Hôm nay,  

Vu Lan: Chữ “Hiếu” Trong Đạo Phật

8/5/200800:00:00(View: 8535)
“Thật đau xót nỗi bâng khuâng chiều vắng lặng

 Nào vào ra còn đâu nữa bóng mẹ hiền!”

Trong văn hóa, văn chương Việt Nam có không biết bao nhiêu ca dao, thi văn, âm nhạc ca ngợi tình mẹ thiêng liêng. Trên thế gian này tình cảm nào rồi cũng nhạt phai với thời gian , chỉ có tình mẹ thương con là thiên thu bất tận. Trái tim mẹ là một kỳ quan của vũ trụ. Mẹ thương con vô điều kiện. Mẹ thương con dù con bao nhiêu tuổi già  và Mẹ thương con cho đến giây phút cuối cùng của  đời mẹ.

Chử “Hiếu” trong đạo Phật vô cùng quan trọng. Đạo Phật cũng được gọi là Đạo  “ Hiếu” , cho nên hằng năm vào dịp Rằm Tháng Bảy Âm Lịch  hầu hết các chùa VN đều tổ chức Lễ Vu Lan để Phật tử có dịp cầu nguyện cho hương linh Cửu Huyền Thất Tổ được siêu sinh tịnh độ và phụ mẫu hiện tiền có được đời  sống an lành, phước lộc.  

Được biết hai chữ Vu Lan dịch âm từ tiếng Phạn:”Vu Lan Bồn” , có nghĩa là cứu tội người đang bị đọa trong địa ngục. Theo truyền thống VN trong lễ Vu Lan , sau khi cúng kiến ông bà cha mẹ ,  có tục lệ  “Mông sơn thí thực” , có nghĩa là cúng cô hồn, bố thí thức  ăn cho những oan hồn, uẫn tử.

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ chuyện Ngài Mục Kiền Liên, một đệ tử của Đức Phật Thích Ca, có mẹ là Bà Mục Liên Thanh Đề đã gây nhiều tội ác thuở sinh thời, nên khi chết bị đọa vào địa ngục, làm ngạ quỷ đói khổ. 

Ngài Mục Kiền Liên sau khi đắc đạo, chứng quả A La Hán đã vận dụng thiên nhãn để tìm mẹ, ngày rất xót thương thấy mẹ bị đọa trong địa ngục. Ngài về bạch Phật và xin chỉ  dạy cách cứu mẹ. Phật dạy, ngày rằm  Tháng Bảy là ngày Tự Tứ của Chư Tăng, sau ba tháng an cư kiết hạ, quý Chư Tăng có tâm rất thanh tịnh, nhờ vậy lời chú nguyện có nhiều năng lực giải trừ tội lỗi, ách nạn. Vào ngày Rằm Tháng Bảy  nên đem lễ vật cúng dường và xin Chư Tăng, hiền thánh cầu nguyện cho mẹ, thì cha mẹ quá vãng cũng như hiện tiền đều được nhiều phước đức.

Ngài Mục Kiền Liên  làm như lời Phật dạy. Ngay sau đó mẹ Ngài, Bà Mục Liên Thanh Đề  được thoát kiếp ngạ quỷ và sinh lên cõi Trời. Lời chú nguyện của các chư tăng coi như một bài kinh giảng,  nếu  vong linh nghe theo, xả bỏ sân hận, phát tâm từ bi hỹ xã thì ngay sau đó sẽ thoát cảnh địa ngục.  Từ đó Phật Tử theo gương Ngài Mục Kiền Liên tổ chức Đại Lễ Vu Lan  vào ngày Rằm Tháng Bảy để cầu nguyện cho cha mẹ.

 Ở Nhật , trong ngày  nhớ ơn mẹ có phong tục cài hoa hồng lên áo. Người nào còn mẹ thì được cài hoa  hồng đỏ, ngưòi nào không còn mẹ thì cài hoa hồng trắng. Một nhà sư VN đi Nhật thấy phong tục này có ý nghĩa nên đã du phập vào VN. Phong trào “Bông Hồng Cài Áo” trong ngày Lễ Vu Lan được Phật Tử hưởng ứng và phổ biến rộng rãi từ đó. Bản nhạc “Bông Hồng Cài Áo”  được hát rất nhiều trong dịp Lễ Vu Lan.

 Ở Hoa Kỳ, trong ngày nhớ ơn cha hay nhớ ơn mẹ (Father’s Day hay Mother’s Day) con cái đưa cha mẹ đi nhà hàng hay mua quà cho  cha mẹ. Người Việt Nam có truyền thống tốt đẹp, nhiều con cái rất hiếu thảo, cung phụng cha mẹ rất đầy đủ vật chất lúc còn sống và khi cha mẹ mất thì làm đám tang rất linh đình coi như trả hiếu một lần chót.

 Nhưng Đạo Phật chủ trương chết chưa phải là hết, mà phải luân hồi trong nghiệp báo mà mình đã gieo trong kiếp này. Nếu con cái chỉ đem  vật chất ra đền đáp công ơn cha mẹ, thì không thể nào đền đáp đầy đủ công ơn trời biển của mẹ cha. Phật dạy,  cách trả ơn quý báu nhất là con cái  giúp cha mẹ hiểu và có lòng tin ở luật “Nhân - Quả”, làm lành, tránh dữ. Giúp cha mẹ nuôi dưỡng và phát triển tứ vô lượng tâm : Từ, Bi,  Hỷ,  Xả , là bốn đức tính cao quý nhất.  Được nhu vậy cha mẹ sẽ có đời sống an lạc, thanh tịnh trong hiện tại, khi lâm chung sẽ thanh thản ra đi và  được vãng sanh về cõi niết bàn. Chỉ có cách này mới đền đáp được trọn vẹn công ơn dưỡng dục sinh thành của mẹ cha.

Tình mẹ thương con bao la như trời biển, nhất là những bà mẹ Việt Nam sống lâu dài trong chinh chiến, suốt đời chỉ biết tần tảo, chịu đựng, hy sinh cho con. Mẹ thuơng con từ lúc còn là bao thai trong bụng mẹ. Rồi khi con lọt lòng, nghe tiếng khóc chào đời của con, mẹ vui mừng, cảm động ứa nước mắt theo. Từ đó cuộc đời mẹ đi liền với cuộc đời con. Nhìn nụ cười đâu tiên của con (mụ bà dạy)  mẹ vui sướng vô cùng. Con là núm ruột, là hòn máu, là niềm vui, là kho tàng vô giá của mẹ. Con đau mẹ lo, con vui chơi mẹ mừng, nghe con bập bẹ nói, nhìn con chập chững những bước đi đầu tiên, lòng mẹ hạnh phúc biết bao.  Dần dà với thời gian con khôn lớn, mẹ luôn bên cạnh, dẫn dắt con từng bước, đi đến trường học, đi ra trường đời. Con thành danh mẹ vui mừng, con nhỗ nghịch, hư hỏng, mẹ thứ tha. Mẹ là dòng suối tắm mát,  là dòng sông êm đềm,  là vòng tay ấm áp che chở cuộc đời con.

Vì vậy giờ phút này người nào còn mẹ thì nên biết mình là người có diễm phúc. Trên đời này không có niềm vui nào bằng niềm vui còn mẹ, và cũng  không  có nỗi buồn nào xót xa bằng nỗi buồn mất mẹ:

“Con có mẹ con còn tất cả,

Mẹ đi  rồi tất cả cùng đi

Trong huyệt lạnh mẹ có nghe con khóc

Khóc bây giờ và mãi mãi ngàn sau.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, nổ ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, cuộc chiến tàn khốc ở Châu Âu, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto từng tuyên bố: “Giờ đây khi những chiếc mặt nạ đã tháo xuống, sẽ chỉ còn lại bộ mặt lạnh lùng của chiến tranh.” Nguyên thủ quốc gia Phần Lan, tại vị hơn một thập niên, đã gặp gỡ Tổng thống Vladimir V. Putin nhiều lần theo chính sách của Phần Lan trong việc tiếp cận với Nga, quốc gia có chung đường biên giới dài gần 835 dặm. Tuy nhiên, chính sách đó, cùng với ảo tưởng của Châu Âu về việc ‘làm ăn bình thường’ với ông Putin, đột nhiên tan thành mây khói.
Trong tuần qua, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khi họp báo nhân chuyến thăm Kazakhstan đã nói rằng nếu Trung Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ TQ với Mỹ và phần còn lại của thế giới: Ông nói: "Trung Quốc không thể hai mặt khi nói đến sự xâm lược của Nga ở Ukraine."
Tính đến ngày 24-2-2023, cuộc tấn công của Tổng Thống Nga Putin vào thủ đô Kiev của Ukraine tròn đúng một năm. Nhìn dưới bất cứ góc độ nào, đây là cuôc tấn công trên một qui mô lớn, mỗi mũi nhọn của cuộc tấn công phải được Moskova nghiên cứu tường tận...
Đất nước “được” dẫn dắt bởi một đám người nông nổi, tiểu tâm, ngu tối, và thiển cận nên vấn đề (tất nhiên) không chỉ giới hạn vào ngôn ngữ. Họ còn tạo ra một “cái nền dân trí luôn là mảnh đất cho hận thù, ngờ vực và chia rẽ” nữa...
Sau 20 năm thi hành Nghị quyết về “phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tình hình đoàn kết trong nước và giữa người Việt Nam ở nước ngoài với đảng Cộng sản cầm quyền vẫn mờ nhạt hơn bao giờ hết...
Hôm trước ngày kỷ niệm một năm chiến tranh Ukraine, Đại Hội Đồng LHQ lên tiếng kêu gọi Putin hảy rút hết quân đội Nga ra khỏi biên giới được quốc tế nhìn nhận của Ukraine, ngay lập tức, vô điều kiện (afp), để tái lập một nền hòa bình chánh đáng và bền vững...
Vài lời tâm huyết của Kỹ sư Nguyễn Đức Tiến, một chuyên gia kỳ cựu về Địa chất & Dầu khí, nhân đọc bài chuyên luận công phu “Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu…
Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số các sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát.
Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.
✱ RFI: Hersh cáo buộc các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt bom phá hủy đường ống Nord Stream dưới biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái - Hersh, hiện đã 85 tuổi, đã từng bị buộc tội truyền bá thuyết âm mưu vô căn cứ. ✱ TASS: Liên Hợp Quốc không thể xác minh bài viết của một nhà báo Mỹ về việc Washington đứng sau các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ✱ Russia Today: Quốc hội Nga đã thông qua kiến nghị yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về các vụ nổ vào tháng 9 năm ngoái tại các đường ống dẫn dầu ở biển Baltic mà các thành viên của hội đồng này đã đổ lỗi cho Mỹ gây ra...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.