Hôm nay,  

Chúng Ta Cần Các Môn Học Về Sắc Tộc

8/10/201000:00:00(View: 5465)

Chúng Ta Cần Các Môn Học Về Sắc Tộc

Michael Matsuda
(Người viết: Ông Michael Matsuda, đồng soạn giả của giáo trình: Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ Gốc Việt.  Ông hiện là Dân Cử chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Học Khu Đại Học Cộng Đồng, miền Bắc Hạt Cam và là Cựu Thành Viên Cố Vấn của Hội Đồng Giáo Dục cho Thống Đốc Tiểu Bang California.)
Việt Nam.  Hai chữ đã mang lại nhiều ấn tượng trong lịch sử về chiến tranh, quê hương, một hành trình tị nạn, một qúa khứ ở một nơi xa lạ.  Người Mỹ gốc Việt.  Không chỉ là người Việt.  Không chỉ là người Mỹ.  Không chỉ là bản sắc này hay bản sắc kia, nhưng là cả hai bản sắc Việt và Mỹ.  Hai chữ gắn liền.  Hai ý nghĩa quyện lẫn nhau.
Và đó cũng là phần giới thiệu của giáo trình “Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ gốc Việt” được xuất bản đầu tiên vào năm 2002 do sự hỗ trợ của cơ quan Liên Hiệp Á Châu Thái Bình Dương.  Qúy độc gỉa có thể tải xuống miễn phí giáo trình này tại trang nhà www.tolerance.org.  Hiện nay có đến 9,000 lần được download bởi các giáo giáo chức từ khắp nơi tại Hoa Kỳ.
Điều cần quan tâm hiện nay là vào ngày 11 tháng 5, 2010, thống đốc của tiểu bang Arizona đã ký  luật chấm dứt các môn học về sắc tộc tại các trường công lập tiểu bang Arizona.  Giáo sư tiến sĩ Mariam Lâm Thục Uyên tại đại học UC, Riverside Chuyên Khoa Sắc Tộc Học, đã lên tiếng: “Đa số mọi người chỉ nghĩ rằng luật về di dân vừa ban hành tại Arizona chỉ để ngăn chặn những người di dân bất hợp pháp.  Chúng ta cần lưu tâm rằng họ cũng đã thông qua luật nhắm vào các chương trình giáo dục về sắc tộc, tức giúp học sinh tìm hiểu về cội nguồn và bản sắc của các em.  Việc thi hành các luật lệ này  có thể là một cản trở lớn cho sự phát triển hiểu biết của các em học sinh và thanh thiếu niên về cuộc chiến Việt Nam và cuộc hành trình đi tìm tự do của người Việt tị nạn.”
Ngày nay, mặc dù việc dùng các trắc nghiệm và chỉ chú tâm vào các giáo trình nâng cao kỹ năng đọc và làm toán đã và đang giới hạn về mặt kiến thức đa văn hóa cho các em học sinh, được biết giáo trình về Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ Gốc Việt đã và đang được nhiều giáo chức trên khắp nước Mỹ tham khảo và sử dụng trong việc giáo dục các em học sinh về cuộc chiến Việt Nam và thúc đẩy họ tìm hiểu lịch sử người Mỹ gốc Việt từ những người Việt Nam sống tại Hoa Kỳ.  Có rất nhiều những chia sẻ từ các em học sinh bản xứ về giáo trình này, chẳng hạn một em người Mỹ da trắng tại Virginia chia sẻ: “Trước đây em không biết bất cứ một điều gì về người Việt tị nạn vượt biển và những gì họ đã phải trải qua.  Em rất cảm phục những người Mỹ gốc Việt đã hy sinh và chịu mất mát rất nhiều để họ có được tự do hôm nay.”


Sau là một lời phát biểu của một em học sinh Việt Nam, “Ba mẹ em không nói nhiều cho chúng em biết về hành trình vượt biển của ba mẹ.  Trước đây em có mặc cảm là người Việt Nam, bây giờ sau khi học giáo trình này, em hiểu và thông cảm hơn cũng như cảm thấy hãnh diện về bản sắc Việt Nam của em.”  Tại địa phương, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh đã và đang có nhiều nỗ lực tiên phong để mang giáo trình này vào học khu Garden Grove, nơi có hàng ngàn học sinh gốc Việt đang được truyền đạt về lịch sử Hoa Kỳ.  Giáo sư KimOanh cho biết: “Có nhiều giáo viên đã dùng giáo trình này và chia sẻ rằng học sinh của họ qúy chuộng giáo trình này vì giáo trình giúp các em tự tin và hãnh diện về chính các em, nhất là khi các em nhận thức rằng kinh nghiệm của dân tộc các em cũng là một phần của lịch sử của xứ sở hiệp chủng quốc và đa văn hóa này.  Đáng tiếc là hiện nay có rất nhiều học sinh không được học biết về các kinh nghiệm trong lịch sử của người Mỹ gốc Việt.  Khi các em rất thành công trong việc học hành, thì nhiều em lại trở nên xa lạ không gần gũi với chính cộng đồng của mình, dọn đi nơi khác và xác nhập vào dòng chính toàn diện.  Tôi biết được điều này từ những chia sẻ của các phụ huynh và họ nói rằng khi trưởng thành các em trở nên vô cảm với những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam cũng như sinh hoạt tại Little Saigon.  Hơn lúc  nào hết, cộng đồng chúng ta cần trân qúy ích lợi và gía trị tinh thần của nền giáo dục đa văn hóa và yêu cầu những người lãnh đạo phải phát huy nó.”
Hiện nay, nhiều người dân cử địa phương ngày càng quan tâm đển thái độ phân biệt chống đối người di dân đã đưa đến luật chống di dân tại tiểu bang Arizona.  Ông giáo sư tiến sĩ Jose Moreno, chủ tịch của học khu Anaheim, và cũng là một nhà nghiên cứu chính sách giáo dục từ đại học Havard, lên tiếng: “Đáng tiếc là có một số cư dân tại hạt Cam đang tạo chia rẽ chống đối giữa sắc tộc này với sắc tộc khác để kiếm thêm phiếu đồng thuận cho quan điểm của họ trong cuộc tuyển cử.  Có cả những dân cử địa phương, chẳng hạn như tại thành phố Costa Mesa,  họ tuyên bố là thành phố của họ là thành phố của “Luật Pháp”   Nếu bạn tìm hiểu hàm ý đằng sau của họ, bạn sẽ thấy họ ủng hộ cho những chính sách chống lại tất cả những sắc tộc di dân và bất cứ ai không nhìn giống như người Mỹ truyền thống.
Chúng ta cần có những người dân cử thật sự quan tâm và tôn trọng về sự sinh tồn và phát triển của các sắc tộc, nhất là trong các thành phố có rất nhiều người Việt và người Latin như thành phố Garden Grove, Anaheim, và Westminster.  Sự phát triển của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng như tương lai và qúa khứ của chúng ta có liên hệ rất mật thiết với sự sinh tồn và phát triển của mọi sắc tộc trong hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.  Chúng ta cần lựa chọn những người dân cử hỗ trợ cho các môn học về sắc tộc và bỏ phiếu cho họ.  Nếu chúng ta không làm gì và để cho các chính sách mang tính phân biệt tồn tại trong các cộng đồng chung, chúng ta sẽ mất cả một thế hệ trẻ có tiềm năng lãnh đạo đến từ một lịch sử di dân.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tỉ lệ tham gia bầu cử đông đảo của khối cử tri gốc Việt trong cuộc bầu cử vừa qua đã gây một chấn động quan trọng trong giới chính trị tại Quận Cam
Cuộc được gọi là "Đối thoại"  ngày 09/02/2007 của Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng,với chủ  đề: "Vì một Việt Nam Xã hội chủ nghĩa
Báo chí trong nước mấy ngày vừa qua đăng tin là những vết dầu đen trôi lềnh bềnh trên biển và tấp vào bờ biển Hội An, Đà Nẵng rồi lại tới Huế
Hôm 14, hãng DaimlerChrysler tuyên bố sẽ sa thải 13 ngàn nhân viên Chrysler tại Mỹ. Cùng ngày, 132 ngàn nhân viên hãng Mercedes
Những ngày gần đây, bỗng dưng chuyện Đông-Âu lại trở thành đề tài "nóng" trong cộng-đồng người Việt hải ngoại, nhất là tại Hoa-kỳ.  
Theo định luật tuần hoàn của Trời đất, sự an bài của Tạo Hóa, mùa xuân cái tết lại về với chúng ta, những người Việt trong nước cũng như tại mọi quốc gia
Bản tin ngắn của Phóng viên dân chủ từ Hà nội gởi ra với hình chụp cái vách tường của nhà bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị khóet một lổ nhỏ
Thủ tướng cộng sản Nguyển Tấn Dũng đã ký pháp lệnh số 1568 ngày 8 tháng 1 năm 2007 do quyết định của chính phủ trao
Bao giờ báo chí trong nước được quyền nhắc lại những sai lầm của một giai đoạn u ám trong lịch sử thì lúc ấy Việt Nam mới thực sự đổi mới...
LTS: Bài viết của nhà văn Chu Tất Tiến nhìn lại cuộc bầu cử chức Giám Sát Viên Điạ Hạt I Quận Cam nơi đây không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Việt Báo
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.