Hôm nay,  

Đọc Thơ Nguyễn Vỹ: 'viết Trong Lúc Say'gửi Trương Tửu

29/11/200800:00:00(Xem: 8276)
Đọc thơ Nguyễn Vỹ: 'Viết trong lúc say'gửi Trương tửu
 Trần Khải Thanh Thủy
 Nguyễn Vỹ sinh năm 1912 tại Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, mất năm 1971, tại Sài Gòn, trong  một tai nạn xe hơi, vừa kịp tới tuổi lục thập...
 Cả cuộc đời tròm trèm một hoa giáp, ông đã làm không biết bao nhiêu điều... nhi nhĩ nghịch, đến mức tam tứ phen vào tù. Thời kỳ đầu, ông cắt tóc đi tu, lánh mình chốn cửa phật, tay lần tràng hạt, miệng tụng nam mô... Rồi như không chịu nổi sự tĩnh lặng, âm u, yếm khí của nhà chùa, ông quyết định phá giới, vứt bỏ tất cả để hoà nhập với đời... Từ một vị chân tu khoác áo cà sa, gọt đầu nhẵn thín, thành thợ gánh cát ở bãi sông, bán kẹo ở Hà Nội... Sức dài vai rộng, chí lớn hiển hiện như chim hồng hộc, khổng tước, đại bàng mà chỉ làm một việc tẻ nhạt là gánh cát thuê, bán kẹo dỗ trẻ con, vừa hèn yếu, lại không thể  thoả chí tang bồng, ông bèn bỏ lại mảnh đất nghìn năm văn vật,  vào tận Sài Gòn bươn chải kiếm sống... Sau quãng thời gian lăn lộn, bán báo cho các ông chủ bút... vừa tích luỹ vốn sống, vừa học hỏi kinh nghiệm, ông nghiệm ra viết  báo cũng chẳng phải điều gì ghê gớm lắm như  trước ông thường lầm tưởng, ông bèn "khăn áo gió đưa", quay lại mảnh đất kinh kỳ đô hội để hành nghề viết  văn, viết  báo, sau đó cùng nhà văn Trương Tửu, nhà thơ nguyễn Bính, Họa sĩ Nguyệt Hồ thành lập nhóm Việt Pháp, ra tờ Le Cygne, do ông làm chủ bút,  nhằm truyền bá tư tưởng tiến bộ trong công chúng. Vốn cương trực, thẳng thắn, từng lăn lộn với đời, qua cả chốn thiền tu, tịch mịch cũng như khắp các hang cùng, ngõ hẻm của Sài Gòn, Hà Nội, trong cõi  đời ô trọc. Nay lại có nơi chốn để thử sức, ông bộc phát tất cả những gì làm ông bức xúc, khao khát, ngún cháy. Tư tưởng ông lập tức  trở thành cái gai trong mắt chính quyền bảo hộ của nhà nước đại pháp. Sau bao lần phỉnh nịnh, dỗ dành, doạ nạt không được, chính quyền thực dân đã kết án ông  6 tháng tù giam cùng 3000 quan tiền phạt. Dĩ nhiên tờ Le Cygne vĩnh viễn bị đóng cửa để làm gương cho tất cả những ai dám nho nhoe công kích chính sách, đường lối cai trị của nhà nước đại  Pháp .
 6 tháng trôi nhanh như một giấc ngủ ngày,  ra tù, trở về,  Nhật đã thay thế và hất cẳng pháp, ông lại tiếp tục cầm bút, coi cây viết như một vũ khí, một hòn than phải cháy hết mình để chống lại chính sách bạo ngược, quân phiệt  của quân đội  Nhật... Rồi, như một định đề chân lý, trong xã hội cực kỳ bất công phi lý, chỗ đứng tất yếu của những người con yêu chuộng hoà bình, công lý sẽ là cửa nhà tù. Không làm gì để bịt tiếng nói quả cảm, phản kháng của ông, người Nhật lại quyết  định  tống ông vào tù.
Ra khỏi cổng nhà tù, chán mảnh đất Hà Nội- nơi "réo hồn núi sông" nhiều năm mà không  trả được thù, rửa được nhục, ông lại lặn lội  vào Sài Gòn làm báo Tổ Quốc, báo Dân chủ, rồi báo Dân ta, để vung cao ngòi bút, tiếp tục đấu tranh không khoan nhượng với chính quyền thuộc địa, bảo vệ quyền lợi cho người dân, cho tới khi tất cả các tờ báo mà ông tham gia cộng tác lần lượt bị đóng cửa...Ngày 7- 2.1971 thực sự là ngày định mệnh đối với cuộc đời hừng hực khí thế của ông.Một tai nạn xe hơi trên đường Sài Gòn - Tiền Giang đã cướp ông đi giữa tuổi đời 59. Sau đó trang đời ông mới thật sự nhi nhĩ thuận, đúng với cách nói của người xưa" lục thập nhi nhĩ thuận (60 tuổi nhìn điều gì cũng  thấy  thuận).
Với các Bút danh: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền, ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ, bao gồm: Tập thơ đầu (1934);  Đứa con hoang (1936)...Kẻ thù là Nhật Bản (1938) Cái họa Nhật Bản (1938),  Hào quang Đức Phật (1948) Hoang vu (1962) cùng hàng nghìn bài báo lớn nhỏ, mang  nặng  tính hiện thực phê phán, tố cáo sự thối nát bất công trong xã hội đương thời. Trong số hàng trăm bài thơ ông để lại cho đời, bài "Viết trong lúc say, gửi Trương Tửu",  vẫn là bài nổi trội về phong cách, cá tính, gây ấn tượng với bạn đọc hơn cả. Cho dù đã 70 năm trôi qua, nó vẫn giữ nguyên vẹn gía trị phê phán, tố cáo, đặc biệt trong thời buổi lừa dối, nhiễu nhương xã hội chủ nghĩa này 
 Xin  giới  thiệu  để  bạn đọc cùng  thưởng thức
Viết trong lúc say
Gửi  Trương Tửu
 Nay ta thèm rượu nhớ mong ai
Một mình nhấp chén chẳng buồn say
Trước kia hai thằng hết một nậm
Trò chuyện dông dài mặt đỏ thẫm
Nay một mình ta một be con
Cạn rượu rồi thơ mới véo von
 *
Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác
Mà vẫn coi tiền như cỏ rác
Kiếm được đồng nào đem tiêu hoang
Rủ nhau chè chén nói huênh hoang
Xáo trộn văn chương với chả cá
Chửi đông chửi tây chửi tất cả
Sáng dậy nhìn nhau cười hê hê
 *
Bây giờ thời thế vẫn thấy khó
Nhà văn An Nam khổ như chó
Mỗi lần cầm bút viết văn chương
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương
Rồi nhìn chúng mình hì hục viết
Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết
Mà thương cho tôi thương cho anh
Đã rụng bao nhiêu mớ tóc xanh
 *
Bao giờ chúng mình thật ngất ngưởng
Tôi làm trạng nguyên, anh tể tướng
Rồi anh bên võ, tôi bên văn
Múa bút tung gươm hả một phen
Cho bõ căm hờn cái xã hội
Mà anh thường kêu mục nát thối
Cho người làm ruộng kẻ làm công
Đều được an vui hớn hở lòng
 *
Bao giờ chúng mình gạch một chữ
Làm cho đảo điên pho lịch sử
Làm cho bốn mươi thế kỷ xưa
Hất mồ nhổm dậy cười say sưa
Để xem hai chàng trai quắc thước
Quét sạch quân thù trên đất nước
Để cho toàn thể dân Việt Nam
Đều được tự do muôn muôn năm
Để cho muôn muôn đời dân tộc
Hết đói rét lầm than tang tóc
 *
Chứ như bây giờ là trò chơi
Làm báo làm bung chán mớ đời
Anh đi che tàn một lũ ngốc
Triết lí con tườu, văn chương cóc
Còn tôi bưng thúng theo đàn bà
Ra chợ bán văn ngày tháng qua
 *
Cho nên tôi buồn không biết mấy
Đời còn nhố nhăng ta chịu vậy
Ngồi buồn lấy rượu uống say sưa
Bực chí thành say mấy cũng vừa
 *
Mẹ cha cái kiếp làm thi sỹ
Chơi nước cờ cao gặp vận bĩ
Rồi đâm ra điên, đâm vẩn vơ
Rốt cuộc chỉ còn... mộng với mơ.
Cả bài thơ là một sự tả chân, là thơ mặt phẳng, là hiện  thực phê phán  xã hội mục ruỗng, thối nát nên không cần phải bình xét, người đọc cũng  cảm nhận được nội dung bài thơ một cách thấu đáo. Điều tác giả  muốn đề cập ở đây là bối cảnh xã hội Việt Nam sau 70 năm (1938-2008) vẫn không hề thay đôỉ. Cho dù có ví cánh nhà văn An Nam khổ như chó, cũng không có gì là cực đoan. Cách ví này,  nửa thế ký sau ông, nhà thơ, nhà báo Yên Thao( nguyên phóng viên báo Hà Nội mới), đã từng áp dụng và đọc oang oang giữa hội nhà văn Việt Nam  trong  các kỳ  đại hội, thậm chí từ dùng còn mạnh bạo, bộc trực hơn :

 Ghét nhau chung chiếu không ngồi
 Chung chăn không đắp, chung nồi không ăn
Chỉ riêng cái hội nhà văn
Ghét nhau... như chó,  vẫn... lăn lưng vào(!)...
Nhà văn Dương Thu Hương trong  một bài viết  cũng  khẳng định ngay cả hội xích lô ba gác cũng  tử tế hơn hội viên  hội nhà văn Việt Nam  với nhau, khi một người không may bị thương, phải đi bệnh viện, tất cả  cá hội viên đều tự nguyện góp những đồng tiền nghèo nàn,còm cõi  của mình để đến thăm người bị nạn. Riêng 700 hội viên hội nhà văn thì...không có được tính qủang đại, hào hiệp ấy. Cho dù trên  thi đàn văn học họ có đăng đàn diễn thuyết, hay liên tục  kêu gào  đi chăng nữa, nhưng mảnh đất độc tài, khô cằn  với đồng lương bố thí  của đảng (lại không hề đề cao  tri thức, nghệ thuật)  chỉ có thể đẻ ra các thói đời ti tiện, vụ lợi, cơ hội mà thôi .
Xét về mặt này, Nguyễn Vỹ bản  lĩnh, hào phóng hơn hẳn, ít nhất trong  cuộc đời làm báo của mình,  dù nghèo nàn, so súi,  túng kiết,  ông cũng  đã từng "đi mây về gió", vung tay qúa trán, bóc ngắn cắn dài...
Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác
Mà vẫn coi tiền như cỏ rác
Kiếm được đồng nào đem tiêu hoang
Rủ nhau chè chén nói huênh hoang
Trong tác phẩm: Nguyễn Bính - Thơ và Đời ( Nhà xuất bản Văn học 2000)  Ông Đỗ Đình Thọ kể: Một lần René Creyssac -Trưởng phòng Kiểm duyệt báo chí của sở Mật Thám Bắc Kỳ đến trụ sở báo Le Cygne dò xét... Để  mua chuộc René Creyssac,  cả nhóm quyết  định rủ y đi  nhậu kèm chiêu đãi "nàng tiên nâu."
Vừà bước vào tiệm, nhìn  hàng chữ " Phi Yến Thu Lâm" và hình  ảnh  bày chim yến bay trong rừng thu do chủ tiệm thuê người vẽ minh hoạ, nhằm qủang cáo cho  cửa tiệm  của mình, René Creyssac  xuất khẩu thành...thơ
"Phi yến thu lâm... nghĩ cũng hay"
Sẵn máu văn chương,  Nguyễn Bính  nối ngay:
"Nằm trên giường, tựa nằm trên mây"
Vốn giỏi tiếng  pháp, lại thêm chất thơ chảy rần rật trong  huyết quản Nguyễn Vĩ  xuất... chương
"Uyn, Đơ, Troa, Cát -- Ken- cờ- Píp" (quelques Pipes)
 Hứng khởi, Nguyệt Hồ  kết:
"Quật ngã An Nam, ngã cả Tây"!
Thế là bài thất ngôn tứ tuyệt, liên hoàn của cả bốn  người nói về cảnh đèn bàn, thuốc phiện, cùng cái thú "đi mây về gió" đã  hoàn chỉnh, thật vui và cũng   thật ý nghĩa,  hoàn toàn phù hợp với bối cảnh lúc bấy giờ
"Phi yến Thu Lâm... nghĩ cũng hay"
"Nằm trên giường, tựa nằm trên mây"
Một, hai, ba bốn... ôm tẩu hút
"Quật ngã An Nam, ngã cả Tây"!
Tuy nhiên vì sự bạo bút trong phong cách của mình mà cá tính quyết định số phận, ông không thoát khỏi cửa nhà tù của cả Pháp lẫn Nhật. Sau đó phải  chuyển sang làm ở nhiều toà báo khác nhau, hết báo tây lại báo ta, hết Sài Gòn lại Hà Nội, hết báo đàn ông, lại đàn bà...
Nhờ Trương Tửu vốn yêu quý và trọng chất  nghĩa khí trong  con người  ông hết mực  mà bài thơ còn giữ lại được  trọn vẹn 8 khổ 54 câu như thế này, trong thực tế, khi đăng trên trang nhà Phụ Nữ ( 1938)  bài  thơ đã bị René Creyssac  cắt bỏ 14 câu . Từ câu 26: "Cho bõ căm hờn cái xã hội,  đến câu 40 :"Hết đói rét lầm than tang tóc"
 Từ câu 41 đến câu 54, tâm trạng đau buồn của Nguyễn Vỹ - một thi sĩ bất như ý, không hợp thời, thật trùng hợp với tâm trạng chung của hàng vạn cánh nhà báo Việt Nam hiện  tại, dưới  ngọn cờ định hướng của đảng
 Chứ như bây giờ là trò chơi
Làm báo làm bung chán mớ đời
Khi đó, tờ báo nơi Trương Tửu là phóng viên có tên là Hữu Ích ( do Lê Văn Trương phụ trách) còn Nguyễn Vĩ lúc này là phóng  viên của  báo Phụ Nữ, do  bà Nguyễn Thị Thảo  là chủ bút, nên mới có câu:
Anh đi che tàn một lũ ngốc
Triết lí con tườu, văn chương cóc
Còn tôi bưng thúng theo đàn bà
Ra chợ bán văn ngày tháng qua
Thời nào, dù là phong  kiến, để quốc hay xã hội chủ nghĩa thì nhà văn nhà báo vẫn phải  phụng sự một lũ lãnh đạo dốt nát, tham tàn, cho dù tờ báo có lấy tên là  "Hữu ích" đi chăng  nữa thì cũng chỉ là cái vỏ của ngôn từ mà thôi, còn  thực chất bên trong vẫn chỉ là một sự rỗng tuếch, thậm chí còn  là... độc hại,  hữu hại, như 600 tờ báo của đảng cộng  sản Việt Nam .
Con tườu là một  tên gọi khác của  khỉ,  cái lũ đã xấu cả về hình  thể, lại chuyên bắt chước, đã thế lại ngộ nhận mình là một bậc sáng  tạo, siêu phàm, thông minh, siêu việt... Một sự  khiêu khích, lố bịch đến tức cười. Vì vậy triết lí con tườu là thứ triết lí của kẻ chuyên ăn theo, nói leo, bắt chước, không còn một tý nhân phẩm nào, ngược lại  chỉ  đơn thuần  là ... hầu  phẩm mà thôi
Văn Chương Cóc là thứ văn chương giản lược, tối nghĩa, không phải  thơ mà chỉ còn là thẩn theo kiểu "con cóc nhẩy ra, con cóc nhẩy vào, con cóc nằm im"... chỉ là một thứ cóc cáy, ghẻ lở, không có chút gía trị  cả về  nghệ thuật cũng như sự thẩm mỹ  
Chính vì não lòng buồn chán, lại muốn thơ phải véo von, ông mới lấy rươụ ra để giải sầu:
 Nay một mình ta một be con
Cạn rượu rồi thơ mới véo von
 Khổ cuối bộc lộ rõ sự bất phùng thời, cũng là sự bạo bút, đầy cá tính  của ông  Ngay cả nghề viết văn, viết báo mà người đời cho là danh giá, bản thân  ông cũng nhìn nhận như một nước cờ cao,  cuối cùng gặp vận bĩ  cũng  vẫn...cứ khốn, lại phải  cất mồm, vung bút chửi, để giảm thiểu stress
Mẹ cha cái kiếp làm thi sỹ
Chơi nước cờ cao gặp vận bĩ
Rồi đâm ra điên, đâm vẩn vơ
Rốt cuộc chỉ còn... mộng với mơ./.
70 năm đọc lại thơ ông, liên hệ với  hoàn cảnh thực tại của cả vạn các nhà văn, nhà báo dưới sự lãnh đạo của đảng, mới thấy kiếp nhà văn Việt Nam thật khổ như chó, khổ hơn cả thời Nguyễn Vĩ. Chí ít,  cái còn lại của ông sau bao đau đớn mất mát, ê chề nơi xã hội thối nát,  vẫn là "mộng với mơ". Còn nhà thơ Việt Nam  hiện  tại,  trong  nền văn nghệ của đảng, với đồng lương chết đói ( vẫn cố phải  bôi cho đủ tháng)  thoả mãn bần cố nông không xong, lấy đâu ra mộng với mơ" Ngược lại  chỉ là sự chụp dựt, cơ hội, đục nước béo cò, bán lương tâm để đổi lấy lương tuần*  mà thôi.
Hà Nội 20-11-2008
Trần Khải Thanh Thuỷ
 ( Giới thiệu  và bình)
-------
 *Trên thực tế đồng lương của Việt Nam cả tháng, so với thế giới chỉ bằng  2,3 ngày, chỉ đủ để  chi tiêu trong một tuần, nên cán bộ, công nhân, trí thức đều gọi chính  xác là lương tuần thay vì  nhà nước quy định là lương tháng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.