Hôm nay,  

12 Db Mỹ Tố Vn Xiết Internet Đòi Phải Để Tự Do Ngôn Luận

01/04/200900:00:00(Xem: 5005)
12 DB Mỹ Tố VN Xiết Internet Đòi Phải Để Tự Do Ngôn Luận
Dân Biểu Sanchez và 11 DB Thư Gửi Google, Xin Đừng Tiếp Tay CSVN
WASHINGTON, D.C. - Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47), đồng chủ tịch Nhóm Việt Nam Caucus đã vận động 11 Dân Biểu đồng ký tên trong một lá thư lên tiếng phản đối các hành vi của chính quyền CSVN coi thường nhân quyền và tiếp tục đàn áp các nhà dân báo trên mạng điện tử (internet bloggers). 
Dân Biểu Sanchez nhấn mạnh tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam cũng như sự quan tâm đến việc nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục hạn chế mạng điện tử internet và bắt bớ đối với các nhà dân báo bloggers chỉ vì họ dùng internet để phản đối các chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam.   Lá thư được gửi đến bà Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao và các quản lý cao cấp của các công ty cung cấp dịch vụ internet như Microsoft, Yahoo, và Google kêu gọi gia tăng sự bảo vệ các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do biễu đạt cho mọi người dân Việt Nam. 
Dân Biểu Sanchez đã phát biểu trước Hạ Viện Hoa Kỳ sáng hôm Thứ Ba để chia sẻ về lá thư và tình trạng đàn áp nhân quyền đang xảy ra tại Việt Nam. 
"Trong vị trí là Dân Biểu Quốc Hội, chúng ta nên tiếp tục tranh đấu nhân quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo trí và tự do biểu đạt cho những người dân Việt Nam, " Dân Biểu Sanchez nói.  "Phát huy những tự do cơ bản là một trách nhiệm xã hội mà các nhà cung cấp dịch vụ internet phải làm tất cả những gì họ có thể cho người dân Việt Nam bất chấp áp lực từ nhà cầm quyền Việt Nam
Dưới đây là lá thư được gửi đi từ văn phòng Dân Biểu Sanchez và Dân Biểu Cao. 
Ngày 31 Tháng 3 năm 2009
Kính gửi Ông Eric Schmidt
Chủ tịch và Tổng Giám Đốc Google
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View, CA 94043
Thưa Ông Schmidt,
Chúng tôi viết thư này để bày tỏ sự quan tâm của chúng tôi về tình trạng ngày một tồi tệ hơn của việc giới hạn xử dụng internet tại Việt Nam. Theo các báo cáo của truyền thông thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đưa ra những nghị quyết để ngăn chặn các blog và kết tội những phát biểu ôn hoà.

Năm ngoái, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã công bố một sắc lệnh buộc tất cả những dịch vụ internet phải cung cấp các thông tin liên quan đến những người xử dụng internet vi phạm các lệnh cấm của Bộ Thông Tin. Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới những bản tường trình nói rằng Bộ Thông Tin và Truyền Thông của nhà nước Việt Nam có thể sẽ yêu cầu các hãng cung cấp dịch vụ internet lớn để nhờ giúp đỡ trong việc kiểm soát internet.
Chúng tôi được biết rằng Microsoft, Yahoo và Google đã tham gia vào Global Network Initiative. Đây là một nỗ lực để bảo vệ quyền tự do phát biểu và quyền riêng tư khi xử dụng các kỹ thuật truyền thông.  Chúng tôi muốn được ca ngợi quý vị về sáng kiến nói trên . Việc làm đó đã thực sự nói lên nỗ lực tôn trọng quyền tự do xử dụng internet của quý vị bất chấp những áp lực đến từ các chính phủ độc tài.  Chúng tôi vui mừng thấy quý vị chia sẻ quan điểm của chúng tôi. Đó là việc bảo vệ quyền tự do phát biểu và quyền riêng tư khi xử dụng kỹ thuật truyền thông là trách nhiệm chung trong xã hội.
Internet đã trở thành một nguồn thông tin và liên lạc quan trọng cho người dân Việt Nam. Việc xử dụng rộng rãi các trang blog là một minh chứng cho thấy ước mong được chia sẻ quan điểm một cách tự do của người dân Việt Nam. Theo tạp chí The Financial Times thì "không gian chính trị giới hạn của Vietnam ngày càng nhỏ hơn. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ra tay đàn áp cộng đồng internet đang sinh hoạt rất sống động qua việc đóng cửa các trang nhà cũng như bắt giam những người dùng internet để thách thức Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong vai trò Dân Biểu Quốc Hội, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quý vi hãy cổ xúy quyền tự do phát biểu của người dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp các kỹ thuật internet cho người dân Việt Nam, nhưng qua hình thức tôn trọng quyền hạn và sự riêng tư của họ.
Trân trọng
(Các dân biểu liên bang ký tên)
Loretta Sanchez  
Joseph "Anh" Cao
James Moran   
Daniel Lungren
Michael Honda  
Edward Royce
Madeleine Bordallo  
Maurice Hinchey
Thaddeus McCotter  
Hank Johnson
Neil Abercrombie  
Niki Tsongas
(Đồng kính gửi: Ngoaạ Trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.