Hôm nay,  

Gương Sáng Dân Chủ: Toà Án Xử Khmers Đỏ, Haytiếng Nói Của Nạn Nhơn: Tiếng Nói Của Công Lý

19/01/201000:00:00(Xem: 6478)

Gương Sáng Dân Chủ: Toà án Xử Khmers Đỏ, Haytiếng Nói Của Nạn Nhơn: Tiếng Nói Của Công Lý

Phan Văn Song
Tòa Án Xử Khmers Đỏ không làm thỏa mãn những nhà dân chủ trên thế giới: vì quá trễ,  30 năm đã qua rồi sau những sự kiện đã xảy ra,  những người bị tố cáo còn lại rất ít, nhà nước Cam-bốt  lại nhứt định không để quốc tế hóa vụ xử... Thế nhưng
Thật vậy, Tòa án nầy rất còn nhiều thiếu sót, Tòa Đại Hình nầy rất hạn chế, hạn chế trong một giai đoạn lịch sử, chỉ giai đoạn Khmer Đỏ (1975 – 1979 ), không đặt vấn đề lịch sử trước hoặc sau giai đoạn ấy; hạn chế trong thể chế, Tòa Án không được quốc tế hóa giống như  Tòa Án Hình sự Quốc tế cho cựu Nam Tư (Yougoslavia) đặt tại Den Hag, thủ đô Hòa Lan. Ở đây, Liên Hiệp Quốc, do lời yêu cầu của quốc gia Cambuchia và dưới sức ép của các quốc gia thành viên, đã thành lập một toà án với một thể chế lai căng, chỉ xử dụng  một thiểu số  thẩm phán chuyên nghiệp quốc tế mang tài nghệ để bảo đảm rằng những luật lệ sẽ theo tiêu chuẩn quốc tê cho công lý và công bằng trong việc tố tụng, phần còn lại do dân sự bản xứ đảm nhiệm.
Dỉ nhiên nếu chúng ta muốn có cái nhìn quốc tế, thì sự độc lập của Tòa án nầy  đối với  Nhà nước Cam bốt có phần yếu kém. Nhưng chúng ta cũng nên  xét đến cái lợi của một Tòa án xử ngay trong quốc gia  Cam bốt.  Ở Den Hag, chỉ có các người Miên Hải ngoại mới có thể sẽ tham dự đông đảo, nhưng chắc chắn rằng  người dân Miên trong nước sẽ vắng mặt.
Một sự kiện tụng với một tầm vóc quan trọng như vậy với chủ đề quan trọng như kia, trong một đất nước mà đã từ lâu nay, gần như là một truyền thống, người dân vẫn còn dè đặt với những vấn đề dính líu đến Pháp luật, kiện tụng, Công lý hay Công bằng. Vì vậy thành lập một Tòa án  ở Cam bốt là đem Công lý và Pháp lý đến gần dân, tạo một không gian chánh nghĩa  cho Công lý. 
Sự thật là khi tạo một chánh nghĩa cho Pháp luật và Công lý sẽ đánh thắng nỗi sợ sệt hay lòng nghi ngờ của dân chúng. Thoạt đầu không ai nghĩ rằng có thể truy tố được hơn 5 tội phạm. Trong những ngày đầu của vụ xử án tội phạm Douch, viên cựu giám đốc nhà giam Tung Sleng, phòng xử vắng chỉ vài người, nhưng qua những ngày sau, từng hàng xe đò lũ lượt chở các dân chúng từ cả các  vùng quê chung quanh đến xem tòa xử.
Việc ấy chứng minh rằng Tòa án xử các Khmers đỏ thật sự đã trả lời một đòi hỏi, một nhu cầu của nhơn dân Khmers. Và người Khmers bắt đầu nói, bắt đầu kể và làm nhơn chứng.
Phải, nhơn dân Miên nhờ vụ Tòa xử án các Khmers Đỏ đã dám mở miệng nói.
Còn nhơn dân Việt Nam " Chừng nào dân chúng miền Bắc Việt Nam mới nói được họ là nạn nhơn của Cải Cách Ruộng đất " Chừng nào dân chúng miền Trung Việt Nam mới nói lên họ là nạn nhơn của Đại lộ Kinh Hoàng, của Tết Mậu Thân " Chừng nào dân chúng miền Nam Việt Nam mới nói lên họ là nạn nhơn của những chiến dịch Kinh tế mới kinh hoàng,  của những cuộc Vượt biên một sống một chết để tìm Tự do.
Chừng nào có Tòa Án xử tội ác các Việt Nam Đỏ Cộng sản đã giết hàng ngàn đồng bào, và đày đọa hàng vạn đồng bào vào những nơi rừng sâu nước độc "
Vì chỉ có một Tòa án xử tội ác Việt Cộng  mới giúp được người dân Việt Nam nói tiếng nói của người nạn nhơn.
Các nhà Dân chủ và các luật gia Quốc tế không thỏa mãn vụ xử án Khmers Đỏ vì cho rằng không tìm được xem cái động lực nào đã đưa Khmers Đỏ giết 2 triệu đồng bào của mình. Các nhà dân chủ trên thế giới vẫn thắc mắc và tha thiết muốn mổ xẻ nhơn vật Douch ra, phải tìm ra cho được tâm lý, lý lẽ, động lực, bộ máy nào đã làm Douch từ một anh nhà giáo mô phạm biến thành một con quỷ dữ giết người không gớm tay.


Các nhà dân chủ và các luật gia phương tây không thỏa mãn, vì chỉ thấy dân chúng Miên chỉ muốn đến trả thù, chỉ muốn  xem tên Douch bị xử thôi, và mong Douch bị án tử hình.
Nhưng nhờ vậy, dân chúng Miên nay đã nhận định rõ ràng là ngày hôm nay Cambuchia đã có một nền Công lý, và Tòa án nầy ngày mai sẽ xử các lãnh tụ khác của Khmers Đỏ như Khiêu Samphan, Iêng Sary, Noun Chêa và nhiều nữa ... con số có thể lên đến cả ngàn  người.
Tòa án xử Khmers Đỏ đã làm được một việc rất lớn là đã trả cái quyền nguyên tố cho các nạn nhơn. Dân chúng Miên nạn nhơn của Khmers Đỏ nay đã lấy trách nhiệm làm nguyên tố rồi. Thoạt đầu chính Tòa án Hình sự quốc tế do Liên Hiệp Quốc làm nguyền tố kiện Khmers Đỏ tội phạm nhơn loại nay đã nhường quyền khởi tố cho dân chúng người Miên nạn nhơn, và Tòa Án nay sẽ là Tòa Đại hình Cam Bốt xử án Khmers Đỏ phạm tội diệt chủng.
Người dân Khmers nay đã lấy lại quyền tố tụng rồi. Khi xử Douch, Tòa Án chỉ nhận có 90 đơn khởi tố , nhưng hôm nay và ngày mai trong những phiên tòa sau nầy đã và sẽ có gần 2000 đơn khởi tố rồi. Và nhơn chứng một ngày một đông thêm. Đài truyền hình cũng giúp đỡ dân chúng Khmers nắm rõ vai trò công dân của mình. Nắm được vai trò công dân là đã bước vào con đường dân chủ.
Người dân Khmers khi đã đứng lên tố cáo Khmers Đỏ là đã bắt đầu cầm vận mệnh của mình. Người dân Miên đã sáng suốt phân tách, dám viết đoạn lịch sử đen tối của mình, dám chấp nhận tự vạch lưng mình, dám bới, móc vào cái giai đoạn lịch sử đen tối ấy của mình cho người ngoài xem, dám làm một cuộc giải phẩu, một buổi phân tách tâm lý, để tìm cho ra cái động lực khốn nạn nào đã biến những nhà trí thức mô phạm thành những bầy quỷ dữ uống máu người không biết tanh: nay đã thấy rõ : đấy là Chủ thuyết Cộng sản.
Từ Pol Pot, Khiêu Samphan, Iêng Sary ,...cho đến Douch, Noun Chêa đều là những đảng viên Đảng Cộng sản Quốc tế cả. Cũng như từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng Võ Nguyên Giáp đến Nguyễn Minh Triết , Nông Đức Mạnh cũng đều là những đảng viên Đảng Cộng sản Quốc tế. Tất cả đều là những cán bộ Cộng sản quốc tế, vì vậy giết người chỉ là những phương tiện để đi đến cái cứu cách là nhuôm đỏ Cam Bốt và Việt Nam cho Cộng sản quốc tế.
Ngày nay, Nga đã ra khỏi khối Cộng sản Quốc tế. Trung Cộng nay là chủ chốt Cộng sản Quốc tế, Việt Nam Cộng sản tiếp tục phục vụ Cộng sản quốc tế là Tàu Cộng đó thôi.
Dân chúng Trung Quốc cũng như dân chúng Việt Nam hiện nay đang bất mãn với hai Đảng Cộng sản cầm quyền đang đàn áp dã man các nhà bất đồng chánh kiến. Tàu đã ra án phạt rất nặng những người bất đồng chánh kiến, Việt Nam  cũng sẽ phạt rất nặng những Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung... Cả hai Đảng Cộng sản đều cấm  dân chúng nói đến vấn đề Biển Đông, hay biên giới, và sẽ là lễ kỹ niệm 60 năm giao hảo hữu nghị Trung Việt...
Đau đớn thay, thân phận người Hoa ở Trung Cộng, đau đớn thay thân phận người Việt ở xứ Việt Cộng. Người Việt Nam chúng ta còn may mắn hơn là  có được một lá cờ tự do chánh nghĩa lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng sự ước mơ, người Hoa không có.
Người Hoa và người Việt có đủ can đảm nhận mình là nạn nhơn để can đảm đứng lên khởi tố hai tên tôi phạm Nhơn loại mang tội  Diệt chủng không "
Mong là có ! 
Mong lắm !
14/ 01/2010
Phan Văn Song

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.