Hôm nay,  

Nhà Dân Chủ Trong, Ngoài VN: Phải Quý Trọng SV Biểu Tình

12/27/200700:00:00(View: 7424)

(Sài Gòn - VNN) Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở Hà Nội và Sài Gòn trong vài tuần qua bắt nguồn từ tin chính quyền Bắc Kinh đã quyết định thiết lập một thành phố cấp huyện trực thuộc tỉnh Hải Nam, đặt tên là thành phố Tam Sa, bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Trong lúc tỏ ý thán phục tinh thần yêu nước cao độ của dân chúng, đặc biệt là những người thuộc tầng lớp sinh viên học sinh, một số nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam cho rằng những vụ xuống đường này còn có nhiều ý nghĩa quan trọng bên cạnh việc bộc lộ sự bất bình đối với những hành động của chính phủ Trung Quốc. Phát biểu qua đài VOA, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng đang bị nhà nước CSVN giam lỏng ở Sài Gòn, cho biết ý kiến như sau:

"Ta có thể thấy đây là lần đầu tiên toàn dân tộc vượt lên trên mọi bất đồng để có tiếng nói chung trước nạn ngoại xâm. Tuy vậy, Bộ Chính trị Đảng CSVN chỉ muốn mọi người đừng lôi ra những sai lầm của họ trong quá khứ, chấp nhận chuyện đâm lao phải theo lao để có phản ứng vừa phải thôi. Trong khi đó, dân tộc ta muốn hiểu rõ mọi sự tình đầu đuôi từ xưa đến nay để có phản ứng chính xác và hiệu quả trước sự việc Trung Cộng ngang nhiên chiếm Hoàng Sa và Trường Sa."

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, người đứng đầu một phong trào dân chủ có tên là Cao Trào Nhân Bản Việt Nam cho biết rằng, hồi tháng giêng năm 2002, ông đã viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch nước Trung Quốc để phản đối hiệp định biên giới trên bộ và trên biển mà Hà Nội và Bắc Kinh đã ký kết trước đó.

Qua đài VOA, Ông đã giải thích thêm như sau: "Lập trường đúng đắn của dân tộc ta là đất nước Việt Nam là của chung của mọi người dân Việt Nam - tất cả công dân trong cũng như ngoài nước đều có bổn phận bảo vệ lãnh thổ tài nguyên do tiền nhân dày công để lại, không ai được độc quyền yêu nước, và cũng không một ai, một đoàn thể, hay đảng phái nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, có thể nhân danh dân tộc Việt Nam ký kết những văn bản bán nước cho ngoại bang. Trên căn bản đó, nhân dân Việt Nam không bị ràng buộc bởi Hiệp định phân định ranh giới trên bộ ký ngày 31 tháng 12 năm 1999 và trên biển ngày 25 tháng 12 năm 2000 mà chỉ coi rằng đây chỉ là một bước sai lầm của Việt Cộng, đâm lao phải theo lao, đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi tổ quốc -- dâng đất để được Trung Cộng ủng hộ với hy vọng được tiếp tục ngồi lại thống trị nhân dân ta. Nhân dân Việt Nam không coi hai hiệp ước trên là có giá trị."

Theo Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, toàn bộ vấn đề phải được trở lại với bản đồ do Pháp vẽ năm 1895 dựa theo các hiệp ước được ký kết giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh. Riêng về vấn đề liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đang có tranh chấp với Trung Quốc, Đài Loan, Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei, Bác sĩ Quế cho biết ý kiến như sau về cách giải quyết.

Trong khi đó tại hải ngoại, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, cựu Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, là một nhà hoạt động dân chủ lâu năm và đang định cư ở tiểu bang Virginia của Mỹ. Ông cho rằng thay vì chỉ phản ứng chiếu lệ và ngăn chận những cuộc biểu tình của người dân Việt Nam theo đòi hỏi của Trung Quốc, chính phủ ở Hà Nội cần có những hành động cụ thể và quyết liệt hơn.

Giáo sư Hoạt nói: "Thứ nhất là không phải chỉ lên tiếng mà cần phải đưa vấn đề này ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Bởi vì rõ ràng đây là một sự xâm lăng. Thứ hai là trong thực tế phải có những hoạt động rất cụ thể. Thí dụ như tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2008 của Trung Quốc, không tham gia cho đến khi nào giải quyết được vấn đề Trường Sa. Thứ ba là chính thức công nhận với quốc dân những điều đã ký kết, đã cam kết với Trung Quốc trước đây, và kêu gọi toàn bộ quốc dân ủng hộ những chương trình đòi hỏi của Hà Nội đối với Bắc Kinh."

Trước những cuộc biểu tình chống Trung Quốc của thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước, nhiều nhà hoạt động dân chủ đã tìm cách nối kết diễn tiến này với việc cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền. Một số người nói rằng để chống ngoại xâm một cách có hiệu quả, người dân Việt Nam cần phải tiến hành "chống nội xâm" - nghĩa là dành lại quyền làm chủ đất nước từ tay những nhà cai trị độc tài. Tuy tán thành nhận định vừa kể, giáo sư Đoàn Viết Hoạt cũng cho rằng, mọi người nên quí trọng sự trong sáng của lòng yêu nước của những người trẻ hiện nay và không nên lèo lái họ vào những ý đồ chính trị hạn hẹp. Ông giải thích như sau: "Vì làm như vậy thì một mặt, về mặt chiến thuật, nó sẽ tạo lý cớ để cho đám an ninh công an đàn áp những người thanh niên này. Và thứ hai nữa là chúng ta cũng không nên hạ thấp tinh thần yêu nước và cái lòng trong sáng của thanh niên. Họ hết sức trong sáng và họ hết sức quyết liệt trong vấn đề này. Và chúng ta nên trân trọng và tiếp tay với họ theo cái tinh thần đó."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.
Khi Sài Gòn thất thủ, cha của Bình Lý hòa cùng dòng người đi vào “đêm chôn dầu vượt biển.” để lại quê nhà người vợ và hai đứa con trai còn nhỏ. Sau gần 10 năm, cha và mẹ của anh đoàn tụ ở nước Mỹ. Bình chào đời trên xứ sở tự do, mang trên mình căn cứ người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai. Đúng 50 năm của biến cố 30 Tháng Tư (1975 – 2025), chính anh và những người bạn trẻ khác trong nhóm Viet Place Collective, đã tranh đấu suốt hai năm để thuyết phục giới chức vùng DMV chuẩn thuận cho tên đường Saigon Blvd – Đại Lộ Sài Gòn hiện diện trên một đoạn đường Wilson Blvd thuộc Falls Church.
Mới đây một người bạn online gởi đến một video clip và bản chụp mấy trang trong cuốn Kỷ niệm sân khấu của MC Nguyễn Ngọc Ngạn, hỏi ý kiến tôi về cách ông này kiến giải thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước”. Trong clip -- cắt từ một sản phẩm Paris by Night -- ông Ngạn cho biết trong chương trình trước MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên hỏi ông ý nghĩa của thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước” và lúc đó ông “đoán” ra hai điều: về vần, từ “gái” liền vần với “mười hai” và, về nghĩa, “số 12 trùng với 12 tuổi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.”
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump đã ký khoảng 100 sắc lệnh hành pháp để giải quyết nhiều vần đề cấp bách cho đất nước. Nhìn chung trong toàn cảnh, có nhiều nhận định tỏ ra dè dặt hơn khi cho rằng, một số sắc lệnh này có hiệu lực pháp lý tức thời, một số khác có lẽ chỉ là một màn trình diễn làm thoả lòng mong đợi của đa số cử tri và một số khác còn cần nhiều thời gian hơn nữa để cho các toà án tái thẩm nội dung. Tại sao các giải pháp này không hữu hiệu như Trump tuyên hứa với toàn dân? Sau đây là ba trường hợp điển hình để biện minh tại sao một kỷ nguyên hoàng kim chưa được khởi đầu...
Nhà nước CSVN đã có một cái nhìn bi quan về tình hình chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khi bước vào năm 2025, một năm trước Đại hội đảng kỳ XIV để bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2026-2030...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.