Hôm nay,  

Cộng Đồng Á Châu Trên Đất Mỹ

5/20/201000:00:00(View: 7911)

Cộng Đồng Á Châu Trên Đất Mỹ    

Đinh Yên Thảo
Năm 1978, một nghị quyết quốc hội được thông qua và công nhận tuần đầu tiên của tháng 5 là Tuần lễ Di sản Châu Á-Thái Bình Dương (Asian/Pacific American Heritage Week). 10 ngày đầu tháng năm trùng hợp với hai cột mốc quan trọng trong lịch sử cộng đồng Á châu, khi những người Nhật di dân đầu tiên đến Hoa kỳ là vào ngày 7 tháng 5 năm 1843 và hệ thống đường rầy xe lửa được các nhân công từ Trung hoa lục địa sang làm việc đã hoàn tất đầu tháng 5 năm 1869. Năm 1992, quốc hội đã sửa đổi nghị quyết này và công nhận cả tháng 5 là Tháng Di sản Á Châu, khi cộng đồng Á Châu ngày càng phát triển mạnh mẽ trên đất nước Hoa Kỳ.
 Từ sau năm 1992, các hoạt động văn hóa và lễ hội của các sắc dân Á Châu vẫn được tổ chức trong suốt tháng 5 tại nhiều địa phương trên đất Mỹ. Bên cạnh sự phối hợp tổ chức giữa các nhóm đại diện các sắc dân Á châu, một số cộng đồng mạnh còn tổ chức cho riêng mình những sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật, lịch sử nhằm kỷ niệm tháng Di sản Á Châu, cũng như giới thiệu những nét riêng biệt của đất nước mình đến các cộng đồng bạn hay người bản xứ với niềm hãnh diện về di sản và văn hóa riêng biệt của mình. Kể từ những thế hệ di dân đầu tiên như những nhân công làm đường xe lửa, phu hầm mỏ, thợ đào vàng... vào giữa thế kỷ 19, cộng đồng Á Châu là một trong những cộng đồng thiểu số phát triển liên tục và đóng góp  khá lớn vào sự phát triển chung của Hiệp chủng quốc. Điều trội bật có thể ghi nhận hiện nay là trình độ học vấn và mức thu nhập trung bình của cộng đồng Á Châu đã vượt trội hơn người bản xứ. Một vài nét chính về cộng đồng Á Châu theo các số liệu đang có (2008) từ Ủy ban Dân số  Hoa Kỳ như sau:
1. Dân số
Tính đến tháng 7 năm 2008, có khoảng 15.5 triệu người dân gốc Á Châu đang sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm khoảng 5% dân số HK. Tiểu bang California có đông người gốc Á châu nhất, với khoảng 5.1 triệu người, theo sau là các tiểu bang New York là 1.5 triệu người và Texas vào khoảng 1 triệu người. Tại Hawaii, tiểu bang duy nhất có người gốc Châu Á chiếm đa số với 54% dân.
Tỉ lệ gia tăng nhân số của nhóm dân Á châu từ năm 2007 đến năm 2008 là 2.7%, vào khoảng 400,000 người, cao nhất so với bất cứ sắc dân nào khác. Cộng đồng người Hoa là cộng đồng đông nhất tại HK với tổng cộng 3.62 triệu người, theo sau là Phi Luật Tân với 3.09 triệu người, Ấn độ với 2.73 triệu, Việt Nam hàng thứ tư với 1.73 triệu dân và Nhật bản vào khoảng 1.3 triệu người.
Los Angeles County là hạt có mật độ dân gốc Á cao nhất, với tổng cộng khoảng 1.4 triệu người, cũng như California là tiểu bang tập trung người Châu Á cao nhất nước Mỹ.
 2. Điều kiện tài chính gia đình
Thu nhập trung vị mỗi gia đình (median household income) của cộng đồng Á châu nhìn chung khá cao, với mức $70,069 (tức 50% gia đình có trên mức thu nhập này), cao nhất so với người bản địa và các cộng đồng chủng tộc khác.  Con số này thay đổi theo từng sắc dân khác nhau, như cộng đồng Ấn độ cao nhất là $90,528 và người gốc Việt là $55,667. Thu nhập trung vị gia đình Mỹ là $52,175, cũng theo cùng số liệu năm 2008. Tuy nhiên số gia đình Á châu trong mức nghèo khổ cũng gia tăng, chiếm khoảng 11.8 %, so với 9.6 % dân Mỹ. Có khoảng 17.6 % người gốc Á châu không có bảo hiểm sức khoẻ.
3. Học vấn


Cộng đồng Á châu là cộng đồng có học vấn cao nhất tại Mỹ, khi có đến 50% những người trên 25 tuổi có trình độ đại học hoặc cao hơn, trong khi tỉ lệ này chỉ ở mức 28% cho người Mỹ trên 25 tuổi. Tương tự, ở trình độ hậu đại học với các bằng cấp cao học, tiến sĩ và chuyên môn thì người gốc Á châu đạt đến tỉ lệ 20% với người trên 25 tuổi, so với người Mỹ chỉ ở tỉ lệ 10%. Tuy nhiên tỉ lệ đạt trình độ trung học của người Á châu và người Mỹ trên 25 tuổi đều ngang nhau, ở mức 85%. Tuy nhiên , tỉ lệ này xuống thấp với các cộng đồng di dân mới mẻ như cộng đồng  Việt Nam chỉ đạt tỉ lệ đại học ở mức 18%, và cộng đồng Lào, Cambodia chỉ đạt mức 5%.
Trình độ học vấn cao của người Á Châu đã dẫn đến mức thu nhập cao hơn các sắc dân khác. Và cũng vì điều này, tài chính và thành công cá nhân đạt được qua học vấn nên xu hướng nhắm đến các môn khoa học thực dụng và nghề nghiệp chuyên môn là phổ biến trong cộng đồng Á châu. Với nghề nghiệp dân sự, 48% người đi làm gốc Á là làm việc trong các công việc quản trị, hay các nghề nghiệp chuyên môn và số còn lại làm việc trong các lãnh vực văn phòng, dịch vụ và chỉ 11% làm việc trong các hãng sản xuất hay giao thông vận tải.
 4. Sức mạnh chính trị
Trong mùa bầu cử tổng thống 2008 vừa qua, người gốc Á châu đã đi bầu cao hơn mùa bầu cử năm 2004 đến 4%. Tổng cộng đã có đến 3.6 triệu lá phiếu người gốc Châu Á đã bầu, chiếm đến 49% số lượng cử tri đủ điều kiện đi bầu. Lá phiếu của cộng đồng Châu Á nói chung có xu hướng thiên về đảng Dân Chủ. Số lượng người gốc Á tham gia chính quyền các cấp đã gia tăng trong các năm qua, tuy nhiên tỉ lệ vẫn còn rất thấp so với các sắc dân khác và chưa đủ trọng lượng để tạo những ảnh hưởng riêng cho cộng đồng Á châu nói riêng. Hiện có tổng cộng 8 dân biểu Hạ viện và 2 Thượng Nghị sĩ gốc Nhật là TNS Daniel Inouye và TNS Daniel Akaka, trong đó hết 5 dân biểu đến từ Hawaii do việc dân gốc Châu Á chiếm đa số tại đây, và 3 dân biểu đắc cử nhiệm kỳ đầu trong năm qua là DB Steve Austria gốc Phi luật Tân, DB Joseph Cao gốc Việt và DB Judy Chu gốc Hoa.
5. Hoạt động thương mãi
Về mặt thương mãi, các hãng xưởng và tiểu thương do người gốc châu Á làm chủ đã gia tăng khá nhanh, cao gấp đôi mức tăng trưởng chung của cả nước Mỹ, với tổng cộng khoảng 1.1 triệu cơ sở thương mại lớn nhỏ (số liệu năm 2002), góp phần tích cực trong hoạt động kinh tế chung với ngân sách hoạt động lên đến khoảng 400 tỉ đô la và thuê mướn nhân công lên đến 2.2 triệu người.Có khoảng 2,000 hãng do người châu Á làm chủ đã thuê mướn trên 100 nhân viên.
47% các hãng xưởng hay tiểu thương mua bán, dịch vụ là do người Hoa và Ấn độ làm chủ, hoạt động mạnh tại các tiểu bang như California, New York, Texas và New Jersey. Chỉ riêng tại thành phố New York đã có đến 112,441 cơ sở thương mại người gốc Á hoạt động, cao hơn nhiều lần các thành phố kế tiếp như Los Angeles (47,764), Honolulu (22,348) and San Francisco (19,639).
5. Xu hướng phát triển:
Con số ước tính số dân gốc Á tại Mỹ sẽ vào khoảng 40.6 triệu người và chiếm khoảng 9% tổng dân số HK, so với 5% như hiện nay. Mức gia tăng này lên đến 162%, cao gấp 4 lần so với mức độ gia tăng dân số tại Mỹ nói chung, chỉ ở mức dự đoán là 44% trong cùng thời gian. Song song với việc phát triển dân số, học vấn và thu nhập, cũng như các hoạt động thương mãi của các sắc dân Á Châu cũng có xu hướng tăng cao trong những thập niên tới.
Đinh Yên Thảo

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”
Nhưng 64 năm sau (1960-2024), đảng đã thoái hóa, biến chất. Đảng viên thì tham nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống tự diễn biến và tự chuyển hóa, bài bác Chủ nghĩa Mác-Lênin và cả “tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa...
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.