Hôm nay,  

Cộng Đồng Á Châu Trên Đất Mỹ

20/05/201000:00:00(Xem: 7958)

Cộng Đồng Á Châu Trên Đất Mỹ    

Đinh Yên Thảo
Năm 1978, một nghị quyết quốc hội được thông qua và công nhận tuần đầu tiên của tháng 5 là Tuần lễ Di sản Châu Á-Thái Bình Dương (Asian/Pacific American Heritage Week). 10 ngày đầu tháng năm trùng hợp với hai cột mốc quan trọng trong lịch sử cộng đồng Á châu, khi những người Nhật di dân đầu tiên đến Hoa kỳ là vào ngày 7 tháng 5 năm 1843 và hệ thống đường rầy xe lửa được các nhân công từ Trung hoa lục địa sang làm việc đã hoàn tất đầu tháng 5 năm 1869. Năm 1992, quốc hội đã sửa đổi nghị quyết này và công nhận cả tháng 5 là Tháng Di sản Á Châu, khi cộng đồng Á Châu ngày càng phát triển mạnh mẽ trên đất nước Hoa Kỳ.
 Từ sau năm 1992, các hoạt động văn hóa và lễ hội của các sắc dân Á Châu vẫn được tổ chức trong suốt tháng 5 tại nhiều địa phương trên đất Mỹ. Bên cạnh sự phối hợp tổ chức giữa các nhóm đại diện các sắc dân Á châu, một số cộng đồng mạnh còn tổ chức cho riêng mình những sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật, lịch sử nhằm kỷ niệm tháng Di sản Á Châu, cũng như giới thiệu những nét riêng biệt của đất nước mình đến các cộng đồng bạn hay người bản xứ với niềm hãnh diện về di sản và văn hóa riêng biệt của mình. Kể từ những thế hệ di dân đầu tiên như những nhân công làm đường xe lửa, phu hầm mỏ, thợ đào vàng... vào giữa thế kỷ 19, cộng đồng Á Châu là một trong những cộng đồng thiểu số phát triển liên tục và đóng góp  khá lớn vào sự phát triển chung của Hiệp chủng quốc. Điều trội bật có thể ghi nhận hiện nay là trình độ học vấn và mức thu nhập trung bình của cộng đồng Á Châu đã vượt trội hơn người bản xứ. Một vài nét chính về cộng đồng Á Châu theo các số liệu đang có (2008) từ Ủy ban Dân số  Hoa Kỳ như sau:
1. Dân số
Tính đến tháng 7 năm 2008, có khoảng 15.5 triệu người dân gốc Á Châu đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 5% dân số HK. Tiểu bang California có đông người gốc Á châu nhất, với khoảng 5.1 triệu người, theo sau là các tiểu bang New York là 1.5 triệu người và Texas vào khoảng 1 triệu người. Tại Hawaii, tiểu bang duy nhất có người gốc Châu Á chiếm đa số với 54% dân.
Tỉ lệ gia tăng nhân số của nhóm dân Á châu từ năm 2007 đến năm 2008 là 2.7%, vào khoảng 400,000 người, cao nhất so với bất cứ sắc dân nào khác. Cộng đồng người Hoa là cộng đồng đông nhất tại HK với tổng cộng 3.62 triệu người, theo sau là Phi Luật Tân với 3.09 triệu người, Ấn độ với 2.73 triệu, Việt Nam hàng thứ tư với 1.73 triệu dân và Nhật bản vào khoảng 1.3 triệu người.
Los Angeles County là hạt có mật độ dân gốc Á cao nhất, với tổng cộng khoảng 1.4 triệu người, cũng như California là tiểu bang tập trung người Châu Á cao nhất nước Mỹ.
 2. Điều kiện tài chính gia đình
Thu nhập trung vị mỗi gia đình (median household income) của cộng đồng Á châu nhìn chung khá cao, với mức $70,069 (tức 50% gia đình có trên mức thu nhập này), cao nhất so với người bản địa và các cộng đồng chủng tộc khác.  Con số này thay đổi theo từng sắc dân khác nhau, như cộng đồng Ấn độ cao nhất là $90,528 và người gốc Việt là $55,667. Thu nhập trung vị gia đình Mỹ là $52,175, cũng theo cùng số liệu năm 2008. Tuy nhiên số gia đình Á châu trong mức nghèo khổ cũng gia tăng, chiếm khoảng 11.8 %, so với 9.6 % dân Mỹ. Có khoảng 17.6 % người gốc Á châu không có bảo hiểm sức khoẻ.
3. Học vấn


Cộng đồng Á châu là cộng đồng có học vấn cao nhất tại Mỹ, khi có đến 50% những người trên 25 tuổi có trình độ đại học hoặc cao hơn, trong khi tỉ lệ này chỉ ở mức 28% cho người Mỹ trên 25 tuổi. Tương tự, ở trình độ hậu đại học với các bằng cấp cao học, tiến sĩ và chuyên môn thì người gốc Á châu đạt đến tỉ lệ 20% với người trên 25 tuổi, so với người Mỹ chỉ ở tỉ lệ 10%. Tuy nhiên tỉ lệ đạt trình độ trung học của người Á châu và người Mỹ trên 25 tuổi đều ngang nhau, ở mức 85%. Tuy nhiên , tỉ lệ này xuống thấp với các cộng đồng di dân mới mẻ như cộng đồng  Việt Nam chỉ đạt tỉ lệ đại học ở mức 18%, và cộng đồng Lào, Cambodia chỉ đạt mức 5%.
Trình độ học vấn cao của người Á Châu đã dẫn đến mức thu nhập cao hơn các sắc dân khác. Và cũng vì điều này, tài chính và thành công cá nhân đạt được qua học vấn nên xu hướng nhắm đến các môn khoa học thực dụng và nghề nghiệp chuyên môn là phổ biến trong cộng đồng Á châu. Với nghề nghiệp dân sự, 48% người đi làm gốc Á là làm việc trong các công việc quản trị, hay các nghề nghiệp chuyên môn và số còn lại làm việc trong các lãnh vực văn phòng, dịch vụ và chỉ 11% làm việc trong các hãng sản xuất hay giao thông vận tải.
 4. Sức mạnh chính trị
Trong mùa bầu cử tổng thống 2008 vừa qua, người gốc Á châu đã đi bầu cao hơn mùa bầu cử năm 2004 đến 4%. Tổng cộng đã có đến 3.6 triệu lá phiếu người gốc Châu Á đã bầu, chiếm đến 49% số lượng cử tri đủ điều kiện đi bầu. Lá phiếu của cộng đồng Châu Á nói chung có xu hướng thiên về đảng Dân Chủ. Số lượng người gốc Á tham gia chính quyền các cấp đã gia tăng trong các năm qua, tuy nhiên tỉ lệ vẫn còn rất thấp so với các sắc dân khác và chưa đủ trọng lượng để tạo những ảnh hưởng riêng cho cộng đồng Á châu nói riêng. Hiện có tổng cộng 8 dân biểu Hạ viện và 2 Thượng Nghị sĩ gốc Nhật là TNS Daniel Inouye và TNS Daniel Akaka, trong đó hết 5 dân biểu đến từ Hawaii do việc dân gốc Châu Á chiếm đa số tại đây, và 3 dân biểu đắc cử nhiệm kỳ đầu trong năm qua là DB Steve Austria gốc Phi luật Tân, DB Joseph Cao gốc Việt và DB Judy Chu gốc Hoa.
5. Hoạt động thương mãi
Về mặt thương mãi, các hãng xưởng và tiểu thương do người gốc châu Á làm chủ đã gia tăng khá nhanh, cao gấp đôi mức tăng trưởng chung của cả nước Mỹ, với tổng cộng khoảng 1.1 triệu cơ sở thương mại lớn nhỏ (số liệu năm 2002), góp phần tích cực trong hoạt động kinh tế chung với ngân sách hoạt động lên đến khoảng 400 tỉ đô la và thuê mướn nhân công lên đến 2.2 triệu người.Có khoảng 2,000 hãng do người châu Á làm chủ đã thuê mướn trên 100 nhân viên.
47% các hãng xưởng hay tiểu thương mua bán, dịch vụ là do người Hoa và Ấn độ làm chủ, hoạt động mạnh tại các tiểu bang như California, New York, Texas và New Jersey. Chỉ riêng tại thành phố New York đã có đến 112,441 cơ sở thương mại người gốc Á hoạt động, cao hơn nhiều lần các thành phố kế tiếp như Los Angeles (47,764), Honolulu (22,348) and San Francisco (19,639).
5. Xu hướng phát triển:
Con số ước tính số dân gốc Á tại Mỹ sẽ vào khoảng 40.6 triệu người và chiếm khoảng 9% tổng dân số HK, so với 5% như hiện nay. Mức gia tăng này lên đến 162%, cao gấp 4 lần so với mức độ gia tăng dân số tại Mỹ nói chung, chỉ ở mức dự đoán là 44% trong cùng thời gian. Song song với việc phát triển dân số, học vấn và thu nhập, cũng như các hoạt động thương mãi của các sắc dân Á Châu cũng có xu hướng tăng cao trong những thập niên tới.
Đinh Yên Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp “chiến lược toàn diện”, sau 28 năm ngoại giao từ năm 1995. Quyết định này được công bố ở Hà Nội chiều ngày 10/09/2023 trong chuyến thăm 1 ngày rưỡi của Tổng thống Joe Biden...
Năm nay đánh dấu kỷ niệm mười năm thành lập “SK/VĐ&CĐ” (SK/VĐ&CĐ) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất và đầy tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc đã cho vay hơn 100 ngàn tỷ đô la Mỹ cho hơn 100 quốc gia qua chương trình này, nó làm giảm chi tiêu của phương Tây ở các nước đang phát triển và dấy lên lo ngại về sự lan rộng quyền lực và ảnh hưởng của Bắc Kinh...
Vào tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết rằng cuối cùng ông sẽ từ bỏ phản đối Thụy Điển gia nhập Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hungary, quốc gia ủng hộ lệnh cấm của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có dấu hiệu cho thấy họ sẽ không cản trở việc Thụy Điển gia nhập nếu Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh. Điều đó có nghĩa là, sau cuộc bỏ phiếu theo thủ tục vào mùa thu này, Thụy Điển sẵn sàng trở thành thành viên thứ 32 của NATO.
Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp… ra đời! Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này, ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang, Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9, được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó
Mặc dù những bất đồng là phổ biến giữa các nhà lãnh đạo được bầu và các thống đốc Ngân hàng trung ương, nhưng chúng lại không bình thường ở các quốc gia độc đảng. Khi chúng xảy ra, đó thường là dấu hiệu của một cuộc tranh giành quyền lực. Điều đó dường như đang xảy ra ở Việt Nam, quốc gia đang phải chịu suy thoái kinh tế và có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 6,5% cho cả năm. Theo những người quen thuộc với tình hình, mặc dù bất cứ điều gì gần với mức đó sẽ khiến nhiều thị trường mới nổi ghen tị, nhưng việc không đạt được mục tiêu trên có thể gây tổn hại đến sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Lời người dịch: Trong bài viết sau đây, tác giả Jeffrey D. Sachs đưa ra ba luận điểm thiếu thuyết phục. Một là, nền kinh tế Trung Quốc đình đốn phần lớn là do Mỹ gây ra nhằm làm chậm mức tăng trưởng của Trung Quốc. Làm như vậy, Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là mối nguy hiểm cho sự thịnh vượng trong toàn cầu. Do đó, Mỹ nên dừng lại. Cuộc thương chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không phải chỉ Hoa Kỳ đơn phương gây ra và còn tiếp diễn. Cả hai đang tận dụng mọi ưu thế để cải thiện vị thế của mình. Ai sẽ có khả năng làm cho đối phương suy yếu kinh tế, còn cần nhiều thời gian và nỗ lực. Các chính sách ngăn chận của Trump và Biden đã có kết qủa tốt đẹp. Ai sẽ thắng cử trong năm 2024 cũng phải tiếp tục phát huy thành quả này.
Cách đây chưa lâu, tôi có được gặp một người từ Việt Nam sang Pháp du ngoạn. Mặc dù vẫn sung sức trong độ tuổi làm việc nhưng nhân vật của chúng ta có thể thư thả rong chơi nhiều tháng ngày tại xứ người. Không chỉ thể hiện sự mãn nguyện về đời sống riêng tư, nhân vật còn cho thấy nhiều sự lạc quan về xã hội...
Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà…
Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Joe Biden từ ngày 10 đến 11 tháng 9 nhằm nâng quan hệ ngoại giao hai nước lên cấp “chiến lược” là hành động chinh trị giúp các nước Á Châu và Thái Bình Dương an tâm, nhưng sẽ khiến Trung Quốc nhăn mặt...
Sau khi Trung Quốc gia nhập kinh tế thế giới vào năm 1978, đất nước này đã trở thành câu chuyện tăng trưởng ngoạn mục nhất trong lịch sử. Cải cách nông nghiệp, công nghiệp hóa, thu nhập gia tăng đã đưa gần 800 triệu người lúc đó thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực. Sản xuất chỉ bằng 1/10 so với Hoa Kỳ vào năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có quy mô bằng khoảng 3/4. Tuy nhiên, thay vì quay trở lại con đường tăng trưởng sau khi chính quyền Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) từ bỏ chính sách “Zero-Covid” vào cuối năm 2022, nó lại đang có triệu chứng chao đảo từ bờ mương này sang bờ mương khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.