Hôm nay,  

Hệ Thống Giáo Dục Tại Cali: Nhìn Từ Tận Gốc Rễ

17/11/200700:00:00(Xem: 5762)

Cô Giáo Hiệu Trưởng Michelle Drager vào thăm một lớp mẫu giáo tại trường Tiểu Học Stanley thuộc Học Khu Garden Grove.

Vào tháng 3 đầu năm nay 2007, một nhóm chuyên gia về giáo dục từ Trường Đại Học Stanford đã phổ biến bản tường trình của một cuộc nghiên cứu sâu rộng về hệ thống giáo dục tại California. Cuộc nghiên cứu nhằm mục đích thẩm định lại hệ thống giáo dục hiện nay tại California và những nguyên do căn bản đã đưa đến những kết quả về giáo dục hiện nay. Tuy cuộc nghiên cứu không nhằm mục đích đưa ra những đề nghị để cải tổ nền giáo dục, nhưng đã nêu ra những nguyên do chính đã đưa đến tình trạng giáo dục như hiện nay. Kết quả sơ khởi cho thấy Tiểu Bang California đã đứng thứ hạng gần hạng chót trên hầu hết mọi phương diện. Bản tường trình kết quả cuộc nghiên cứu mang tựa đề “Getting Down to Facts: School Finance and Governance in California” hiện đang được phổ biến trên trang nhà lưới điện toán ở địa chỉ www.irepp.net(Institute for Research on Education Policy & Practice – IREPP).

Kết quả cuộc nghiên cứu đã gây chấn động trong hầu hết mọi thành phần trong ngành giáo dục tại California và hoang mang không ít trong các thành phần chuyên gia hay giới chức liên quan đến ngành giáo dục. Cuộc nghiên cứu đã được thực hiện từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 3 năm 2007 với sự tham dự của hàng trăm chuyên gia từ hơn 30 cơ sở nghiên cứu về giáo dục và bao gồm 20 cuộc nghiên cứu khác nhau với những đề tài đặt trọng tâm vào các vấn đề liên quan đến hệ thống chính quyền, luật pháp, hành chánh cũng như tài chánh trong hệ thống giáo dục tại California. Các cuộc nghiên cứu đã xoay quanh 3 vấn đề chính là hiện tình của hệ thống giáo dục hiện nay, làm thế nào để xử dụng các nguồn tài nguyên hiện có một cách có hiệu quả, và những tài nguyên này ảnh hưởng như thế nào với những mục tiêu cần phải đạt được cho học sinh tại California.

* Hiện tình của hệ thống giáo dục tại California

Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy học sinh California đứng hạng thứ 7 thấp nhất trên toàn quốc ở môn toán cấp lớp 8, đứng hàng thứ 3 thấp nhất trong môn Anh Văn và đứng thứ 2 thấp nhất trong môn khoa học.  Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng điểm thi của học sinh tại California được xếp hạng thấp tại vì có đông học sinh gốc La Tinh. Thực ra, ngay cả khi so sánh trình độ của học sinh gốc La Tinh trên toàn quốc, học sinh gốc La Tinh tại California vẫn đứng thứ 4 thấp nhất trên toàn quốc. Nói chung, học sinh tại California chỉ có thể cạnh tranh được với khoảng ½ các học sinh khác trên toàn quốc hay ¼ học sinh có trình độ thấp nhất tại Tiểu Bang Massachusetts, tiểu bang có điểm thi toán cấp lớp 8 cao nhất trên toàn Hoa Kỳ.

Nếu xét trên mức độ tài trợ cho mỗi học sinh tại California, chi phí tài trợ cho mỗi học sinh tại California là vào khoảng từ $8,000 đến $10,500, tức chỉ khoảng $630 thấp hơn mức độ tài trợ tại hầu hết các tiểu bang khác. Tiểu bang California còn có tỉ lệ học sinh cho mỗi thầy cô, mỗi viên chức giám hiệu ở mỗi trường hay học khu cao nhất trên toàn Hoa Kỳ.

Các kết quả này không có nghĩa là học sinh tại California không có đủ trình độ cần thiết để ra đời hay tiến thân, nhưng chỉ nói lên rằng hệ thống giáo dục tại California đã không xử dụng các tài nguyên hiện có một cách hiệu quả để đạt được các kết quả cần thiết để có thể cạnh tranh với hệ thống giáo dục tại các tiểu bang khác.

* Hiện tình chính sách giáo dục tại California

Kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy rằng đổ thêm tiền vào hệ thống giáo dục như hiện nay sẽ không làm gia tăng trình độ học vấn học sinh như mong muốn. Thực ra, tình trạng giáo dục hiện nay được gây ra bởi các phương cách xử dụng các nguồn tài nguyên hiện có một cách không hiệu quả. Quan trọng nhất là các chính sách sau đây:

-- Chính sách giáo dục gò bó từ trung ương hay trong hệ thống luật pháp không tạo điều kiện hay khuyến khích các giáo chức địa phương thi hành các phương hướng nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tế hay gia tăng trình độ học vấn của học sinh. Hậu quả là các tài khoản được chi tiêu có thể chỉ để đáp ứng các nhu cầu của luật lệ hơn là đem lại ích lợi thực tế cho học sinh.

-- Chính sách đào tạo, huấn luyện, tu nghiệp, thuê mướn hay đuổi việc các giáo chức tạo nhiều khó khăn cho việc duy trì lực lượng thầy cô giáo giỏi và có khả năng trong việc giảng dạy. Tại California, một khi giáo chức đã làm việc sau hai năm và đã được vào ngạch trật, thủ tục đuổi việc có thể kéo dài nhiều năm và tốn kém có thể lên đến hàng trăm ngàn Mỹ kim.

-- Hệ thống phân phối tài khóa không được đồng đều hay hợp lý vì mỗi cấp trường học, học khu hay khu vực đều có những nhu cầu riêng. Sự ràng buộc trong cách phân phối tài khóa giữa nhiều chương trình giáo dục không ăn khớp hay có khi đối nghịc với nhau.

-- Các thành phần giáo chức hay chính quyền không có những dữ kiện cần thiết hay cập nhật để điều chỉnh các chính sách được đưa ra. Các chính sách cứ liên tục thay đổi và tiểu bang không có một hệ thống thâu thập dữ kiện để thẩm định hiệu quả cho mỗi chính sách để rút kinh nghiệm cho những chính sách sau đó.

* Những chính sách mang lại kết quả tốt

Mặc dầu kết quả cuộc nghiên cứu không nhằm đưa ra những đề nghị để cải tổ nền giáo dục tại California, bản báo cáo đã đưa ra nhiều chính sách giáo dục đã đem lại nhiều hiệu quả rất đáng được lưu ý. Một vài những chính sách đó gồm những chương trình như sau:

-- Đơn giản hóa hệ thống luật lệ liên quan đến ngành giáo dục và cho phép các viên chức tại địa phương có nhiều thẩm quyền để lựa chọn hơn. Chính sách tài trợ cũng cần được đơn giản hóa và cho phép các viên chức địa phương được nhiều thẩm quyền hơn.

-- Hỗ trợ nhiều hơn cho chính sách đào tạo, huấn luyện và thuê mướn các thầy cô giáo, kể cả các chương trình huấn luyện tu nghiệp, thẩm định khả năng giảng dạy và trả tiền lương bổng hay phụ cấp thích đáng. Các giáo chức cần có khả năng sa thải các thầy cô giáo không có khả năng giảng dạy một cách dễ dàng.

-- Gia tăng giờ học đối với các học sinh thuộc diện hay gặp khó khăn, ví dụ như học sinh gốc thiểu số, học sinh đang học Anh ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ, thuộc gia đình có lợi tức thấp, hay bị khuyết tật. Các học khu cần phải có khả năng phát họa các chính sách riêng đối với các thành phần học sinh hay gặp khó khăn này và cần được sự hỗ trợ đặc biệt hơn để phục vụ các thành phần học sinh này một cách hữu hiệu.

-- Gia tăng việc xử dụng dữ kiện để thẩm định tình trạng học vấn theo kết quả của mỗi chương trình giảng dạy và điều chỉnh các chính sách giáo dục theo nhu cầu của các dữ kiện này. Tránh thay đổi chính sách giáo dục khi chưa có dữ kiện cho thấy hiệu quả của mỗi chính sách liên hệ.

* Kết luận

Kết quả cuộc nghiên cứu này đã đánh lên một tiếng chuông rất quan trọng để nhắc nhở mọi thành phần trong hệ thống giáo dục tại California tự kiểm điểm lại chính sách giáo dục một cách toàn diện và tận từ gốc rễ của vấn đề. Hầu hết mọi sự thay đổi trong chính sách giáo dục, cho dầu có được nhắc đến trong bản báo cáo này hay không, đòi hỏi sự tham gia tích cực từ mọi thành phần trong hệ thống giáo dục tại California. Sự tham gia một cách thực tâm và tích cực này chính là một khó khăn lớn trong hệ thống giáo dục hiện nay tại California. Chính vì hệ thống giáo dục tại California đã trở thành quá lớn và quá quan trọng cho mọi người, cho nên đòi hỏi mọi thành phần chính trị, thương mại hay quyền lực từ bỏ những bổng lộc của riêng mình để đem lại lợi ích cho lớp trẻ em trong tiểu bang luôn là một vấn đề rất nan giải.

[Luật Sư Nguyễn Quốc Lân hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove tại Quận Cam, California]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN vừa chứng minh rằng tổ chức này vẫn chưa trưởng thành vào tuổi bốn mươi.
Máu chảy ruột mềm! Trong hoàn cảnh của những người lao động VN đình công thiếu thốn
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì
Thời gian từ đầu năm 2007 cho đến nay tất cả các cơ quan truyền thông báo đài trên cả nước Việt Nam tập trung ráo riết tuyên truyền cuộc vận động
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về phần thứ hai của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về Sắc và Không.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.