Hôm nay,  

Trước Thềm Xuân Mậu Tý 2008

23/01/200800:00:00(Xem: 6796)

- Nhà văn Hoàng Tiến

Hà Nội mấy ngày nay trở rét. Gió lạnh từ phương Bắc liên tục tràn về. Rét đậm rét hại. Lại thêm mưa bụi nhớp nháp đường phố. Dự đoán giá cả sẽ tăng mạnh trong dịp tết Mậu Tý. Lam phát đến hai con số. Tiền mất giá. Nhiều cái lo. Nhưng cái lo bao trùm là tin tức về Hoáng Sa và Trường Sa ông bạn môi răng khổng lồ Trung Quốc tuyên bố lập thành phố cấp huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam của họ. Ngang nhiên biến một phần lãnh thổ của Việt Nam thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Phía Việt Nam chỉ phản ứng một cách yếu ớt ở cấp độ người phát ngôn Bộ Ngoại giao là ông Lê Dũng. Thậm chí công an còn ngăn cản những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên biểu lộ lòng yêu nước trước hành vi ăn hiếp của ngoại bang.

Trên thực tế Việt Nam đã nhún nhường chịu thiệt thòi từ Hiệp định biên giới 1999, đến Hiệp định lãnh hải 2000, đến Hiệp định đánh cá chung biển Đông. Nhưng Trung Quốc đâu có dừng lại, họ cậy là nước lớn, dùng chính sách tằm ăn lá dâu, cứ gặm dần, lấn dần. Đến bây giờ là Hoàng Sa, Trường Sa, rồi còn lấn đến đâu nữa cho thỏa mãn lòng tham vô đáy của chủ nghĩa bành trướng" Nghe đồn vùng biên giới Quảng Ninh đã có chuyện. Rồi vùng đánh cá chung hai nước gần đảo Bạch Long Vĩ cũng xảy ra chuyện...

Người ta lớn, bởi vì anh quỳ xuống

Ai nói thế nhỉ" Chảy trong máu huyết tôi một luồng khí hổ thẹn làm đỏ da mặt. À, ông Marat, một vip trong cuộc cách mạng Pháp 1789. Vẳng lên bên tai câu nói của ông ghi bằng tiếng Pháp chúng tôi được học khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường thời Pháp thuộc:

On est grand, parce-que vous vous mettez à genoux

Phải rồi, nếu chúng ta cứ khom lưng trước người anh em khổng lồ thì mãi mãi chúng ta là chư hầu của họ, đất nước thành quận huyện của họ. Không! Lịch sử của chúng ta tuy có Trần Ích Tắc, có Lê Chiêu Thống là những vết nhơ cho đất nước, nhưng chúng ta còn có Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung ...viết lên những trang sử huy hoàng cho dân tộc. Để tồn tại và yên ổn, chúng ta đã phải nhún nhường với phương Bắc, đã phải chịu cống nạp vài năm một lần, nhưng chưa bao giờ chúng ta để mất đất. Trong hàng ngàn năm lịch sử, chúng ta chỉ có một lần mất đất là châu Quảng Nguyên – Cao Bằng cho nhà Tống, nhưng sau đó nhờ ngoại giao khôn khéo ta đã lấy lại được Quảng Nguyên, đổi lại ta thả những người bị bắt ở châu Khâm, châu Ung, châu Liêm những vùng đất Lý Thường Kiệt đã đem quân sang đánh và biếu nhà Tống hai con voi trắng. Sau này tiếc của người Tống làm thơ than vãn:

Nhân tham Giao Chỉ tượng

Khước thất Quảng Nguyên kim

(Vì tham voi Giao Chỉ

Để mất vàng Quảng Nguyên)

Quảng Nguyên có mỏ vàng Đồng Tụ. Là đất của Đại Việt ta thời Lý Nhân tông. Còn bây giờ thì nó nằm sâu đến 20 km trong lãnh thổ Trung Quốc rồi.

Đời nhà Lê, sử sách ghi: “Một hôm được tin rằng, người nhà Minh (Trung Quốc) đem binh đi khắc địa giới, (vua Lê) Thánh Tông liền cho người lên do thám thực hư. Ngài bảo với triều thần rằng: “Ta phải giữ gìn cho cẩn thận đừng để cho ai lấy mất một phân núi, một tấc sông của vua Thái tổ để lại” (Việt Nam sử lược. Trần Trọng Kim. Trang 250).

Thế mà đến triều đại cộng sản, ta lại để mất đất. Các vị lãnh đạo nghĩ sao đây" Những thác Bản Giốc, núi Lão Sơn, rồi suối Phi Khanh trước Ải Nam Quan đã thuộc về Trung Quốc. Những cột mốc biên giới cùng đường sắt bị di chuyển lấn đất khi Trung Quốc sang làm đường giúp ta ở Đồng Đăng – Lạng Sơn thời chiến tranh chống Mỹ. Rồi trước khi ta giải phóng miền Nam, thì Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa trong tay quân lực Việt Nam Cộng Hòa (1974). Hồi ấy ông Hoàng Tùng là trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa đã giải thích rằng: “Các đồng chí Trung Quốc giữ hộ ta đấy thôi, sau này sẽ trả cho ta. Tinh thần quốc tế vô sản ấy mà. Lo gì.”

 Hiệp định biên giới 1999 nghe đâu bị mất 800 km vuông.

 Hiệp định lãnh hải bị mất 11.000 km vuông.

 Hiệp định đánh cá chung biển Đông thì rõ ràng là lợi cho Trung Quốc vì họ nhiều tàu đánh cá hơn ta, lại nhiều tàu to hơn ta.

Điều đáng buồn lòng cho đến nay nội dung những hiệp định trên cùng bản đồ kèm theo không được công bố cho dân chúng biết, thành ra những con số truyền tin trên mới chỉ tiếp cận sự thực, chưa thật chuẩn xác. Một lối làm việc rất cửa quyền ở Việt Nam.

Và bây giờ là Hoàng Sa và Trường Sa, Trung quốc tuyên bố là đất của họ, lập ngạch hành chính cấp huyện quản lý ngang nhiên, đưa diện tích tỉnh Hải Nam thành một tỉnh lớn nhất hành tinh, bằng 1 phần 4 Trung Quốc. Tôi đã nhìn thấy tiền giấy Trung Quốc in riêng cho quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa. Không hiểu họ còn định làm những trò gì..

Nguyên ủy xa xôi là bức công hàm của ông Phạm Văn Đồng gửi thủ tường Trung Quốc Chu Ân Lai, tán thành những lời tuyên bố của họ năm 1958 về lãnh thổ, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa. Có lẽ lúc ấy ta quá lý tưởng về chủ nghĩa cộng sản, quá ngây ngất trong tình quốc tế “bốn phương vô sản đều là anh em”, lại nôn nóng việc giải phóng miền Nam cần nhiều giúp đỡ, nên đã hớ hênh gửi công hàm. Hậu quả di hại cho con cháu bây giờ.

Nhún nhường không phải là phương cách tốt nhất để bảo vệ địa giới non sông. Nhất là nhún nhường với người hàng xóm từ lâu đã có dã tâm bành trướng.

Vậy phải làm thế nào"

Marat kêu gọi dân chúng Pháp:

Hỡi đồng bào! Hãy đứng thẳng người lên

(Citoyens! Levez – vous droitement)

Mỗi người hãy đứng thẳng người lên trong cương vị của mình mà đối thoại, mà hành xử, thì cái anh khổng lồ kia sẽ không còn là khổng lồ nữa. Anh ta sẽ bình đẳng như ta thôi.

Lại nhớ đến một bài học trong sách giáo khoa thuở nhỏ. Chuyện kể rằng: gió thổi rơi một tổ chim xuống đất. Những chú chim non chiếp chiếp gọi mẹ. Một con chó săn đánh hơi đi tới. Bỗng con chim mẹ sà xuống, xù lông, nhảy chanh chách trước mõm con chó. Nó khiến con chó hoảng sợ lùi lại, nhe răng gầm gừ. Trước sự dũng cảm của chim mẹ quên mình bảo vệ đàn con, người chủ săn cảm phục, quát con chó, và đặt lại tổ chim lên cây.

Lòng yêu tổ quốc khiến con người thành dũng cảm. Có dũng cảm mới bảo vệ được non sông. Tôi muốn nhắn nhủ với các vị lãnh đạo hiện nay rằng, các vị hãy cứng rắn lên, hãy xù lông ra như con chim mẹ, mọi người sẽ ủng hộ các vị, dân tộc đứng đàng sau các vị. Kể cả như tôi, 76 tuổi rồi, nếu cần cũng xin làm một bạch đầu quân góp phần bảo vệ non sông đất nước.

Chúng ta đã từng lấy ít chọi nhiều, dùng yếu đánh mạnh, và đã gây được vẻ vang. Quân Mông Cổ xưa đánh đâu được đấy, tung hoành khắp châu Á, châu Âu, chiếm cả Trung Hoa rộng lớn tạo nên triều đại nhà Nguyên. Ấy thế mà sang ta ba lần thì ba lần phải ôm đầu máu chạy về. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới mong thoát chết. Lê Lợi chém tướng giặc Liễu Thăng ở Ải Chi Lăng, làm quân Minh vỡ mật bay hồn. Quang Trung dụng binh thần tốc đánh tan 20 vạn quân Thanh trong chớp nhoáng...

Về mặt bang giao, ông Giang Văn Minh (hiện được đặt tên phố) đi xứ sang Tàu đã không làm hổ thẹn đất nước. Bên Tàu ra vế đối: “DDồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến nay vẫn còn bám rêu xanh đấy). Nhắc chuyện Mã Viện đánh ta rồi dựng cột đồng, có ý ngạo mạn, đe dọa. Sứ giả Giang Văn Minh đáp: “DDằng giang tự cổ huyết do hồng” (Sông Bạch Đằng từ xưa máu chảy thành đỏ vậy). Nhắc chuyện Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên ở Bạch Đằng giang. Câu đối chữ chọi chữ, ý chọi ý, chiến công chọi chiến công. Thật khí phách! Ông Giang Văn Minh đã dứng thẳng người lên trước thiên hạ.

Còn chuyện tiếu lâm dân gian thì không thiếu những chuyện đốp chát thẳng thừng, bằng vai phải lứa, tự khẳng định mình với người anh em khổng lồ phương Bắc. Trạng Quỳnh giả làm người lái đò chở sứ giả Tàu. Viên quan Tàu chợt đánh trung tiện, đỏ mặt, chữa thẹn bằng một vế đối: “Sấm động Nam bang” (Tiếng sấm vang nước Nam). Trạng Quỳnh ta liền đứng trên thuyền vén quần tè một bãi xuống sông đối trả: “Vũ qua Bắc hải” (Mưa qua biển Bắc). Người Việt đâu có chịu lép người Tàu.

Lại nữa, bà Đoàn Thị Điểm (người phụ nữ hay chữ nhất Việt Nam) đóng giả vai vợ người lái đò, mặc váy, ngồi hớ hênh để cái của ấy ra. Sứ giả Tàu liếc thấy, hỏi lỡm bà Điểm: “An Nam nhất thốn thổ, đắc đa thiểu nhân canh” (nghĩa: một tấc đất An Nam được bao nhiêu người cày). Bà Điểm liền đáp: “Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất” (nghĩa: các ông đại phu phương Bắc đều ở cái chỗ ấy mà ra). Phụ nữ Việt đâu có kém cựa với sứ giả Tàu.

Năm hết tết đến, nhắc lại ít chuyện xưa để sưởi ấm lòng mình, cùng giốc bầu tâm sự với bạn bè thanh khí. Người Việt ta không phải là giống ngu hèn, và không đời nào chịu làm giống ngu hèn. Bài toán khó đến đâu cũng có cách giải quyết. Bạn nói khích: “Ông thử giải quyết xem sao. Chê trách thì ai chả chê trách được.”

Vậy thì tôi thử đề xuất một ý kiến với lãnh đạo cùng với mọi người nghe xem có lọt tai không.

Ta đã biết dã tâm của Trung Quốc là bành trướng. Họ lại ở ngay sát nách ta. Ta đã nhún nhường, nhưng họ cứ lấn tới. Vậy có một cách, trong binh pháp Tôn tử gọi là: “Mượn oai hùm xa, trấn báo dữ gần”. Nói theo cách trị bệnh của Đông y là cân bằng âm dương. Nghĩa là cân bằng lực lượng với Trung Quốc. Muốn thế phải liên minh với nước mạnh. Các nước nhỏ quanh Trung Quốc đã làm thế, và họ được yên ổn để làm ăn. Như Nhật Bản, như Nam Hàn, như Đài Loan, như Philippines, như Australia ... Nói rõ ra là liên minh với Mỹ.  Tìm sự bảo vệ của Mỹ để tồn tại và phát triển.

Việc làm này Trung Quốc không thể trách ta được. Mười sáu chữ vàng tuyên bố chung với Việt Nam họ không tôn trọng. Chính họ đã đẩy ta phải chọn tới giải pháp này.

Cái khó trong việc liên minh với Mỹ lại thuộc nội tình ở Việt Nam. Vì nhiều chục năm qua ta đã tuyên truyền trong nhân dân: Mỹ là kẻ thù số một. Nay phải xóa sổ nét tâm lý ấy không phải dễ dàng. Nhưng khó khăn trong dân không bằng khó khăn trong hàng ngũ các cán bộ cao cấp, các lão thành cách mạng, các cựu chiến binh. Đến bây giờ mà có người còn nói về thế giới chia làm hai phe có bốn mâu thuẫn; con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội là ai thắng ai" Tư bản hay vô sản" Thế mới biết, thay đổi về nhận thức tư duy khó khăn gấp nhiều lần thay đổi về kinh tế thị trường, khoa học giới tính hay giáo dục công tư...

Xin quý vị cùng thử suy nghĩ xem sao. Nếu có đáp số nào tốt hơn mong đưa ra cùng bàn bạc. Việc nước là việc chung, không phải việc riêng của Đảng Cộng sản.

Người già nghĩ được đến đâu nói đến đấy. Không sợ tai vạ. Không sợ mếch lòng. Không cầu danh lợi.

Người Việt Nam đau khổ nhiều rồi, chiến tranh nhiều rồi, ai cũng muốn được yên ổn làm ăn xây dựng đất nước một cách hòa bình. Nhưng nếu họ không để ta yên ổn làm ăn, cứ ăn hiếp hoài, thì ta phải hành xử theo cách cha ông đã hành xử: “Tố hoạn nạn hành hồ hoạn nạn” (gặp hoạn nạn hành xử theo hoạn nạn – Phan Chu Trinh). Ông cha ta còn dạy: “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (thà chịu chết chứ không chịu nhục).

Những người yêu nước thì bất cứ thời đại nào, bất cứ ở nơi đâu, không chia ranh giới, dân tộc, tôn giáo, đều đáng kính trọng. Ông Văn Thiên Tường đời nhà Tống (triều đại đã từng xâm lấn Việt Nam) nhưng ông Tường chống giặc Kim xâm lược đất nước, rất đáng kính phục, có hai câu thơ được trân trọng lưu truyền trong giới bút mực Việt Nam:

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.

(Người ta sinh ra ai là người không chết

Lưu giữ chút lòng son rọi sử sách mai sau).

Đến đây xin tạm dừng bút. Ngẩng đầu nhìn đồng hồ đã 5 giờ chiều. Hoàng quân đến chơi tay cầm mấy bông đào phai, biết tôi thích chơi đào đĩa nên đem cho. Chúng tôi tìm đĩa cắm đào. Trời vẫn mưa bụi bay. Bỗng nổi hứng, chúng tôi mặc áo khoác ngoài, rủ nhau ra phố. Đi trong bụi mưa giá rét những ngày áp Tết có cái thú riêng của nó. Cùng sóng đôi như một cặp tình nhân, nhìn thiên hạ sắm Tết, tôi bỗng hỏi Hoàng quân:

- Tôi đố ông biết chiếc hộp tai vạ của nàng Pandore (1)mở ra gây biết bao tai họa cho loài người, thì còn lại là cái gì"

Hoàng quân ghé tai tôi thầm thì:

- LESPÉRENCE!

Tôi cũng thầm thì:

- Là HY VỌNG. Phải rồi, LESPÉRENCE ! Nhờ hy vọng mà ông và tôi vẫn sống.

Chúng tôi đi trong mưa bụi và giá lạnh, lòng ấm áp thấy đất nước lại vào Xuân.

Đất thiêng Thăng Long                                              

Xuân Mậu Tý (2008)                                                                        

Nhà văn Hoàng Tiến

Địa chỉ:  Nhà A 11  Phòng 420, Thanh Xuân Bắc – Hà Nội

GHI CHÚ:

(1) Pandore: Nhân vật thần thoại Hy Lạp, đẹp mê hồn và cực thông minh. Jupiter cho con gái xuống trần kết duyên cùng Epiméthée, đưa cho một chiếc hộp, dặn không được mở xem. Épiméthée tò mò, nhân vợ đi vắng, mở trộm ra xem. Thế là bao nhiêu tai họa từ trong chiếc hộp bay ra gieo rắc khắp thế gian. Cái còn lại trong đáy hộp là NIỀM HY VỌNG (L ESPERENCE).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.