Hôm nay,  

Mong Mỏi Giữ Vững Niềm Tin

07/02/200900:00:00(Xem: 4126)

Mong Mỏi Giữ Vững Niềm Tin

Nguyễn Lộc Yên

Trước ngày tết Kỷ sửu (2009), nhóm trẻ Detroit, Michigan đề nghị: Xin hưởng ứng chiến dịch "Tháng Tư Đen" và Chiến sĩ VNCH Hải ngoại phát động "treo cờ Việt - Mỹ trong ngày tết Nguyên đán". Người viết đã hưởng ứng và phổ biến vào dịp "Chicago ăn tết đúng ngày mùng một tết", với 1.712 người Đồng hương tham dự, tại:  The S. J. Gregory Auditorium, 5649 N. Sheridan, Ave. Chicago, Illinois.
Người viết băn khoăn ngẫm nghĩ, Lục Du người tỉnh Triết Giang, sinh năm 1125, thuộc vào thời nhà Tống. Thời ấy quân Bắc Phương (Bộ tộc Nữ Chân, người Kim) hùng hổ đem quân lấn chiếm Phương Nam là nước Tống (từa tựa quân Tàu lấn chiếm Việt Nam của chúng ta xưa nay).
Nhân dân Tống và một số tướng  sĩ yêu nước (như các nhà Dân chủ và những Người yêu nước của Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay) cương quyết chống chọi ngoại xâm. Nhưng đau đớn thay! Giới thống trị Tống triều (như chính quyền Hà Nội bây giờ) ương hèn, khiếp nhược, lo vơ vét của cải quốc gia, chỉ biết vinh thân phì gia, nên vào năm 1127, nhà Tống bị quân Kim đánh đuổi tan tác.
Thành Khai Phong bị giặc cướp sạch, hai vua nhà Tống: Huy Tông (Triệu Cát),  Khâm Tông (Triệu Hoàn là  đương kim hoàng đế), và  nhiều người trong tôn thất (Công  chúa, quan lại và ngọc ngà châu báu) đều bị bắt (lấy) đưa về Phương Bắc. Bọn bán nước cầu vinh tham lam suốt đời, khi nước mất tay lại trắng tay mà còn bị tù tội.
Trước hoàn cảnh nước mất nhà tan, những người tướng sĩ lòng dạ còn son sắt, đưa Triệu Cấu (em Triệu Hoàn) lên làm Hoàng đế (1127), hiệu là Kiến Viêm nguyên niên, mong mỏi cứu Sơn hà nguy biến, nhưng tân  vương vẫn là kẻ dật lạc. Vua thích nghe lời nịnh nọt, chính sự ương hèn, nên khi quân Kim tấn công, phải bỏ thành mà chạy. Triệu Cấu phải nương  náu nhiều nơi, rồi chạy về phương nam như: Dương Châu, Hàng Châu... Trong thời gian đó Lục Du còn nhỏ, cũng tất tả chạy theo cha là Lục Tể (giống như Con Em Việt Nam chúng ta, Cha Mẹ phải dìu dắt nhục nhằn vượt biên, vượt biển, sau ngày Việt cộng chiếm Sài Gòn).
May thay! Vào năm 1140, có Nguyên soái Nhạc Phi là một nhà quân sự kiệt xuất cuả Nam Tống, đem quân ngăn chận quân Kim, do Tướng Kim là Ngột Truật thống lãnh, hai bên xung sát nhiều trận, quân Tống chiến thắng nhiều nơi. Giữa lúc ấy Tần Cối là tên tiểu nhân, tìm cách dèm pha, vu khống Nhạc Phi nhiều tội, vua Tống là Triệu Cấu nghe lời tên nịnh thần này. Một ngày, sai người đem "10 kim bài", triệu hồi Nhạc Phi cấp tốc hồi triều, nếu không là người phản nghịch. Nhạc Phi, không thể cưỡng lại lệnh vua, nên ngửa mặt lên trời than: "Công lao ở sa trường mười năm đành bỏ trong một ngày". Rồi ngậm ngùi, lên đường về triều.
Sau đó, Tần Cối, tên bán nước cầu vinh (giống như Phạm Văn Đồng, đồng lõa với Hồ Chí Minh dâng hiến Hoàng Sa, và các ông chính quyền Hà Nội hiện tại cắt giao: Nam Quan, Bản Giốc, Biển Đông... cho Tàu). Nhạc Phi bị hãm hại chết, các tướng sĩ nao núng, nhà Nam Tống từ đấy thế yếu, đành đoạn ký "Hòa ước Thiệu Hưng" cắt vùng đất sông Hoài ở phía đông, tới Đại Tán Quan ở phía tây cho quân Kim, và nhà Tống cúi đầu xưng thần. Thế mà tên tiểu nhân Tần Cối, được hôn quân Triệu Cấu cho là có công nghị hòa, được phong làm Tể tướng kiêm Cơ mật sứ, nắm trọn quyền về Quân sự và hành chánh của quốc gia.
Lục Tể (cha Lục Du) cảm thấy ngán ngẩm và nhục nhã nên cáo quan, về quê qui ẩn, các bạn đồng liêu lúc xưa như: Tham tri chính sự Lý Quang, Cấp sự trung Phó Tung Khanh... là những người có liêm sỉ, biết tủi nhục khi vận nước tóc tang, thường lui tới viếng thăm Lục Tể. Chủ khách, lâu lắm gặp mặt, vui mừng khôn xiết, nhưng quốc hận canh cánh trong lòng, dù người còn tại chức hay kẻ cởi áo từ quan, cơm trưa đã dọn, nhưng họ mải mê bàn bạc việc quốc sự, tìm mọi cách phục hưng đất nước, đau đớn nhân dân đang lầm than, nên quên dùng cơm, họ lại nghẹn ngào, tuôn trào nước mắt. Lúc ấy Lục Du đứng hầu bên cha, lòng băn khoăn, u uất không kém, từ cái u uất ấy, trong "Bạt phó Cấp Sự Thiếp" ông đớn đau viết: "Đầu niên hiệu Thiệu Hưng, tôi còn là một thanh thiếu niên, chính mắt nhìn thấy, các vị Sĩ phu, khi bàn bạc về quốc sự, thì hai mắt trợn trừng, hai hàm răng nghiến chặt, hai dòng lệ tuôn trào. Ai ai cũng muốn liều thân bảo vệ quốc gia. Thế nhưng những kẻ hèn nhác, thờ ơ, xem đấy chẳng ra gì".
Sau nầy, nhớ  lại thời trai trẻ, qua những lần chứng kiến sự  hào hùng  của  cha chú, Lục Du viết: "Tiểu ngộ tao loạn, vọng ý ưu nguyên nguyên" (Tuổi trẻ gặp thời loạn lạc, đã dám lo lắng nhân nhân).
Sau khi Tần Cối chết, triều đình Nam Tống, phe chủ chiến chiếm ưu thế, đứng đầu là Tể tướng Trần Khang Bá. Năm 1136, Triệu Cấu nhường ngôi cho Triệu Thận, Thận lấy hiệu là Long Hưng, chấn chỉnh triều đình, muốn lấy lại những nơi giang sơn bị mất, nhưng thời gian sau, cũng đi theo con đường trụy lạc của các vị Tiên vương, nên quốc gia dần  dà loạn lạc trở lại.


Như vậy, đáng tiếc thay! Đa số kẻ tiền nhiệm và người lãnh đạo hiện hữu của Tống thất bấy giờ, đều là kẻ dâm dật, nhu nhược, hèn yếu (như Hồ Chí Minh, Lê Khả Phiêu, đều  có con rơi con rớt ở Tàu. Nông Đức Mạnh khả năng kém cỏi...  nên nước nhà điêu đứng cũng thế thôi!),
Trong lúc vận nước tối tăm, nhưng Lục Du luôn nung nấu  ý chí trung trinh của cha chú, ông quyết tâm vì quốc gia dân tộc, khẳng khái viết: "Thượng mã kích cuồng Hồ, hạ mã thảo quân thư" (Lên ngựa đánh giặc Hồ hung hãn, xuống ngựa viết quân thư", rồi thể hiện cái tâm ái quốc ấy, lớn lên xông pha nơi chiến trường, đem hết lòng nhiệt huyết trừ giặc, giặc Kim đã nhiều lần bị quân của ông đánh tan tành. Nhưng sau này, ông bị những tên chủ hòa, tìm cách trù dập, ông phải về quê ở ẩn trong ngậm ngùi thổn thức!
Khi Lục Du đến 85 tuồi (1210), tuổi già sức yếu, bệnh hoạn liên miên, ông không còn gì để lưu luyến, nhưng việc quốc gia luôn canh cánh trong lòng, hận vì chưa được nhìn  ngày đánh đuổi giặc Bắc, ngày bình định nước nhà thống nhất. Nên ông làm bài thơ "Thị Nhi" (Dặn Con). Khi nào quân Tống đuổi được giặc, thống nhất đất nước, lúc cúng tế ông, phải kể cho ông nghe, như sau:
 "Tử khứ nguyên tri vạn sự không!
 Đãn bi bất kiến cửu châu đồng
Vương sư bắc định vương sư nhật
      Gia tế vô vong cáo nải ông"
Tạm dịch: (Chết rồi là hết, đớn đau không"!
Thống nhất nước nhà chẳng được trông!
L úc Tống đ uổi Kim tan tành chạy
 K ể  khi cúng kiếng, kẽo ta mong!)
Đấy, người yêu nước, lúc hấp hối vẫn còn trối trăng muốn nhìn nước nhà, độc lập thống nhất, nếu không được, dặn dò con cháu, sau khi chết, lúc cúng tế cho biết tin mừng rằng: "Nước nhà đã được thống nhất".
Ngày nay, nước Việt bị ngoại xâm Phương Bắc lấn chiến đất đai, biển đảo, chinh quyền Hà Nội, nhu nhược, không khác Tần Cối nhà Tống. Nếu chúng ta dửng dưng hay yếu hèn, thì nước Việt bị cắt xén biết bao đớn đau!!!
Mặc dù chưa có phương  thức vững vàng, lấy lại phần đất, phần biển bị Tàu lấn chiếm hay ngăn ngừa sự mất mát đất  biển của  chúng  ta trong tương lai.  Nhưng nhóm trẻ Detroit, Michigan đề nghị: Xin hưởng ứng chiến dịch "Tháng Tư Đen" và Chiến sĩ VNCH Hải ngoại phát động "treo cờ Việt - Mỹ trong ngày tết Nguyên đán". Những đề nghị này tuy không lớn lao hay khó khăn lắm, nhưng đấy là bước đầu trong sự đấu tranh nhẹ nhàng, nhưng sẽ có kết quả, cần hưởng ứng mạnh mẽ khắp nơi. Vì sao" Xin Thưa:
1- Hưởng ứng Tháng Tư Đen: Không gởi  tiền  và  về  thăm Việt Nam trong một  tháng. Sẽ làm cho Việt cộng bị mất nhiều triệu Đô la trong một tháng (Năm 2008, tiền du lịch và tiền gởi về Việt Nam khoảng tỉ Đô). Sẽ làm cho phi trường Tân Sơn Nhất tê liệt trong một tháng. Đấy là phản đối Chính  quyền Hà  Nội về  việc:
- Dâng hiến đất đảo của quê hương.
- Đàn áp Sinh viên biểu tình, vì bảo toàn cương thổ.
- Bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ, đàn áp Tôn giáo...
- Để cho nhân dân thế giới thấy rõ  ràng sự vô trách nhiệm của chính quyền Hà Nội đối với đất nước.
2- Hưởng ứng treo cờ Việt- Mỹ ngày lễ hội: Người viết xin hưởng ứng và đề nghị, chúng ta sẽ treo cờ Việt-Mỹ vào các ngày: Ngày July 4, ngày tết Dương lịch và ngày tết Âm lịch. Vì lẽ:
- Treo cờ Việt - Mỹ sẽ biểu dương khí thế của Người Việt Quốc gia. 
- Để  cho nhân dân Hoa  Kỳ và thế giới, biết rõ  ràng  lá cờ  của Người Việt Quốc gia  là  "Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ". 
- Treo cờ Việt - Mỹ vào ngày tết Nguyên đán, cho nhân dân thế giới biết rằng, tết Nguyên đán, không chỉ riêng cho người Tàu.
Mong mỏi Hội Chiến sĩ VNCH Hải ngoại, hãy cho biết nơi sản xuất "Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ" và kích  thước của  lá cờ, để bà con Việt Nam tiện việc mua cờ về treo vào các ngày lễ hội, vì mua hoặc đặt may riêng rẽ giá cả sẽ mắc mỏ hơn và thiếu thống nhất. 
Việc hưởng ứng "Tháng Tư Đen" và  "Hưởng ứng treo cờ Việt- Mỹ ngày lễ hội", sẽ nhắc nhở con em của Việt Nam tỵ nạn khắp nơi trên thế giới, thấy được và hiểu được: "Tháng Tư Đen là  tháng tang thương", và  cờ  tự do chân chính là  "Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ". Khi các em hiểu được tâm tình của cha anh, luôn thống thiết, thân thương đối với quê hương, mong mỏi đất nước thật sự độc lập, tự do (như Lục Du đã hiểu được cha chú, mà thương cảm đậm đà tổ quốc và các bậc cha chú). Chúng ta hy vọng con em của chúng ta cũng  thấm thía và hào hùng như Lục Du, để tiếp nối truyền thống đấu tranh cho một nước Việt Nam độc lập, tự do, và xây dựng quê hương ở tương lai. Mong Mỏi Thay!

Nguyễn Lộc Yên
Jan. 6- 2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.