Hôm nay,  

Lực Tình

18/08/200800:00:00(Xem: 8677)
Tình yêu là phương tiện truyền thông hữu hiệu nhất, có sức thay đổi lòng người, chứ không phải là những lời khuyên bảo, hay những chỉ đạo cao đẹp. Điều này thật đúng, ngay cả trong khoa tâm lý trị liệu ngày nay.

PHÉP LẠ MỘT CUỘC THAY ĐỔI

Có lần dự một khóa tu tập tại St Louis, Missouri, tôi được nhà tâm lý nổi tiếng là Anthony de Mello kể một câu truyện về cách thay đổi lòng người rất kiến hiệu.

 Một người bạn ít lâu nay trở chứng, tính tình mỗi ngày mỗi tồi tệ thêm. Mọi người thấy vậy thì cố khuyên bảo, nhưng cô ta càng quá ra, và còn tỏ ra bực tức thù ghét, đôi khi còn làm ngược lại nữa. Cô ta cũng biết những lời khuyên bảo là đúng, và cũng muốn thay đổi lắm chứ, nhưng đâu có dễ, mặc dù đã cố gắng nhiều lắm.

 Điều làm cho cô khổ tâm nhất, đó chính là ngay cả người bạn thân nhất của cô cũng nhận xét thấy cô tệ quá rồi, và ra sức khuyên cô phải thay đổi đi. Cô biết vậy, nhưng cũng vẫn không sao khác hơn, vì thế cô càng mất đi lòng tự tin, và cuối cùng thì buông xuôi không còn một chút nghị lực nào.

Không sao được nữa, người bạn thân đến thủ thỉ: "Thôi, bạn đừng nhọc sức tìm cách thay đổi gì nữa. Dù bạn như thế nào, tôi cũng vẫn thương bạn. Cứ nhớ là lúc nào tôi cũng chấp nhận và thương yêu bạn."

 Những lời nói đó như một thứ linh dược thành điệu nhạc văng vẳng bên tai, thấm vào mạch máu: "Đừng thay đổi gì cả. Đừng thay đổi gì cả. Đừng thay đổi gì cả. Lúc nào tôi cũng thương yêu bạn." 

Và điều lạ lùng đã xẩy ra. Cô ta như trút được một cối đá nặng đè xuống bấy lâu. Cô ta đã thay đổi, tìm lại được niềm vui mọc cánh vút cao. Cô ta khám phá ra rằng mình sẽ không bao giờ có thể thay đổi được thực sự, nếu không có một người thực tâm thương yêu chấp nhận dù mình có thay đổi hay không.

 LỰC TÌNH CỨU MẠNG

 Đúng là tình yêu mới có sức giải thoát chứ không phải những lý thuyết, những lời cố vấn hay tư vấn rành nghề, ngay cả những đạo lý cao siêu.

 Đó cũng là câu truyện kể về một đứa bé bị trượt chân rơi xuống giếng. Ngay sau đó có hai người đi ngang qua. Người thứ nhất thấy vậy thì lấy làm tội nghiệp, nhưng không biết làm sao hơn vì trong tay chẳng có gì để cứu; mà theo kinh nghiệm cá nhân của ông ta thì mình đôi khi cũng có thể tự cứu mình được nên nói vọng xuống rằng đừng la hét, cứ bình tĩnh rồi từ từ sẽ tự tìm ra giải pháp.

Người thứ hai đi tới thấy vậy thì ra sức tìm tòi sách cổ kim, mãi hồi lâu mới khám phá ra được một cách: "Ê, cứ chịu khó làm sao để khoét vào vách giếng thành bậc thang, rồi bước theo đó mà lên dần dần. Diệu kế đấy."
Nhưng rồi đứa bé loay hoay mãi cũng không thể làm gì khác hơn, chỉ biết khóc hết nước mắt. May hết sức, lúc đó có một người thứ ba nghe thấy tiếng khóc dưới giếng liền đi tới. Người này chẳng kịp nghĩ ra kế gì cả, không cứu gấp thì đứa bé chết mất. Vậy là ông ta đu dây thừng xuống ngay được giếng mà ẵm đứa bé lên. Hú hồn!

THỜI ĐIỂM BA NĂM CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH

 Câu truyện này diễn tả phần nào ý nghĩa phương tiện "truyền thông" của Chúa Giêsu. Người đã khởi đi từ những rung cảm, từ những khắc khoải trong tim mỗi người. Ngài không giải thoát con người bằng cách đứng ở xa để dùng quyền năng thượng trí mà cố vấn theo kiểu tâm lý trị liệu, để vạch ra một con đường, để chỉ ngón tay về phương pháp này kia. 

Nhưng Ngài đã tìm cách xuống được giếng, chia sớt được thân phận khổ lụy như bất cứ ai. Ngài cũng trốn chạy tỵ nạn sang Ai Cập, cũng lam lũ vất vả để sinh sống, cũng run sợ trong Vườn Câu Dầu và trên thập giá. Khi thấy có người cảm thương được với mình như vậy, con người mới nhận ra những gì vốn sợ hãi nhất trên đời lại không còn đáng sợ như vậy nữa. Thật lạ. Đời không còn là bể khổ phi lý nữa, vì chính Đức Kitô là Thiên Chúa đã mang thân xác làm người và nhập thế dựng lều cư ngụ giữa anh em mình. Ngài cũng đã chấp nhận cái chết, để khi sống lại, Ngài mở cửa Trời đi vào vĩnh cửu, cho con người mọc cánh có thể “cất nổi mình mà bay” cao tới vô hạn, chứ không mang nỗi tuyệt vọng về kiếp người:

Em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay.

Tôi rất thích hình ảnh "mọc cánh" bay lên trời của ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời. Vì đây chính là cái nhìn nhân bản nhất, là lúc vinh thăng con người cao độ nhất. Hình ảnh này tôi đã thấy bàng bạc trong tâm khảm Việt tộc mình qua cánh chim Âu tổ mẫu, qua truyện thiêng thánh Gióng mọc cánh bay lên Sóc Sơn sau những dấn thân trần thế.

 Chương trình Tin Vui Gửi Thời Đại Mới đã được tiếp nhận phát thanh tại nhiều thành phố. Tin Vui được gửi tới đây là chính Đức Giêsu chứ không phải phát minh này hay lý thuyết nọ. Vào thời điểm sang thiên kỷ mới, hội thánh Công giáo khấp khởi hân hoan loan báo chính Chúa Giêsu, Đấng phải đến đã đến, và vẫn luôn hiện diện trong yêu thương: Hôm Qua, Hôm Nay và Mãi Mãi. Ngài đã mang tình yêu nhập thể và nhập thế, vượt qua cả giới hạn nhà thờ hay tôn giáo mà đi vào cuộc sống đời thường giữa lòng nhân thế.

TIN VUI NHỊP MÚA SÔNG THANH

Tôi được hân hạnh cộng tác với chương trình Tin Vui Gửi Thời Đại Mới ngay từ đầu, trong mục Tin Vui Thời Điểm, theo hướng của công đồng Vatican II: nhìn dấu chỉ thời đại mà chụp ghi dưới ánh sáng Tin Vui. (G.S. #4)

 Những bài viết hằng tuần của tôi chẳng nhằm mục đích chuyển đạt tư tưởng thuyết phục ai cả, mà chỉ mong chia sẻ độ rung và thái độ nhìn của mình dưới ống kính nội tâm về những biến động chung quanh trong cuộc sống hằng ngày. Tôi coi những chuyện xảy ra, dù bế tắc đen xám mấy, cũng đều là những dấu chỉ thời đại, những bí tích theo nghĩa rộng, những mốc đá ghi nơi gặp Chúa. Như Gia-cóp đã gặp, như Mô-sê đã gặp, như hai môn đệ trên đường Emmaus đã gặp. Chúa vẫn đến tìm gặp tôi qua những bước đi của cuộc sống.

 Là một người Việt, tôi cảm nhận Tin Vui đạo Chúa trong tâm thức Việt giữa khung cảnh sống mới. Nói khác hơn, mình cần gặp được Chúa trong cảm nghiệm đời thường, qua những nấc đá đời mình trong lịch sử hùng tráng mà cũng bi đát của dân tộc mình, với cả một truyền thống trải dài qua bao thời đại, và hội nhập được vào dòng sông cuộc sống vẫn không ngừng chảy tới.

Niềm vui cho tôi là được nhiều người nghe hay đọc những độ rung ấy liền bác cầu cảm thông, và được một số cơ quan truyền thông cũng như một số nhà văn, nhà báo ngay cả ngoài Công giáo chia sẻ quan điểm. Đó là một hạnh ngộ ở cùng một tần số nào đó. Và như vậy là đã có điểm gặp gỡ ở những độ rung gần gũi hơn là thuyết lý xa cách.

 Ngoài việc hằng tuần phóng những bài viết này lên mạng lưới điện toán, tôi cũng được một số người khuyến khích gom lại in thành sách. Cuốn thứ nhất là Vũ Khúc Thăng Ca, và tiếp theo cuốn thứ hai là Nhịp Múa Sông Thanh. Cả hai đều nhằm góp phần chuyển diễn một nhịp sống của Tin Vui mà con người sau những chạy mệt và đi mỏi đang cần vươn tới vào thời điểm này, trong cùng một điệu vũ thênh thang từ tâm thức Việt, như cánh chim âu vút bay về núi và rồng múa chuyển lực dưới sông.

 PHÚT CẢM NHẬN PHÉP LẠ MỌC CÁNH

Đó chính là hình ảnh của Đức Maria Lên Trời, một thụ tạo chỉ là bụi đất mà đã "mọc cánh" vươn cao tới vô hạn nhờ cảm nhận được chất lực tình Thánh Linh cũng mang hình ảnh chim bồ câu. Thần trí Mẹ đã nhẩy mừng cảm nhận được Chúa là Đấng Cứu Độ. Mẹ đã "truyền thông" mang chính Chúa Tình Yêu trong lòng mình đi thể hiện tình yêu, thăm nom săn sóc người chị họ là Elizabeth đang cần đến trong khung cảnh đời thường, khiến bé Gioan còn trong bào thai cũng nhảy mừng vui sướng. "Mẹ thật có phúc vì đã tin rằng lời Chúa nói với Mẹ sẽ được thực hiện." (Lc 1:45)

Phép lạ mọc cánh bay lên được là do lực tình yêu, do lực niềm tin. Một người đàn bà ngoại đạo ở đất Canaan cũng nhận được phép lạ con mình được chữa khỏi nhờ lòng tin vào Chúa: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy." (Mt 15:28)

 Vậy xin cùng được mang niềm tin này mà hòa vào điệu vũ "mọc cánh" với Đức Maria, mà bắt đầu một nếp sống mới vươn lên thênh thang như Nhịp Múa Sông Thanh trong dòng sức sống Thần Linh.

 Linh hồn tôi cất lời ca ngợi Chúa

Cả tâm tư cùng nhảy múa trong Người.

Vì chính Chúa, Đấng Cứu Độ của tôi

Đã đoái nhìn phận nhỏ hèn tôi tớ.

 *

Rồi từ đây mọi người luôn nhắc nhở

Và khen tôi thật có phước muôn đời.

Đấng Toàn Năng làm muôn việc cho tôi

Rất kỳ diệu, bởi danh Người chí thánh.

  (Luca 1:47-49)                         

Lm. Trần Cao Tường

Mời thăm www.dunglac.org

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Tại sao rất ít người Việt đọc sách Việt? Tôi muốn nói đến sách văn chương, sách triết học, sách khoa học. Đây là ba nguồn kiến thức, tư tưởng lớn của nhân loại. Nếu lấy ra hết ba loại hiểu biết này, con người chỉ là đàn bò nhai lại và tranh cãi. Nếu một người không có hiểu biết nào từ ba nguồn cung cấp trên, người đó không thể khác hơn con bò. Tuy nhiên, việc này không bao giờ xảy ra.
Hôm thứ Sáu 13/1/2023 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp Thủ tướng Kishida Fumio của Nhật Bản tại phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. Chương trình nghị sự của hai nguyên thủ quốc gia hẳn phải đề cập đến hiểm họa an ninh từ Trung quốc, mà cả hai quốc gia trong thời gian những năm gần đây đều đặt lên trọng tâm hàng đầu
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
✱ Lê Đức Thọ: Bây giờ về phần thỏa thuận chúng tôi đã đồng ý, chúng ta sẽ tiến hành như thế nào? ✱ Kissinger: Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sẽ đánh máy lại từ tiếng Anh của chúng tôi và ông có một bản sao của bản văn. Chúng tôi sẽ nỗ lực tận tâm nhất để đảm bảo rằng mọi thứ chúng ta đã đồng ý đều được hợp nhất. ✱ TT Thiệu: Nếu chúng tôi không thể ký thỏa hiệp này trước cuộc bầu cử, thời liệu Hoa Kỳ có cần phải công bố cho người dân biết rằng họ vẫn có ý định ký kết thỏa hiệp này không? ✱ TT Nixon: Tôi phải có câu trả lời của ông (TT Thiệu) trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973...
Sau 13 năm, cuối cùng thì Bác sĩ David Sinclair và các đồng nghiệp đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì thúc đẩy quá trình lão hóa? Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 12 tháng 1 năm 2023, Sinclair, giáo sư di truyền học và đồng giám đốc của Paul F. Glenn Center for Biology of Aging Research tại Trường Y Harvard (Harvard Medical School), đã phác họa ra một chiếc đồng hồ lão hóa, khi ta vặn chiều kim là có thể đẩy nhanh hoặc đảo ngược quá trình lão hóa của các tế bào.
Lời báo động muộn màng này cũng đã giúp tôi hiểu ra lý do mà sư Minh Trí – sau khi xuất gia, từ bỏ mọi hoạt động chính trị, đã hết lòng tận tụy chăm lo cho những lớp học Việt Ngữ, ở Kampuchea, cho đến… hơi thở cuối!
Trong bài viết sau đây, Henry Kissinger đã cảnh báo về một cuộc thế chiến mới có thể xảy ra và phương cách tốt nhất là tìm cách tạo cho Nga một cơ hội đàm phán trong danh dự. Ý kiến của Kissinger còn nhiều điểm chưa thuyết phục, cần được thảo luận sâu xa hơn...
Trong hơn ba năm - chính xác là 1,016 ngày - Trung Quốc đã đóng cửa với cả thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài rời khỏi đất nước khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến tham quan. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, mà phần nhiều là lành tính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.