Hôm nay,  

Chính Sách Tự Hủy Diệt

29/12/200700:00:00(Xem: 8292)

(Thế hệ 1.5)

Tiếp tục chính sách "Dâng Đất Cầu Hoà là Hành Động Tự Hủy Diệt" tương lai và sự sống của hàng trăm triệu con dân Việt khi Trung Quốc áp dụng chủ thuyết chính trị địa lý (geopolitics); đeo đuổi đường lối bá chủ vùng biển Đông Nam Á bằng sức mạnh và chính sách bành trướng kinh tế, quân sự và chính trị.   Trung Quốc ráo riết giành độc quyền khai thác dầu hoả và khí đốt, đường biển, gia tăng sự hiện diện quân sự ở eo biển Malacca (Strait of Malacca) và hoạt động hải quần ở Hoàng Sa và Trường Sa.  Nhận thức được mối nguy hại của chính sách Tự Hủy Diệt và nguy cơ bị xâm lăng của phương bắc, người dân Việt khắp nơi trên thế giới đã dấy lên tinh thần quốc gia và dân tộc tính, để bảo vệ lãnh thổ mà tổ tiên ông cha đã bỏ công gầy dựng mấy ngàn năm qua.  Lịch sử tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia yếm thế ở trong vùng thường gắn liền với giải pháp quân sự. Do đó, mong đợi giải pháp " Thương Thuyết Toàn Phần" bằng đường ngoại giao là ảo tưởng khi giềng mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng lòng tham và tính nghi kỵ.  Tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa không nằm ngoài trường hợp ngoại lệ bởi vì tầm chiến lược quân sự, kinh tế và chính trị của hai quần đảo này đối Trung Quốc trong giai đọan này.

Trung Quốc đang đối đầu với tình trạng khủng hoảng năng lượng do nhu cầu tăng trưởng của kinh tế và xã hội.  Theo ước tính của Liên Hợp Quốc và các cơ quan nghiên cứu năng lượng, nhu cầu tiêu thụ năng lượng của các quốc gia đang phát triển trong vùng gia tăng hàng năm từ 4 đến 5 phần trăm, kể từ thời điểm bây giờ cho đến năm 2025- hay là 34 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2025.  Riêng một mình Trung Quốc chiếm hơn 1 phần 3 của tổng số lượng dầu hoả cần dùng. Từ giữa năm 2007 đến 2020, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc tăng hơn 100%.  Sách Trắng Năng Lượng của TQ đã đề cập chi tiết về nhu cầu tìm kiếm nguồn năng lượng mới, được tiết lộ cho thế giới, sau khi sinh viên, thanh niên, trí thức và cộng đồng Việt Nam trên thế giới biểu tình phản đối về hành động xâm chiếm Trường Sa và Hoàng Sa của TQ.  Hoàng Sa và Trường Sa là mục tiêu Trung Quốc cần chiếm đoạt trong giai đoạn này bởi vì trữ lượng dầu hoả và khí đốt khổng lồ.  Theo ước tính riêng Trường Sa, trữ lượng dầu có thể lên 17.7 tỷ tấn- lớn hơn cả nguồn trữ lượng của Kuwait; và đứng thứ tư trên thế giới. Một yếu tố ngắn hạn nhưng đầy cám dỗ đó là món lợi nhiều kinh tế khổng lồ mà dầu hoả và khí đốt có thể mang lại- giá dầu thô lên đến gần 90 đô la mỗi thùng.  Do đo, kế hoạch thôn tính Hoàng Sa và Trường Sa là hành động đầy tính toán nằm trong chiến lược của Trung Quốc.

Hoàng Sa và Trường Sa có tầm chiến lược biển đông và quân sự cao, do thiên nhiên tạo nên- nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.  Ngòi nổ Hoàng Sa và Trường Sa lẽ ra xảy ra dữ dội vào cuối thập niên 80, khi tàu chiến Trung Quốc đánh chìm tàu hải quân Việt Nam và chiếm 6 hòn đảo trong vùng Trường Sa; tuy nhiên, hai biến cố chính trị thế giới đã tạm đè nén chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc vào năm 1989 đó sự sụp đổ của khối cộng sản Đông Âu và Quãng Trường Thiên An Môn.  Tham vọng thôn tính toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay một số hòn đảo chiến lược, để độc quyền tuyến đường hàng hải chiến lược nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đặc biệt vận chuyển dầu hỏa và hàng hóa từ Trung Cận Đông và Phi Châu qua eo biển Malacca, luôn nằm trong mục tiêu chiến lược hàng đầu của TQ. Theo ước tính, hơn 50 phần trăm số lượng tàu bè vận chuyển hàng hoá trên thế giới lưu thông trên trục lộ đường biển này; và hơn 70 phần trăm số lượng dầu thô nhập khẩu từ Trung Cận Động và Phi Châu đến thị  trường Á châu bằng con đường này.  Bên cạnh đó, Trung Quốc có kế hoạch bành trướng hoạt động hải quân và hiện diện quân sự ở gần eo biển Malacca (Strait of Malacca).  Eo biển Malacca có thể giúp TQ quan sát mọi hoạt động thương mại trên biển và hoạt động quân sự giữa Ấn Độ Dương, Trung Cận Đông và Đông Nam Á.  Vì vị thế chiến lược quân sự và hàng hải, chiếm Hoàng Sa và Trường Sa là ưu tiên chiến lược hàng đầu của Trung Quốc trong thời gian này. 

Hoàng Sa và Trường Sa còn đóng vai trò quân bình cán cân quyền lực quân sự, kinh tế và chính trị giữa các cường quốc trong khu vực: Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Indonesia, Việt Nam, đặc biệt quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng.  An ninh và ổn định của vùng Đông Nam Á (ĐNA) là mối bận tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế, khi 3 trong 4 nền kinh tế lớn nhất và một nữa dân số thế giới tập trung ở vùng ĐNA.  Trung Quốc coi thời điểm hiện tại là cơ hội ngàn vàng để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ bằng chủ thuyết chính trị địa lý.  Sau  khi Hoa Kỳ gọi TQ là kẻ cạnh tranh chiến lược và đang thay đổi chính sách quân sự ở ĐNA có lợi cho chính sách bành trướng của TQ.  Theo chính sách mới, Hoa Kỳ sẽ tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Trung Quốc, nếu xung đột vũ trang xảy ra giữa Trung Quốc và quốc gia trong khu vực (áp dụng cho Đài Loan, Phillipines, Indonesia và Việt Nam).  Đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi chiến lược của mình trong vùng bằng cách giúp phương tiện, kỹ thuật cho các quốc gia để hiện đại quốc phòng.  Yếu tố thời gian có lợi thế cho ý đồ chiến lược của Trung Quốc.  Nhật Bản đang ráo riết vận động Hoa Kỳ và dân chúng Nhật để thay đổi hiến pháp.  Qua đó, Nhật Bản có thể tái vũ trang để bảo vệ lãnh thổ Nhật mà không cần đến chính sách bảo hộ an ninh của Hoa Kỳ.  Nhật Bản luôn là mối bận tâm của Trung Quốc bởi vì Trung Quốc không thể lấn áp Nhật Bản ở Đông Á. Thêm vào đó, Trung Quốc phải ra tay chiếm ưu thế quân sự trước khi Ấn Độ trở thành đối thủ cạnh tranh kinh tế, quân sự và chính trị ở trong khu vực.  Với đà phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và quân sự của Ấn, trong vòng 5 đến 10 năm tới, Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn để thực thi chính sách bành trướng ở trong khu vực và thế giới.  Cho nên, mọi nổ lực và tập trung của TQ trong thời điểm này đều nhắm vào Trường Sa và Hoàng Sa. 

Vì tầm chiến lược của Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam không thể tiếp tục áp dụng chính sách “Dâng Đất Cầu Hoà” bởi vì ngoài tính sai lầm chiến lược mà nó còn mang tính tự hủy diệt.  Bốn mặt Đông, Tây, Nam và Bắc sẽ bị vây hãm bởi Trung Quốc.  Tương lai, sự sống và thịnh vượng của hàng trăm triệu con dân Việt sẽ bị khống chế bởi chính sách đồng hoá của Trung Quốc bằng sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị.  Lịch sử đã dạy con dân đại Việt, Trung Quốc luôn dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp biên giới (đường bộ và thủy) và sẽ không bao giờ thỏa mãn lòng tham và tính đòi hỏi quá đáng của họ; cho dù Việt Nam tiếp tục dâng đất cầu hoà.  Bửu bối chống ngoại xâm của Dân tộc Việt, xuyên qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước- bao nhiêu lần đẩy lùi mọi cuộc xâm lăng của nhiều triều đại Trung Hoa, và tiếp tục là vũ khí quyết định trong cuộc chiến sống còn (nếu xảy ra) giữa dân Tộc Việt và Trung Quốc, đó  tinh thần quốc gia và dân tộc tính của người Việt.  Vì vậy, trách nhiệm và vai trò của chính phủ bây giờ là phải nổ lực khôi phục và xây dựng tinh thần quốc gia và dân tộc tính cao ở người Việt cùng với chính sách khai phóng xã hội, chính trị, hiện đại hoá quốc phòng, và xây dựng liên minh kiềm hãm chính sách bành trướng với Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Indonesia để đầy lùi nạn xâm lăng-chứ không phải “Land For Peace”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù đã có sự thu xếp trước từ ban tổ chức trung ương Đảng, dù đã có đàn anh Trung Quốc chấp thuận, tình hình nhân sự nội bô Đảng trước ĐH X
Vấn đề mà cả hai bạn thường thắc mắc với tôi đã có câu trả lời rồi đấy. Hai chủ nhật vừa qua, những gì đã xảy ra trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội
Một bản tin của Việt Báo đã nhầm lẫn tên của một nhà hoạt động trong khi tường thuật về một sinh hoạt ở San Jose. Việt Baó trân trọng cáo lỗi
Đây là một chương trình phát hình tiếng Việt ở địa phương vùng Hoa Thịnh Đốn, được thực hiện
Mỗi năm, bắt đầu về lúc giao thừa đón năm mới, hàng loạt các luật lệ mới của liên bang
Những dịp dể cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởngđể cùng rung động …thật là hiếm có
Tại nhà hàng Seafood Place #2 vào lúc 7 giờ tối thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2007, hơn 500 Chư Tôn Đức Tăng Ni
Trung Quốc sẽ vĩnh viễn cắm cờ ở Trường Sa" Một trang web chuyên bán các loại tiền lạ cho người sưu tập toàn cầu
Năm 2007 sắp trôi qua, trong năm 2007 các hoạt động tranh đấu dân chủ nhân quyền cho Việt Nam diễn ra sôi động khắp nơi ở trong nước và trên thế giới
Anh mà giết em, thầy mà giết trò, cái cớ không phải một sớm một chiều, mà do những nguyên nhân sâu xa và tiềm ẩn. Tình nghĩa chỉ là giả nhân giả nghĩa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.