Hôm nay,  

Csvn: Đừng Rước Voi Về Dày Mả Tổ!

4/14/200900:00:00(View: 10500)

CSVN: Đừng rước voi về dày mả tổ!

Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)  —
Sau mấy mươi năm chiến tranh và đối kháng, cuối cùng thì người Việt đã bắt đầu có được sự đồng thuận lớn qua vấn đề Hoàng sa - Trường Sa và Bô-xít. Sự đe doạ nghiêm trọng về chủ quyền quốc gia ở biển Đông và dự án khai thác bô-xít ở vùng Tây Nguyên đã đưa mọi thành phần dân tộc đến gần với nhau. Vấn đề đang được đặt ra là nhà nước Việt Nam (NNVN), qua sự lãnh đạo của đảng CSVN, sẽ đặt quyền lợi đất nước lên trên sự khác biệt chính kiến hay không"
Sự tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa không phải là vấn đề riêng của các đoàn thể đối lập với NNVN. Vô số người trí thức, đảng viên đảng CSVN và người dân ở trong nước đã mạnh dạn lên tiếng cảnh báo NNVN về tình trạng chủ quyền bị xâm phạm. Vấn đề này không còn là một nguy cơ, mà đang hiện thực hoá từng phần một cách chính thức bởi nhà cầm quyền Trung Cộng. Trong vị trí cầm quyền, đảng CSVN có quyền chọn thái độ và đối sách thích hợp cho vấn đề này, nhưng thái độ và đối sách đó không thể đi ngược lại ý kiến và nguyện vọng chung của nhân dân.
NNVN có quyền chọn chính sách đối ngoại mềm dẻo với Trung Cộng qua con đường thương thảo, nhưng mềm dẻo không có nghĩa là chấp nhận tình trạng chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Là một nuớc nhỏ đứng cạnh Trung Hoa, tổ tiên chúng ta đã luôn khiêm nhường trong việc đối ngoại, chấp nhận cả việc triều cống ngay sau khi đánh thắng một cuộc xâm lăng. Nhưng khi đụng đến lãnh thổ nước nhà, ông cha ta đã quyết tâm bảo vệ bằng mọi giá, ngay cả tuyên chiến đối đầu với đế quốc phong kiến. Dân tộc ta thẳng thắn lên án các triều đại phong kiến đã xâm lăng nước Việt nhưng người Việt ta không giữ lòng thù hằn với người Trung Hoa. Người Việt chúng ta luôn hiếu hoà và trọng tình hữu nghị, nhưng tinh thần đó cần phải đi song song với ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Chúng ta đủ khôn ngoan để không tự đặt nước Việt trở thành kẻ thù của Trung Hoa, nhưng vì danh dự dân tộc và tiền đồ Tổ Quốc, chúng ta nhất định không chấp nhận thái độ của nhà cầm quyền Trung Cộng là coi thường nước Việt và người Việt. Chúng ta muốn duy trì tình hữu nghị với nhân dân Trung Hoa nhưng chúng ta phải giữ gìn lãnh thổ, lãnh hãi và chủ quyền quốc gia bằng mọi giá  khi cần thiết – ngay cả phải chứng tỏ bằng thái độ mạnh nhất.


Trong tinh thần đó, chúng ta muốn NNVN phải thể hiện ý chí bảo toàn chủ quyền đất nước một cách rõ ràng, mạnh mẽ và dứt khoát.  Chúng ta hoan nghênh sự lên tiếng của NNVN mỗi khi chủ quyền quốc gia có vấn đề đe doạ, nhưng chỉ lên tiếng suông rồi âm thầm chấp nhận quyền lợi đất nước bị thua thiệt là một thái độ không thể chấp nhận được. Nếu đảng CSVN không thể có thái độ cứng rắn về chủ quyền đất nước, giải pháp tốt nhất là tạo điều kiện để nhân dân ở trong nước và cộng đồng kiều bào ở ngoài nước đồng thanh phản ứng. Thái độ chung của người Việt sẽ giúp cho những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam có sức mạnh để có phản ứng kịp thời và hợp lý, nếu như họ nhận thức được nguy cơ vong quốc.
Đối với kế hoạch khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, vấn đề không phải là tiến hành như thế nào, mà là phải huỷ bỏ ngay toàn bộ kế hoạch đang có. Cho đến nay, bên cạnh sự nghiên cứu và ý kiến của tập thể người Việt ở ngoài nước, giới trí thức có uy tín trong nước đã có những sự báo động rõ ràng. Sự lên tiếng của một số chuyên gia trong bộ máy nhà nước Việt Nam và nhiều cán bộ, sĩ quan cao cấp tương ứng với tiếng nói của giới trí thức ở trong và ngoài nước càng cho thấy tính chất đe doạ xác thực của vấn đề.
Nói chung, kế hoạch khai thác bô-xít ở Tây Nguyên không thể tiếp tục dù là có được điều chỉnh khoa học hay được bổ sung bởi các kế hoạch bảo vệ môi trường hay cải thiện dân sinh cho người dân địa phương. Nhu cầu bảo vệ an ninh quốc phòng và bảo đảm an toàn môi trường sinh thái cho các tỉnh liên hệ cần được đặt ưu tiên hơn bất cứ lý do gì khác.
Chấp nhận cho Trung Cộng khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là một quyết định sai lầm chiến lược trong việc phòng thủ quốc gia và bảo vệ môi sinh. Nhà nước Việt Nam cần lắng nghe ý kiến của những người trí thức ở trong và ngoài nước để không đặt quốc gia vào cảnh lâm nguy rất khó để tháo gỡ. Nhà nước Việt Nam hãy mở một cuộc hội thảo sâu rộng, dân chủ và tự do về ảnh hưởng của việc khai thác bô-xít để lượng định lại vấn đề trước khi quá muộn. Nhà nước Việt Nam cũng cần tổ chức trưng cầu dân ý để thấy được ý kiến cụ thể của nhân dân toàn quốc, và của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Trước sự đe doạ về chủ quyền và an ninh quốc gia, Nhà nước Việt Nam, nói đúng hơn là Bộ Chính Trị đảng CSVN, đang đứng trước một sự chọn lựa lớn là vì quyền lợi riêng tư của đảng, hay vì dân, vì nước. Sai lầm trong các quyết định chiến lược này, đảng CSVN sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử cho hành động mang tính “rước voi về dày mả tổ”.
Đảng CSVN hãy lắng nghe tiếng báo động và nguyện vọng của nhân dân trước khi quá muộn./.
Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)
(Trích Tập san Hoa-Mai #36 -- Phát hành tháng 04/2009)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trước hiện trạng kỳ thị, không chỉ bạo hành bằng lời nói, mà còn tấn công hung bạo và bắn giết khiến nhiều người đã thiệt mạng hoặc bị thương tích nặng, các chuyên gia và các nhà hoạt động đã đưa ra một số biện pháp để chống trả vấn nạn này và giúp các thành viên trong cộng đồng tự bảo vệ
Lực lượng “ăn cháo đá bát” rất đông và lan nhanh như bệnh dịch, nhưng chưa bao giờ được công khai cho dân biết để dân bàn, dân kiểm tra. Ngược lại, dân lại là nạn nhân của đám ong nuôi trong tay áo từ bao năm nay. Chúng nằm trong ngành Tuyên giáo, trước đây gọi là Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương. Sau lưng đảng còn có đội ngũ chuyên nghề nói thuê và viết mướn gồm Báo cáo viên và Dư luận viên được trả lương bằng tiền thuế của dân.
Vào sáng ngày 1 tháng 5-1975 Trung tá bác sĩ Hoàng Như Tùng, nguyên chỉ huy trưởng Quân Y viện Phan Thanh Giản - Cần Thơ, mặc đồ dân sự, trong tư thế quân phong, đưa tay lên chào vĩnh biêt Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lênh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4 Chiến Thuật, trước sự kinh ngạc của một nhóm sĩ quan cấp cao của bộ đội cộng sản vì sự dũng cảm của bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng. Một sĩ quan của bộ đội cộng sản mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sĩ Hoàng Như Tùng nhận diện Tướng Nguyễn Khoa Nam.
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
Tôi là anh trưởng trong gia đình, với 9 đứa em cả trai lẫn gái, nên trách nhiệm thật khó khăn, từ nhân cách cho đến cuộc sống. Nhưng may mắn tôi gặp được những người anh ngoài xã hội để noi gương và học hỏi. Một trong số những nhân vật hiếm hoi đó, chính là anh Nguyễn Văn Tánh, người mà tôi đã có cơ hội được tiếp tay hỗ trợ và đồng hành cùng anh trong suốt 20 cuộc Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế Liên Hiệp Quốc tại thành phố New York từ 20 năm qua.
Tôi tha phương cầu thực gần như trọn kiếp (và may mắn lạc bước đến những nơi không thiếu bơ thừa sữa cặn) nên bất ngờ nhìn thấy mảnh đời cùng quẫn thì không khỏi chạnh lòng. Nghe tiếng mời chào khẩn thiết, nhìn những khuôn mặt khẩn cầu của đồng bào mình mà muốn ứa nước mắt.
Các định kiến tai hại đối với các phụ nữ Á Châu trong văn hóa đại chúng của Mỹ đã có từ ít nhất thế kỷ thứ 19. Từ đó, các nhà truyền giáo và binh sĩ Mỹ tại Á Châu đã xem phụ nữ mà họ gặp đó như là ngoại lai và dễ tùng phục. Các định kiến này đã ảnh hưởng luật di trú đầu tiên của Hoa Kỳ dựa vào chủng tộc, Đạo Luật 1875 Page Act, ngăn cản các phụ nữ Trung Quốc vào Hoa Kỳ. Giả thuyết chính thức là rằng, ngoại trừ được chứng minh ngược lại, các phụ nữ TQ tìm cách vào Hoa Kỳ đã thiếu tư cách đạo đức và là những gái mại dâm. Trên thực tế, nhiều người là vợ tìm cách đoàn tụ với những ông chồng là những người đã đến Hoa Kỳ trước đó. Khoảng cùng thời gian đó, các phụ nữ TQ tại San Francisco cũng bị làm dê tế thần bởi các viên chức y tế địa phương là những người sợ rằng họ sẽ lây truyền các bịnh lây lan qua đường tình dục cho các đàn ông da trắng, là những người sau đó sẽ lây lan cho các bà vợ của họ. Vào giữa thế kỷ 20, các căn cứ chiến tranh và quân sự của Hoa Kỳ tại TQ, Nhật, Phi Luật Tân,
Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc … quả đúng là những kẻ thuộc giới ăn trên ngồi trốc. Họ là những hạt giống đỏ được gieo trồng từ miền Bắc, và đã ươm mầm thành cây. Loại cây này, học giả Phan Khôi gọi một cách lịch sự là cây Cộng Sản. Còn dân gian thì gọi là cây cứt lợn!
Nếu đảng đủ can đảm và ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng còn đủ bản lĩnh của một Lãnh đạo gương mẫu trong công tác phòng, chống tham nhũng thì hãy công khai cho dân biết Tổ chức Thanh niên của đảng đã làm được những gì cho dân cho nước trong 90 năm qua. Hay ngót 7 triệu Đoàn viên TNCS chẳng làm được trò trống gì, ngoải vai trò tay sai đã tuyệt đối trung thành với đảng và với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh?
Adam Smith và Karl Marx cùng được gọi chung là kinh tế cổ điển (classical economy) tức là lao động (labour) tạo ra giá trị (value.) Khác ở chổ Smith quan niệm thị trường tự do giúp mọi người hưởng thụ giá trị lao động còn Karl Marx lên án giá trị lao động của công nhân bị tư bản bóc lột. Vào đầu thế kỷ thứ 20 xuất hiện một cách nhìn mới là giá trị (value) do nơi tiện ích (utility) thay vì từ lao động (labour). Thí dụ một người đang khát uống ly nước đầu thì thật ngon, ly thứ nhì vừa vừa còn ly thứ ba đầy bụng nuốt không vô, tức là giá trị của mỗi ly nước giảm khi nhu cầu tiện ích hạ thấp. Quan điểm này gọi là Giá Trị Biên Tế hay Marginal Value.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.