẹp hơn, nhưng thảm kịch xảy ra vào tháng này đã kéo dài trong 20 năm. Ngay từ đầu, Mỹ và các đồng minh đã chấp nhận - và không bao giờ xem lại - một chiến lược xây dựng nhà nước từ trên xuống dưới luôn được xem là thất bại như do định mệnh đã an bài. Hoa Kỳ đã xâm chiếm Afghanistan 20 năm trước với hy vọng tái thiết đất nước, nay đã trở thành một tai họa cho thế giới và chính người dân của họ. Trước đợt tăng quân năm 2009, Tướng Stanley McChrystal giải thích, mục tiêu là “chính phủ Afghanistan kiểm soát toàn vẹn lãnh thổ để hỗ trợ ổn định khu vực và ngăn chặn việc sử dụng này cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế.“ Hiện nay, với việc thiệt mạng hơn 100.000 và thất thoát khoảng 2 nghìn tỷ đô la, tất cả nước Mỹ phải thể hiện cho nỗ lực của mình là cảnh của một cuộc tranh giành tuyệt vọng để chạy ra khỏi đất nước trong tháng này - một sự sụp đổ nhục nhã gợi nhớ đến sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975. Điều sai lầ
Gặp gỡ và nói chuyện nhiều với những người thông dịch viên Afghanistan, tôi mới hiểu thêm rất nhiều về dân tộc họ và biết rằng chính phủ Afghanistan là một chính phủ tham nhũng lan tràn từ cấp thấp cho đến cấp cao, mức độ nào họ cũng có thể ăn hối lộ được, chỉ có người dân thấp cổ bé miệng là khổ. Người Mỹ biết rất rõ nhưng vẫn không làm gì hết. Bản thân chúng tôi khi ra vào đất nước này, cũng phải đóng cho những nhân viên hải quan đủ thứ tiền, mà phải bằng tiền đô la Mỹ, mệnh giá 100 đồng mới tinh, cũ hoặc dính 1 vết mực, họ không nhận và không chịu ký giấy và đóng mộc. Nói để thấy rằng chúng ta, người Mỹ, hy sinh tiền bạc, xương máu cho họ, thật không đáng chút nào. Rút ra khỏi đất nước này là đúng và là một việc phải làm ngay.
Cứ tới cuối tuần, dân Tây réo nhau xuống đường biểu tình chống chương trình chích ngừa dịch vũ hán và, tiếp theo, chống biện pháp kiểm soát có chích hay không bằng «thông hành y tế» (pass-sanitaire), tờ giấy có dấu hiệu đã chích ngừa của Cơ quan Bảo hiểm sức khỏe cấp qua Cơ quan tổ chức chích hoặc y sĩ gia đình hay dược sĩ.
Đầu năm 70, bạn đồng minh Huê kỳ quyết định bỏ rơi VNCH, không thực hiện cam kết rút quân, Việt-nam hóa chiến tranh, mặc nhiên giao Miền nam cho Hà nội. Ngày 30/04/75, quân Bắt Việt tiến vào Sài gòn, ngỡ ngàng. Dân chúng hoảng loạn bỏ chạy. Nhưng 14 năm sau thất bại nhục nhã ở Việt nam, bức tường Bá-linh bổng sụp đổ, kéo theo cộng sản Liên xô xuống hố, giúp Huê kỳ kết thúc cuộc chiến tranh lạnh làm kẻ chiến thắng.
Người Mỹ nói “Nothing is certain but tax and death” (Không ai tránh khỏi thuế và chết). Thuế mang ý nghĩa đặc biệt vì lịch sử nước Mỹ được thành hình từ ngày dân chúng thuộc địa nổi loạn chống nhà nước bảo hộ Anh Hoàng với khẩu hiệu bất hủ “Taxation without representation is tyranny” (Bị đánh thuế mà không được có đại biểu là bạo quyền.) Cho nên mỗi kỳ bầu cử đều tranh luận gay gắt về thuế má – nhưng không chỉ là cải cọ vô bổ vì khi thành luật sẽ theo đó móc từ túi tiền của mỗi người dân nhiều hay ít.
Đảng cộng sản VN cũng “khởi nghiệp” với những tuyên ngôn và khẩu hiệu nghe (tử tế) tương tự. Họ hô hào chống lại áp bức, bất công, kỳ thị … Nhờ vậy, họ vận động được quần chúng - kể cả những thành phần thiểu số, “ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng” - nổi dậy “giành lấy chính quyền về tay nhân dân.” Chả phải vô cớ mà Cách Mạng Tháng Tám vẫn được mệnh danh là “Cuộc Khởi Nghĩa Của Những Người Tay Không.” Chỉ có điều đáng phàn nàn là sau khi “những người tay không” nắm được quyền bính trong tay thì họ (tức khắc) hành xử như một đám côn đồ, đối với tất cả mọi thành phần dân tộc
Người lính Mỹ, trong nhân dáng hiên ngang, với những bước chân chắc nịch, đôi mắt nhìn thẳng và kỹ thuật tác chiến tuyệt vời. Nhưng người lính Mỹ cũng có trái tim biết rung động, biết nhớ thương, biết đau khổ như bạn và tôi. Xin đừng “thần thánh hóa” hoặc đòi hỏi những điều mà người lính Mỹ không thể thực hiện được; vì người lính Mỹ còn phải chu toàn bổ phận đối với người hôn phối, gia đình và người thân. Xin hãy nghĩ đến những trái tim tan vỡ trong mỗi gia đình, khi một người lính Mỹ gục ngã!
Như vậy, tuy không công khai, nhưng Bà Harris có quan tâm đến nhân quyền, các quyền tự do và vai trò của các tổ chức Xã hội Dân sự ở Việt Nam, một việc mà đảng và nhà nước CSVN luôn luôn chống đối và đàn áp. Tuy nhiên, tất cả báo Việt Nam, kể cả những báo “ôn hòa” như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động và Người Lao Động đều không đăng lời tuyên bố chống Trung Hoa của Bà Phó Tổng thống Harris.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.