Hôm nay,  

Db Cao Quang Ánh Nhậm Chức Tại Qh

1/7/200900:00:00(View: 8361)

DB Cao Quang Ánh nhậm chức Tại QH
Tuyết Mai và Trịnh Quồc Thiên

 

 

 

 

 

 

 

Hoa Thịnh Đốn.- Dân Biểu Liên bang Hoa Kỳ Cao Quang Ánh, vị Dân biểu Người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong Quốc Hội HK, đại diện cho dân cư  District 2,  New Orleans,  LA đã  tuyên thệ nhậm chức tại Quốc Hội Hoa Kỳ  trong phiên họp lần thứ 111 khai mạc vào lúc 12 giờ trưa ngày 6 Tháng 1, 2009 tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Washington, D.C.
Hôm nay là một ngày lịch sử, một ngày đặc biệt, Quốc Hội Liên bang HK ở HTĐ đã đón tiếp một Dân Biểu người  Mỹ gốc Việt, đại diện cho dân cư Khu vực 2, New Orleans, LA, nên sự hiện diện của Dân Biểu Cao Quang Ánh trong Quốc Hội HK là một niềm vui lớn lao, đã được đồng bào vùng HTĐ và nhiều tiểu bang lân cận đến chào đón, chúc mừng và chung vui.
Trời mùa Đông ở HTĐ thật lạnh, lại thêm mưa bay lất phất, nhưng mưa gió  và cái  lạnh  ngoài trời không đủ sức ngăn cản bước chân của hằng trăm đồng người Việt và các vị Dân Biểu Hoa Kỳ cùng thân hữu HK của ông đã đến  chúc mừng tại Văn phòng  số 2113,  trong Building Rayburn, thuộc Hạ Viện HK.
Đặc biệt trong số những đồng hương đến chúc mừng , chung vui,  có rất đông người trẻ. Sự đắc cử của DB Ánh  là một niềm phấn khởi cho thế hệ trẻ muốn đi vào dòng chính Hoa Kỳ.
Tại văn phòng  số 2113,  Dân Biểu Cao Quang Ánh cùng hiền thê là Bà Hoàng Hiếu đã tiếp đón đồng hương Việt Nam, thân hữu người Mỹ và chụp ảnh lưu niệm. Trong số những quan khách Việt Nam, ngoài những người thế hệ trẻ còn có mặt hầu hết những nhà hoạt động chính trị trong vùng HTĐ/ phụ  cận và các cơ quan truyền thông báo chí.
Ngay sau đó DB Cao Quang Ánh,  vợ và hai con trong quốc phục Việt Nam rất dễ thương, đi qua Quốc Hội HK (có dome trên đỉnh)  để làm lễ tuyên thệ nhậm chức.
Tại văn phòng của DB Ánh ở Rayburn Building có hai TV, trực tiếp hình ảnh lễ tuyên thệ ở Quốc Hội để đồng bào có thể theo dõi lễ nhậm chức. Tại đây, chúng tôi được dịp tiếp xúc với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Ủy ban Cứu Người Vượt Biển,  là cơ quan mà Dân Biểu Cao Quang Ánh đã phục vụ khoảng tám năm. Ông Thắng  cho biết,  Dân Biểu Cao Quang Ánh đến làm việc ở Ủy Ban CNVB năm 1996. Lúc  đó  đồng bào tỵ nạn bị ép bức hồi hương, DBÁnh được Ủy Ban giao cho trọng trách liên lạc với Quốc Hội HK,  kêu gọi QH can thiệp cho đồng bào VN đang tạm cư trong các trại  tỵ nạn ở các quốc Gia Đông Nam Á. Vấn đề đời sồng khó khăn của những tù nhân chính trị cũng được UB CNVB giao cho DB Ánh phụ trách. Lúc đó DB Ánh  làm việc  như một người tập sự (intern) . Sau đó DB Ánh  học Luật,  mở Văn  Phòng  UBCNVB ở New Orleans và quản trị Văn Phòng này.
Một thời gian sau,  DBÁnh nghĩ làm việc cho SOSBP để mở văn phòng luật sư riêng. Năm 2005  bão Katrina làm nhà cửa của DB Ánh  bị hư hại nặng, ông  phải ở trong trailer. Vì thấy hệ thống hành chánh ở LA quá chậm,  không giúp đỡ cho người dân thật sự, nên DBÁnh quyết tâm ra phục vụ xã hội trên bình diện chính trị.  Hiền thê của DB Ánh, Bà Hoàng Hiếu trước cũng là nhân viên của SOS BP. Sau khi  DB Ánh rời SOS BP thì Bà đã lên thay thế, quản trị văn phòng UBCNVB ở New Orleans, vì vậy hai vợ chồng DB Ánh  có nhiều liên hệ mật thiết với Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển.
Tiến Sĩ Thắng nói, DB Cao Quang Ánh là người rất lý tưởng, di tản qua Hoa Kỳ, không có cha mẹ, không có điệu kiện thuận tiện, nhưng đã tự mình vươn lên. Ông có tinh thần phụng sự xã hội, nên đã đi tu trong  dòng "Tên", là một dòng tu rất khó, không phải  chỉ có tấm lòng mà còn đòi hỏi khả năng, tinh thần phục vụ và đặc biệt là vấn đề công bằng xã hội.
Trước khi trở lại làm việc với SOS BP,  DB Ánh đã đi Hồng Kông, Phi Luật Tân, Mexico, Việt Nam để phụ giúp xây một nhà thờ cho một giáo phận ở VN. DB Ánh có tinh thần phụng sự xã hội, nhưng đặc biệt là không có kinh nghiệm chính trị, chưa bao giờ có kinh  nghiệm tranh  cử. Nhưng sau vụ bão Katrina vì thấy cần phải thay đổi nên ông đã ra tranh cử. Tình cờ  DBÁnh có gặp Ông Mike Honda là ngừơi Nhật, có dịp đến New Orleans. Ông Honda  rất quan tâm đến tình trạng có rất đông người Việt Nam sinh sống ở đây mà không được giúp đỡ .  Ông Mike Honda đã khuyến khích DB Ánh nên ra tranh cử, để thay đổi hệ thống hành  chánh, để có tiềng nói,  chính sách.  Lúc đó DB Ánh ra tranh cử ở cấp tiểu bang, bị thua nặng,  nhưng ông không hề nãn lòng. DBÁnh là người rất bén nhạy, nên khi thấy có cơ hội thì Ông ra tranh cử lại.  Do sự sắp xếp rất khéo léo và có nhiều may mắn nên ông được đắc cử.


Theo Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Việc DB Cao Quang Ánh  đắc cử vào Quốc Hội Liên bang HK sẽ mở nhiều cánh cửa, khuyến khích  cho thế hệ trẻ thêm phấn khởi đi vào chính trị HK.
Thứ hai là điều này tạo cho cộng đồng VN một tiếng nói.  Cộng đồng chúng ta quan tâm về nhiều vấn đề khác nhau, như đời sống an sinh nhưng chúng ta không hề có tiếng nói. Với chức  Dân Biểu Liên Bang DB Ánh có thể lên tiếng được và bên Hành Pháp bắt buộc phải trả lời. Họ sẽ trả lời như thế nào chưa biết nhưng ít nhất họ phải lắng nghe. Điều đó rất có lợi cho chúng ta.
Điểm lợi nữa là  các vấn đề liên quan đến VN, đối với người Việt nếu không phải là hàng đầu thì cũng là hàng thứ hai, chẳng hạn như vụ Thái Hà, DB Ánh là người Công giáo sẽ rất quan tâm vấn đề này. Bên cạnh còn có những vấn đề khác như nhân quyền,  lao động…Tất cả những vấn đề đó, DB Ánh ở tư thế dân biểu có thể nói lên cho cộng đồng người Việt.
Tiến sĩ Thắng quan tâm, DB Ánh được bầu lên để đại diện và bảo  vệ quyền lợi cho cử tri, không phải chỉ cho người Việt, cho nên  nếu chúng ta muốn DB Ánh lên tiếng cho chúng ta mà không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của ông  đối với cử tri, thì chúng ta  phải cùng nhau hỗ trợ cho DB Ánh, nghiên cứu các vấn đề và giúp cho  DB Ánh làm tốt nhiệm vụ của mình để hai năm sau Ông được tái đắc cử.
Tiến sĩ Thắng nói, giấc mơ của DB Cao Quang Ánh là làm sao nối kết những người trẻ có lòng, những người Việt có khả năng,  hướng dẫn, tài trợ cho những người trẻ Việt Nam ra tranh cử . Đó là giấc mơ của DB Ánh, vì khi ông ra tranh cử ông rất là cô đơn.
Có một vấn đề trùng hợp là trong năm qua SOSBP cũng cố gắng kết nối những ngươì trẻ  đi vào con đường tranh cử, hoặc  là vận động tranh cử cho những người bạn trẻ của mình . Ủy Ban đã được sự hưởng ứng rất nồng nhiệt của giới trẻ, nên ông tin rằng Lễ nhậm chức của DB Ánh sẽ có nhiều  người trẻ vo cùng phấn khởi.
Tiến sĩ Thắng tin tưởng, trong thời gian tới  đây cộng đồng sẽ thấy được DB Cao Quang Ánh tuy không có nhiều kinh nghiệm trong chính trường nhưng sẽ tạo được tiếng nói cho cộng đồng của chúng ta.  Các cộng đồng bạn đã quan tâm rồi, công việc này  không thể chỉ một mình DB Ánh thực hiện đựơc. Tiến sĩ Thắng mong đồng hương thương yêu, bảo bọc và tiếp trợ cho DB Ánh.
Theo the Washington Post, Ông Bryan Wagner, thuộc Cộng Hòa đã thuyết phục DB Ánh gia nhập vào Đảng Cộng Hòa và giúp DB Ánh vào ủy ban lãnh đạo địa phương và tiểu bang. Ông Wagner đã giới thiệu DBÁnh với những người lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa vào Tháng 9 và gây quỹ được $200 ngàn để vận động. Hiện Ông Wagner là Cố Vấn của DB Ánh.
Ông Nguyễn Thiên Sinh là một trong những người trong ủy ban vận động tranh cử của DB Ánh. Ông Sinh cho biết trong District 2 , New Orleans có khoảng hai mươi mấy ngàn dân cư,  trong đó có khoảng bốn ngàn người Việt có ghi danh đi bầu. Nếu có nhiều người ghi danh đi bầu thì DB Ánh có nhiều cơ hội thắng cử hơn.  Ông Sinh nói, Người Việt ở khu vực này là thiểu số nhưng DB Ánh thắng cử  vì ông rất chịu khó làm việc và chân thật phục vụ cộng đồng, và vì Ông Jefferson có tội, ăn hối lộ nhiều quá.
Có mặt trong buổi tiếp tân này có gia đình của DB Cao Quang Ánh, gồm chị em, cậu, mợ, dì…Bà Trần thị Đỗ, Dì của DB Ánh, là người đã đem DB Ánh cùng chị và em di tản khỏi VN vào ngày 27 Tháng 4, 1975. Lúc đó DB Ánh mới tám tuổi.  Cha mẹ và năm chị em gái còn kẹt lại ở VN. Cha là một sĩ quan trong QLVNCH phải đi học tập. Sau đó tất cả gia đình được đoàn tụ ở HK năm 1991.  Ông cậu của DB Ánh cho biết DBÁnh thuở nhỏ rất ngoan, học rất giỏi  và luôn luôn vâng lời.
Mọi người trong phòng theo dõi hình ảnh lễ nhậm  chức ở Quốc Hội  từ TV,  ai cũng nôn nóng đón chào Dân Biểu Cao Quang Ánh cùng hiền thê và hai con sẽ trở về gặp đồng hương và thân hữu ở phòng 2113 Ray burn Building.
Hình ảnh lưu:  www.youtube.com/tuyetmai45
  (Tuyết Mai và Trịnh Quồc Thiên)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.