Hôm nay,  

Đại Hội Đảng TQ: Vài Phân Dân Chủ

10/24/200700:00:00(View: 8827)

...Trung Quốc mới chỉ có vài phân dân chủ, Việt Nam vẫn chưa có được tới một phân...

Đại hội đảng khoá 17 vừa kết thúc tại Trung Quốc đã cho ra mắt tầng lớp lãnh đạo mới cho năm năm tới. Qua cuộc trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Gia Minh thực hiện sau đây, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu những yếu tố đáng chú ý của biến cố này.

- Hỏi: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Sau một tuần họp, đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho ra mắt một tầng lớp lãnh đạo mới của Bắc Kinh. Ban Việt ngữ chúng tội xin đề nghị là chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về biến cố này, với những ảnh hưởng kinh tế và quốc tế lâu dài cho Việt Nam.

Thưa ông, câu hỏi đầu tiên của chúng tôi, cái nhìn sơ khởi của ông về Đại hội này là như thế nào"

- Chúng ta nên nhớ lại một số chi tiết trong diễn tiến của Đại hội này để thấy ra sau một tấm kính mờ nhưng xoay chuyển ở bên trong một Đại hội mà tôi thiển nghĩ là có được vài phân dân chủ và triền miên vấn đề.

Trước khi Đại hội nhóm họp thì đã có một Hội nghị Trung ương đảng của khóa 16 để dàn xếp mọi việc cho Đại hội 17. Ngày hôm sau, 15 tháng 10, Đại hội chính thức nhóm họp trong suốt một tuần, và trong không khí bí mật. Sau đấy, Trung ương đảng mới bầu lên hôm 21 đã có Hội nghị Trung ương đầu tiên vào hôm sau, Thứ Hai 22, để giới thiệu hệ thống lãnh đạo mới. Qua diễn tiến đó, người ta thấy ra là mọi sự đã được dàn dựng chặt chẽ và kín đáo từ trước, như trong một vở kịch, để hạ màn trong tiếng vỗ tay. Vài phân dân chủ là trong cách chọn lựa thế hệ lãnh đạo mới. Và triền miên vấn đề là những gì mà thế hệ lãnh đạo mới sẽ phải vất vả đối phó.

- Hỏi: Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự kiện ông mỉa mai là "vài phân dân chủ". Vì sao ông lại kết luận như vậy"

- Chương trình Việt ngữ chúng ta có may mắn là đúng vào tuần này đã có loạt bài của ông Bùi Tín giới thiệu cuốn sách xuất bản năm 2005 của hai vợ chồng học giả Trương Nhung và Jon Halliday, qua đó người ta thấy con người thật của Mao Trạch Đông. Chủ nghĩa cộng sản và nét văn hoá phong kiến Trung Quốc đã cho phép một bạo chúa như Mao Trạch Đông lên cầm quyền và gieo rắc cái chết cho 70 triệu người dân Trung Hoa.

Hậu quả của tư duy Trung Hoa và cơ chế cộng sản đã khiến cho trong thời đại Mao Trạch Đông và mấy chục năm sau đó, mỗi lần xứ này có thay đổi lãnh đạo là có khủng hoảng. Suốt mấy chục năm ấy, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình có toàn quyền quyết định về lãnh đạo thực tế và hình thức. Cho tới thế hệ thứ ba là Giang Trạch Dân, Trung Quốc mới thử nghiệm thể thức tuyển chọn lãnh đạo tương đối ôn hoà hơn, với Đặng Tiểu Bình là người đề cử Giang Trạch Dân và chọn lựa Hồ Cẩm Đào là người kế nhiệm, 15 năm trước khi ông Hồ Cẩm Đào này lên lãnh đạo đảng, nhà nước và Trung ương Quân ủy hội.

- Hỏi: Theo ông nhận xét thì việc đề cử lãnh đạo lần này có khác gì không"

- Lần này, thể thức đề cử lãnh đạo có phá vỡ khuôn khổ cũ vì cho tới giờ chót, nghĩa là ngày nay, sau khi Đại hội bế mạc, ta vẫn chưa biết là ai sẽ kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào sau Đại hội 18 vào năm 2012. Tôi tạm gọi là được hai phân dân chủ khi việc bổ nhiệm lãnh đạo không được ai đó ngồi sau rèm định trước. Cụ thể là Thường vụ Bộ Chính trị còn khả năng chọn lựa giữa Bí thư Thành ủy Thượng Hải là ông Tập Cận Bình hay Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh là ông Lý Khắc Cường trong năm năm tới, khiến hai ông này còn phải phấn đấu và đạt thành tích.

Trong hiện tại thì ông Tập Cận Bình có tư thế hơn Lý Khắc Cường được nửa bước. Là con trai của Tập Trọng Huân, một đảng viên sáng lập đã từng nhiều lần là nạn nhân của Mao, ông Tập Cận Bình có thể có tư tưởng thông thoáng hơn. Một chi tiết đáng chú ý là Tập Cận Bình đã sinh hoạt trong đoàn Thanh niên Cộng sản - tức là thuộc "đoàn phái" -mà cũng là con ông cháu cha, trong thành phần gọi là "thái tử đảng". Khi còn làm Bí thư Chiết Giang, ông ta giải phóng tư doanh rất mạnh, nhưng cũng lại đẩy mạnh việc lập ra đảng bộ trong các cơ sở tư doanh này.

Nhìn trong viễn ảnh dài thì việc chọn lựa lãnh đạo như thế đã là một bước tiến hóa, nhưng chỉ có vài phân thôi, so với chặng đường rất dài trước mặt để xứ này trở thành thực sự dân chủ, văn minh.

- Hỏi: Trước khi đi qua phần hai là những vấn đề triền miên như ông nói, xin hỏi ông một câu nữa là nhiều dư luận cho rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã thắng, hoặc đã thua, khi gây dựng ảnh hưởng của mình trong bộ Chính trị, là cơ chế lãnh đạo tối cao. Ông nhận xétsao về việc đó"

- Dư luận các chuyên gia quốc tế về Trung Quốc cho rằng sau Đại hội 16 vào năm 2002, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào vẫn phải cố thoát khỏi ảnh hưởng của vị tiền nhiệm là ông Giang Trạch Dân, qua các nhân vật do họ Giang cài lại trong Thường vụ Bộ Chính trị hay bộ Chính trị. Tại Đại hội 17, Giang Trạch Dân vẫn xuất hiện và trước đó hai ngày, Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng là nhân vật thân tín của ông Giang và thực tế có uy quyền nhất sau Hồ Cẩm Đào, lại là người tổ chức Đại hội. Vì những sự kiện ấy, người ta mới kết luận là sau cùng, Hồ Cẩm Đào bị thua vì vẫn phải chia quyền hay nhượng bộ phe cánh của Giang Trạch Dân.

Sự thật thì khi các cấp lãnh đạo phải nhượng bộ nhau như vậy thì cũng chưa hẳn là điều tệ, và việc ông Tăng Khánh Hồng sau đấy đã ra khỏi Trung ương đảng và không còn hiện diện trong bộ Chính trị nữa vì lý do chính thức là tuổi tác, người ta phải thấy là họ Tăng này không dở và có góp phần tổ chức tiến trình chuyển tiếp một cách ôn hoà.

Nếu theo dõi diễn biến Trung Quốc từ lâu, người ta thấy rằng Hồ Cẩm Đào thực sự có thẩm quyền chứ không bị phe cánh họ Giang làm tê liệt. Thí dụ gần đây nhất là khi ông ta bổ nhiệm ông Tạ Húc Nhân làm Bộ trưởng Tài chính thay thế ông Kim Dân Thanh vì họ Kim này liên hệ đến vụ án tham nhũng rất lớn trong một tổng công ty về năng lượng.

- Hỏi: Bước qua phần hai, về những vấn đề triền miên như ông nói, tệ nạn tham nhũng có đúng là vấn đề số một chăng và Đại hội 17 có khả năng giải quyết tình trạng đó không"

- Tôi thiển nghĩ rằng tham nhũng là một thuộc tính của các chế độ độc tài và sẽ tồn tại cùng chế độ nên Đại hội 17 này không thể giải quyết nổi. Một thí dụ có thể kiểm chứng được là nhân vật Giả Khánh Lâm - với bà vợ bị liên lụy nặng với tham nhũng tại tỉnh Phúc Kiến - vẫn trong bộ Chính trị, ở vị trí thứ tư, làm Chủ tịch Hội nghị Chính hiệp. Cao lắm thì lãnh đạo Trung Quốc chỉ có thể xử lý nạn tham nhũng từ bụng trở xuống, trước mỗi kỳ Đại hội đảng, để xoa dịu sự bất mãn của dân chúng mà thôi. Đấy là một vấn đề.

- Hỏi: Ngoài ra, ông còn thấy những vấn đề gì khác trong cái chuỗi triền miên này"

- Tôi cho rằng xứ này vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ tư duy mù mờ để biện minh cho quyền lực, như những tấm áo khoác bên ngoài. Từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, ta vẫn thấy lớp lang từng bậc một, là thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin, thứ nhì, tư tưởng Mao Trạch Đông, thứ ba lý thuyết Đặng Tiểu Bình, thứ tư phương pháp Giang Trạch Dân và thuyết "tam biểu", ba đại diện....

- Hỏi: Và tới Hồ Cẩm Đào thì ông ta tráng thêm một lớp sơn bên ngoài nữa phải không"

- Dạ thưa đúng như vậy, đó là xây dựng "xã hội hài hoà", một khẩu hiệu đề ra sau Đại hội trước vào năm 2002, năm nay được trám thêm một lớp vải dầu là "phát triển khoa học", và khái niệm này sẽ còn được ghi vào trong Hiến pháp. Nhưng đấy vẫn chỉ là khẩu hiệu, mà người ta không thể giải quyết các vấn đề sinh tử bằng khẩu hiệu được.

- Hỏi: Thế nội dung thực tế của các khẩu hiệu này là gì"

- "Xã hội hài hoà" là một cách công nhận những mâu thuẫn và xung khắc của đường lối phát triển lý tài theo kiểu Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân. Đường lối ấy đã đào sâu dị biệt về lợi tức của các thành phần dân chúng, một hiện tượng bất công hoàn toàn đi ngược với lý tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đường lối ấy cũng gây ra mâu thuẫn giữa các tỉnh nằm sâu trong lục địa hay vùng Đông-Bắc với các tỉnh duyên hải miền Đông.

Tiềm ẩn bên dưới là sự thiếu phối hợp giữa trung ương và các đảng bộ địa phương. Khẩu hiệu "xã hội hài hoà" này là một cách sửa sai những tệ nạn xã hội và chính trị do lãnh đạo trước để lại. Bây giờ, Hồ Cẩm Đào phát minh thêm khẩu hiệu "phát triển khoa học" để ngụy trang việc sửa sai dưới hào quang khoa học hầu nâng cao được phẩm chất của sự tăng trưởng cho bền vững hơn và may ra thì tốt đẹp hơn cho môi sinh.

Khi lãnh đạo phải dùng khẩu hiệu như thần chú để khỏi nói tới những chính sách hay biện pháp thiết thực đối phó và sửa sai, ta phải kết luận là Hồ Cẩm Đào không thể làm cách mạng và vẫn chỉ là tìm cách duy trì hiện trạng mà thôi. Ông ta có rất nhiều quyền nhưng vẫn thiếu khả năng vì sức cản trở của cơ chế chính trị độc tài này.

- Hỏi: Trong một chương trình trên diễn đàn này, hôm mùng bốn Tháng Chín, khi nói về việc Trung Quốc tìm cách cải thiện chế độ kiểm phẩm và tăng cường vệ sinh an toàn, ông có nói tới việc Bắc Kinh bổ nhiệm Phó Thủ tướng Ngô Nghi vào chức vụ chỉ huy kế hoạch này với kết luận là bà ta cũng sẽ thất bại. Bây giờ, sau Đại hội 17, bà Ngô Nghi lại ra khỏi Trung ương đảng và bộ Chính trị thì việc cải cách ấy coi như nước lã ra sông"

- Người phụ nữ duy nhất trong bộ Chính trị đã ra đi vì lý do tuổi tác - năm nay bà 69 tuổi - nên việc cải thiện chế độ kiểm phẩm do bà lãnh đạo sẽ lại bị chìm xuồng. Mà dù có còn tại chức, bà Ngô Nghi cũng chẳng thể làm gì hơn. May lắm thì lãnh đạo Bắc Kinh sẽ giữ nhân vật này trong một chức vụ tượng trưng để đi gỡ rối cho họ trên các diễn đàn quốc tế vì sự am hiểu và uy tín của bà. Nhưng bà cũng sẽ chẳng làm được gì hơn vì những vấn đề nằm trong cơ chế và vượt quá khả năng can thiệp của mình.

- Hỏi: Nói về quan hệ quốc tế và suy nghĩ riêng về quan hệ với Việt Nam, Đại hội 17 có báo hiệu gì đặc biệt không"

- Trong bài diễn văn đọc hơn hai tiếng hôm 15, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào có bày tỏ một lập trường tương đối hoà hoãn hơn với Đài Loan nên nhiều người vội suy đoán là Bắc Kinh có thể sẽ có thái độ hữu nghị hơn với các lân bang trong đó có Việt Nam. Tôi thiển nghĩ là ta nên "trừ bì" và gia giảm mọi loại kết luận về đối ngoại như vậy vì năm tới Trung Quốc còn tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh và muốn trưng ra ngoài bộ mặt hiếu hoà hữu nghị của một xứ văn minh.

Về thực chất thì chúng ta nên để ý tới phản ứng gay gắt của họ về hồ sơ Tây Tạng khi đức Đại Lai Lạt Ma được Quốc hội Hoa Kỳ vinh danh với huân chương cao quý nhất trong tuần qua. Thêm vào đó là việc họ trì hoãn và cản trở mọi cuộc vận động của thế giới khi Miến Điện đàn áp dân chủ vào tháng trước.

Cho nên trong thực chất thì Trung Quốc vẫn là một đế quốc hung hăng nhưng biết mềm nắn rắn buông trong từng việc và đấy không là một tín hiệu tốt đẹp cho Việt Nam.

- Hỏi: Câu hỏi chót, thưa ông, Việt Nam nên rút tỉa kết luận gì từ Đại hội 17 của Trung Quốc"

- Chủ nghĩa Mác-Lênin và ách độc tài cùng nạn tham nhũng là những điều sẽ còn gây họa cho Trung Quốc. Khi gặp hoạ, họ sẽ chỉ ra ngoại thù làm lý cớ giải quyết chuyện nội loạn và Việt Nam không có cái thế tự vệ mạnh bằng Đài Loan nên có thể sẽ mắc nạn lây.

Từ nay đến đó, lãnh đạo Việt Nam cũng nên nhìn thấy trước những vấn đề triền miên của cường quốc phương Bắc mà chọn cho mình con đường khác. Riêng trong địa hạt ấy thì dù Trung Quốc mới chỉ có vài phân dân chủ, Việt Nam vẫn chưa có được tới một phân, và đó mới là vấn đề đáng tiếc cho người dân và đáng lo cho Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ vài ngày sau nghị hội đưa ra quyết định gây sự chú ý và tranh cãi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB), được cho là dường như để cấm Tống Thống Joe Biden và các chính khách Công Giáo cấp tiến không được phép rước lễ, Hội Đồng đã lập tức đưa ra lời đính chính về điều này, trong đó bản công bố mới ghi rõ là "không mang tính chất kỷ luật cũng như nhắm vào bất cứ một cá nhân hay giới nào". (*)
ECONOMICS Khủng hoảng kinh tế có 2 hình thức: khủng hoảng cung cầu và khủng hoảng tài chánh. Khủng hoảng cung cầu do chiến tranh hoặc thiên tai (hạn hán, động đất, dịch bệnh,v.v…) khiến hãng xưởng bị tàn phá, mùa màng bị thất thu. Hàng hóa không cung cấp đủ cho nhu cầu nên cơ bắp của nền kinh tế trở nên yếu đuối bại hoại. Khủng hoảng tài chánh do nơi tiền và bao gồm bong bóng, lạm phát, nợ trong nước, nợ ngoài nước và khủng hoảng ngân hàng. Tiền như máu huyết trong cơ thể nên khi nghẽn mạch máu - tức là dòng tiền bị đứt lưu thông - thì nền kinh tế sẽ bị tê liệt. Tiền một khi được cởi trói (financial liberalization) sẽ tự do chảy tìm ngõ ngách kiếm lời. Nguồn tiền nếu dồi dào (tiền đầu tư từ nước ngoài, hoặc một mối đầu tư mới hấp dẫn thu hút tiền vào) sẽ thôi thúc giới kinh doanh hám lợi mà trở nên liều lĩnh, cẩu thả rồi dẫn đến thất thoát, đầu tư kém hiệu quả và bong bóng. Trường hợp các ngân hàng hay công ty tài chánh cho vay nhiều nợ xấu đến lúc phải ngừng cho vay,
Tại sao trong “toa tàu” vũ trụ đông chật cứng, đám hành khách phân tử, vi phân tử vẫn được tự do chạy tới chạy lui nhanh như chớp? Tìm tòi, suy nghĩ mãi mới thấy lời giải đáp. Nó nằm trong cái hình thể tuyệt hảo của các vi phân tử, phân tử. Hình thể chứa đựng “bí mật” của Tạo Hóa ấy không bị giấu ở chỗ kín đáo, khó tìm. Nó được rải khắp một phòng triển lãm lớn rộng bằng cả bầu trời. Nó là hình dạng của hầu hết các vì sao: Hình cầu.
Báo chí tự phong “cách mạng” của Cộng sản ở Việt Nam đã hiện nguyên hình là cái loa tuyên truyền cho đảng để phủ nhận quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của dân. Việc này đã, một lần nữa, được chứng minh vào dịp kỷ niệm 96 năm của điều gọi là “ngày báo chí cách mạng Việt Nam” (21/6/-1925 – 21/6/2021). Ngày 21/6 được chọn để đánh dấu việc ông Hồ Chí Minh đã một mình thành lập và biên tập Báo Thanh niên - cơ quan của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên - tại Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam.
Sartre là con người hoài nghi muôn thuở nổi trôi giữa hai cực Hiên Hữu và Hư Vô- L'Être et Le Néant. Chủ thuyết Existentialisme của Jean Paul Sartre là hiện thân của nước Pháp và Châu Âu ở hậu bán thế kỷ thứ XX. Charles De Gaule có lý khi ông bảo Sartre là nước Pháp- "Sartre, c'est la France"./.
Chúng ta nên công nhận rằng "cuộc tranh luận về lạm phát" hiện nay như là những gì mà nó đang là: một dấu vết sai lầm được đặt ra bởi những người tìm cách cản trở những nỗ lực của chính quyền Biden để giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất của Mỹ. Thành công đòi hỏi nhiều công chi. Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng may mắn có được giới lãnh đạo kinh tế mà họ sẽ không chịu khuất phục trước nỗi sợ hãi.
Trước khi hạ cánh an toàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh đã không quên bầy tỏ sự quan ngại sâu sắc về cái mối tình hữu nghị (rất) mong manh giữa nước ta và nước bạn: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc.”
Hôm nay tôi và quý vị là người được đón nhận ngày lễ quốc gia đầu tiên để ghi nhớ ngày Juneteenth. Chúng ta hãy cùng nhau đi vào lịch sử để ôn và tìm hiểu thêm về ngày này và hi vọng từ đó chúng ta sẽ có những bài học sẽ làm cho cuộc sống ta thêm phần ý nghĩa về tình người cũng như đạo đức.
Cuộc họp thượng đỉnh giữa hai tổng thống Biden và Putin được báo chí quốc tế quan tâm và tin tức về cuộc họp này được loan tải rộng rãi. Phần tóm lược sau dựa vào các bản tin và bình luận của các cơ quan truyên thông Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc về cuộc họp này.
Một tiểu tiết khá thú vị được ghi nhận trong cuộc gặp gỡ này là TT Biden đã đến biệt thự Villa La Grande, nơi tổ chức cuộc họp sau Putin. Theo bản tin của VOA Anh ngữ, dù Putin đã đến khá đúng giờ, nhưng đây là sắp xếp chu đáo của các nhân viên Bạch Ốc nhằm ngừa sự tái diễn như TT Donald Trump đã bị Putin cho đợi đến 30 phút trong cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki vào năm 2018, dù trước đó Trump đã đến muộn khi đến họp với NATO hay yết kiến Nữ Hoàng Anh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.