Hôm nay,  

Csvn: Đừng Rước Voi Về Dày Mả Tổ!

4/14/200900:00:00(View: 10464)

CSVN: Đừng rước voi về dày mả tổ!

Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)  —
Sau mấy mươi năm chiến tranh và đối kháng, cuối cùng thì người Việt đã bắt đầu có được sự đồng thuận lớn qua vấn đề Hoàng sa - Trường Sa và Bô-xít. Sự đe doạ nghiêm trọng về chủ quyền quốc gia ở biển Đông và dự án khai thác bô-xít ở vùng Tây Nguyên đã đưa mọi thành phần dân tộc đến gần với nhau. Vấn đề đang được đặt ra là nhà nước Việt Nam (NNVN), qua sự lãnh đạo của đảng CSVN, sẽ đặt quyền lợi đất nước lên trên sự khác biệt chính kiến hay không"
Sự tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa không phải là vấn đề riêng của các đoàn thể đối lập với NNVN. Vô số người trí thức, đảng viên đảng CSVN và người dân ở trong nước đã mạnh dạn lên tiếng cảnh báo NNVN về tình trạng chủ quyền bị xâm phạm. Vấn đề này không còn là một nguy cơ, mà đang hiện thực hoá từng phần một cách chính thức bởi nhà cầm quyền Trung Cộng. Trong vị trí cầm quyền, đảng CSVN có quyền chọn thái độ và đối sách thích hợp cho vấn đề này, nhưng thái độ và đối sách đó không thể đi ngược lại ý kiến và nguyện vọng chung của nhân dân.
NNVN có quyền chọn chính sách đối ngoại mềm dẻo với Trung Cộng qua con đường thương thảo, nhưng mềm dẻo không có nghĩa là chấp nhận tình trạng chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Là một nuớc nhỏ đứng cạnh Trung Hoa, tổ tiên chúng ta đã luôn khiêm nhường trong việc đối ngoại, chấp nhận cả việc triều cống ngay sau khi đánh thắng một cuộc xâm lăng. Nhưng khi đụng đến lãnh thổ nước nhà, ông cha ta đã quyết tâm bảo vệ bằng mọi giá, ngay cả tuyên chiến đối đầu với đế quốc phong kiến. Dân tộc ta thẳng thắn lên án các triều đại phong kiến đã xâm lăng nước Việt nhưng người Việt ta không giữ lòng thù hằn với người Trung Hoa. Người Việt chúng ta luôn hiếu hoà và trọng tình hữu nghị, nhưng tinh thần đó cần phải đi song song với ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Chúng ta đủ khôn ngoan để không tự đặt nước Việt trở thành kẻ thù của Trung Hoa, nhưng vì danh dự dân tộc và tiền đồ Tổ Quốc, chúng ta nhất định không chấp nhận thái độ của nhà cầm quyền Trung Cộng là coi thường nước Việt và người Việt. Chúng ta muốn duy trì tình hữu nghị với nhân dân Trung Hoa nhưng chúng ta phải giữ gìn lãnh thổ, lãnh hãi và chủ quyền quốc gia bằng mọi giá  khi cần thiết – ngay cả phải chứng tỏ bằng thái độ mạnh nhất.


Trong tinh thần đó, chúng ta muốn NNVN phải thể hiện ý chí bảo toàn chủ quyền đất nước một cách rõ ràng, mạnh mẽ và dứt khoát.  Chúng ta hoan nghênh sự lên tiếng của NNVN mỗi khi chủ quyền quốc gia có vấn đề đe doạ, nhưng chỉ lên tiếng suông rồi âm thầm chấp nhận quyền lợi đất nước bị thua thiệt là một thái độ không thể chấp nhận được. Nếu đảng CSVN không thể có thái độ cứng rắn về chủ quyền đất nước, giải pháp tốt nhất là tạo điều kiện để nhân dân ở trong nước và cộng đồng kiều bào ở ngoài nước đồng thanh phản ứng. Thái độ chung của người Việt sẽ giúp cho những người lãnh đạo nhà nước Việt Nam có sức mạnh để có phản ứng kịp thời và hợp lý, nếu như họ nhận thức được nguy cơ vong quốc.
Đối với kế hoạch khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, vấn đề không phải là tiến hành như thế nào, mà là phải huỷ bỏ ngay toàn bộ kế hoạch đang có. Cho đến nay, bên cạnh sự nghiên cứu và ý kiến của tập thể người Việt ở ngoài nước, giới trí thức có uy tín trong nước đã có những sự báo động rõ ràng. Sự lên tiếng của một số chuyên gia trong bộ máy nhà nước Việt Nam và nhiều cán bộ, sĩ quan cao cấp tương ứng với tiếng nói của giới trí thức ở trong và ngoài nước càng cho thấy tính chất đe doạ xác thực của vấn đề.
Nói chung, kế hoạch khai thác bô-xít ở Tây Nguyên không thể tiếp tục dù là có được điều chỉnh khoa học hay được bổ sung bởi các kế hoạch bảo vệ môi trường hay cải thiện dân sinh cho người dân địa phương. Nhu cầu bảo vệ an ninh quốc phòng và bảo đảm an toàn môi trường sinh thái cho các tỉnh liên hệ cần được đặt ưu tiên hơn bất cứ lý do gì khác.
Chấp nhận cho Trung Cộng khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là một quyết định sai lầm chiến lược trong việc phòng thủ quốc gia và bảo vệ môi sinh. Nhà nước Việt Nam cần lắng nghe ý kiến của những người trí thức ở trong và ngoài nước để không đặt quốc gia vào cảnh lâm nguy rất khó để tháo gỡ. Nhà nước Việt Nam hãy mở một cuộc hội thảo sâu rộng, dân chủ và tự do về ảnh hưởng của việc khai thác bô-xít để lượng định lại vấn đề trước khi quá muộn. Nhà nước Việt Nam cũng cần tổ chức trưng cầu dân ý để thấy được ý kiến cụ thể của nhân dân toàn quốc, và của cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Trước sự đe doạ về chủ quyền và an ninh quốc gia, Nhà nước Việt Nam, nói đúng hơn là Bộ Chính Trị đảng CSVN, đang đứng trước một sự chọn lựa lớn là vì quyền lợi riêng tư của đảng, hay vì dân, vì nước. Sai lầm trong các quyết định chiến lược này, đảng CSVN sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử cho hành động mang tính “rước voi về dày mả tổ”.
Đảng CSVN hãy lắng nghe tiếng báo động và nguyện vọng của nhân dân trước khi quá muộn./.
Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)
(Trích Tập san Hoa-Mai #36 -- Phát hành tháng 04/2009)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nền âm nhạc Việt Nam đã mất đi những khuôn mặt tài hoa, nhân cách… nhưng, rất may đã gởi lại những ca khúc bất tử. Nhạc sĩ tài hoa của nhân loại Johann Sebastian Bach (1865-1750) cho rằng “Âm nhạc có thể giúp tinh thần rũ sạch mọi bụi trần của cuộc sống thường ngày” nên khi “đầu óc vẩn đục” hãy lắng nghe ca khúc của tác giả đã quý mến để rũ sạch bụi trần.
Tôi đã được đọc rất nhiều bài trong “Hoa Cỏ Bên Đường” trước khi chúng được chọn cho vào tuyển tập này. Mấy năm nay, cô Kiều Mỹ Duyên luôn dành cho Bút Tre hân hạnh đăng những bài viết ngắn của cô. Bài nào cũng được độc giả khen tặng, đặc biệt bài “Cho Nhau Thì Giờ” gây tác động sâu sắc đến người đọc.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa ở trong Nam, chuyện tranh luận giữa Chính quyền và người dân về những ưu, khuyết điểm của chế độ chính trị là việc bình thường. Các Dân biểu và Nghị sỹ tại lưỡng viện Quốc hội có quyền chất vấn Thủ tướng và các Bộ trưởng Chính phủ bất kỳ lúc nào thấy cần. Nhưng ở Việt Nam Dân chủ Công hòa miền Bắc trước năm 1975 thì khác. Phê bình đảng cầm quyền là tự mở cửa vào tù. Đại biểu Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân các cấp chỉ biết làm việc theo lệnh của Bộ Chính trị và cấp trên.
Nước Úc đã bước vào tiết Thu, khí trời lạnh, những chiếc lá đang đổi sang màu, cơn mưa đầu mùa làm lòng người se lại. Nhận tin báo từ quê nhà Thầy đã viên tịch, lòng con đau nhói vì không về được để đảnh lễ Kim Quan nhục thân Thầy, thọ tang Ân Sư Giáo Dưỡng. Nơi phương trời viễn xứ, con hướng về ngôi Chùa Bình An, Giác Linh Đài tâm tang thọ phục.
Tôi tin vào những điều không thể. Tưởng tượng bạn đang rất căm ghét một con người hay một con vật nào đó. Rồi bỗng dưng một ngày bạn thấy họ là chính mình. Bạn có cảm giác mình biết về họ rõ như biết về những đường chỉ trên bàn tay của mình. Thậm chí, bạn cảm được cái khát khao và thương nó như thương nỗi khát khao của mình ngày nào - đó là cái tình cảm lạ lùng mà tôi dành cho con chuột của con trai tôi.
Nước tìm chỗ trũng thì tiền cũng biết chạy vòng quanh thế giới kiếm lời. Thị trường nhà đất ở Nhật bị sụp vào đầu thập niên 1990 nên tiền chạy sang Đông Nam Á và Đông Âu tìm các con rồng sắp cất cánh. Khi Đông Á và Đông Âu bị khủng hoảng vào cuối thập niên 1990 tiền lại đổ vào Mỹ và Nam Âu bơm thành hai bong bóng địa ốc rồi vỡ tung năm 2007 (Mỹ) và 2010 (Nam Âu).
Tôi tình cờ tìm được ấn bản Lá Thư Về Làng của nhạc sỹ Thanh Bình, do nxb Lúa Mới phát hành, năm 1956. Vào thời điểm đó, tuy chưa đủ tuổi để cắp sách đến trường nhưng tôi cũng đã thuộc lời của nhạc phẩm này rồi vì nghe mấy bà chị và radio hay hát
Thới gian vẫn không ngừng trôi, hết xuân lại hạ, ngày tháng dần qua như nước chảy mây bay, sóng sau đè sóng trước, từng thế hệ lần lượt nối tiếp nhau. Ba chẳng mấy chốc giờ đã lên nội, ngoại. Tóc ba đã bạc trắng mái đầu, mỏi gối chồn chân… Thương ba nhưng đành chịu thôi, quy luật sinh – lão – bệnh – tử có chừa ai đâu!
Khi vừa nhận chức, Tổng thống Joe Biden đã phát biểu rằng dân chúng Mỹ sẽ có thể tụ họp ăn mừng Lễ Độc lập 4/7 trong hè sắp tới. Điều đó chắc sẽ xảy ra vì còn một tháng nữa là đến ngày 4/7, trong khi tiểu bang California là nơi đã có những giới hạn khắc khe nhất nước trong việc phòng chống Covid thì cũng đang mở cửa ra. Nhiều trường phổ thông và đại học đang tổ chức lễ tốt nghiệp, trong giãn cách xã hội và giới hạn khách tham dự là dấu hiệu đáng mừng cho sinh viên học sinh. Giờ N sắp điểm với Covid-19 ở California. Chiến thắng cơn đại dịch trên nước Mỹ cũng đã thật gần.
Nhưng ngặt nổi, cả 3 Văn kiện Cương lĩnh, Điều lệ đảng và Hiến pháp đều tập trung vào một mục tiêu là bảo vệ tuyệt đối quyền cai trị độc tôn và độc tài cho đảng. Cho nên, khi tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” của cán bộ đảng vẫn “tưng bừng hoa lá cành” đe dọa vị trí cầm quyền của đảng và sự sống còn của chế độ thì “bảo vệ nội bộ” cũng chính là giữ cho đảng khỏi vỡ từ trong lòng Chế độ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.