Hôm nay,  

Lá Thư Mùa Xuân

11/03/200800:00:00(Xem: 7361)

Thương binh VNCH

Chỉ còn hai tuần nữa là bước sang Xuân,  sẽ có nắng ấm và gió nhẹ, mầm sống vươn lên, cây đâm chồi nẩy lộc, đơm nụ, kết hoa…đối với chúng ta, những người đang được may mắn sống bình yên, sung túc ở hải ngoại, nói đến mùa Xuân là nói đến  hy vọng. Còn đối  với những thương phế binh tàn phế, nghèo khổ ở quê nhà, họ hy vọng gì khi mùa Xuân đến" Cò lẽ niềm hy vọng của họ trông cậy rất nhiều vào lòng hão tâm của chúng ta.
Tôi, trước năm 1975 là một Nữ Trợ tá Xã Hội ở Tổng Y Viện Cộng Hòa, rất quen thuộc với không khí nặc mùi thuốc men và ê-te ở bệnh viện cùng  tâm tình thật bi đát, đau thương của những thương phế binh, bổng một sớm một chiều trở thành người tàn phế. Khó có thể tưởng tượng được nỗi đau của một phế binh bị thương nặng trên giường bệnh cùng nỗi khổ của họ đối diện với tương lai đen tối.
Những năm tháng đầu ở Mỹ tôi cũng vất vả để xây dựng tương lai như bao nhiêu người khác,  không có thì giờ nghĩ nhiều về những thương phế binh còn ở quê nhà sau 1975, mãi hơn mười năm sau, khi có liên lạc giữa Mỹ và CSVN tôi về quê thăm cha mẹ mới chứng kiến nhiều cảnh quá thương tâm.
Tại bến xe lục tỉnh, dưới cái nắng gay gắt mùa Hè, bụi bậm, khói xe mịt mù, tôi thấy một người ăn xin bị cụt hai chân, ngồi trên một miếng gỗ vuông nhỏ, phía dưới có bốn bánh xe. Anh chống hai tay  xuống đất đẩy cái thân tàn phe^' nặng nề lê lết ở bến xe để xin ăn. Thấy anh mặc áo rằn ri như lính trận trước đây, tôi tò mò hỏi thăm:
- Sao anh bị tàn tật nhiều vậy"
Anh lạnh lùng trả lời :
- Bị thương trong trận…trước đơn vị của tôi là…chỉ huy trưởng của tôi là Thiếu Tá…hiện ổng đang ở Texas…
Anh trả lời một hơi, cho tôi cái cảm tưởng anh còn nhớ rất rõ những ngày tháng cũ, đơn vị, bạn bè, đời lính dọc ngang thuở nào…Anh gầy ốm, nét mặt phong trần, chai đá, thấm đẫm mồ hôi. Tôi chưa kịp hỏi gì thêm thì xe chạy, Tôi phải lên xe đi. Anh ngồi thấp dưới đất, từng đợt khói đen từ bô xe thổi tạt vào mặt anh, bụi bậm và nắng cháy da…Tôi ứa nước mắt, quả thật không bút mực nào có thể  tả cho hết nỗi khốn khổ cùng  cực của người  phế binh này, khổ vật chất lẫn tinh thần. Thật tội nghiệp.
Trên xe đầu óc tôi miên man nghĩ về sự đọa đày của kiếp người, sự bất công của tạo hóa, của người Mỹ ! Sao chính phủ Mỹ có chương trình HO đem cả gia đình những người bị tù năm năm, bảy năm được qua Mỹ sinh sống, còn những thương phế binh bị tàn phế, không thể tự làm ăn sinh sống được thì bị bỏ rơi hoàn toàn, không có một chương trình trợ giúp nào"
Cũng trong chuyến về VN này, một lần khác trong quán ăn, tôi thấy một người cụt chân, chống nạng bán vé số. Anh đội nón vãi rằn ri như lính chiến hồi trước nên tôi để ý theo  dõi. Anh tới từng bàn  mời  thực khách mua vé số,  bị rún rẩy, bị xua đuổi  không khác gì người ăn xin. Hỏi thăm thì tôi được biết anh là phế  binh của QLVNCH.
Trong ngày thương phế binh của CS, các bà trong Hội Phụ Nữ phường, khóm tổ chức hướng dẫn các em học sinh đem quà tặng các phế binh của họ. Các phế binh của CS được mời lên TV, báo chí phỏng vần để vinh danh, ghi ơn chiến công của họ, còn phế binh của VNCH chịu đựng cuộc sống đầy tũi nhục, đọa đày ngay trên quê hương mà họ đã hy sinh một phần thân thể để bảo vệ,  thật nhiều mỉa mai, cay đắng.
Tôi trở về Mỹ với hình ảnh những người thương phế binh này, không biết ở hải ngoại có được bao nhiêu người còn bận tâm, thiết tha nghĩ đến thân phận của những thương phế binh bị bỏ rơi ở quê nhà"  Hình ảnh những thương phế binh này đã thôi thúc tôi phải làm một cái gì đó để giúp đỡ, để chia sẻ,  xoa dịu phần nào nỗi khốn khổ, bất hạnh mà các anh em đang gánh chịu bao nhiều lâu nay. Sự giúp dỡ của chúng ta phải coi là một  bỗn phận, đây không thể coi là sự làm ơn, làm phước như trong những công tác từ thiện khác. 
Tôi ôm  ấp một ước mơ, một hoài bão, sẽ cùng những người có thiện tâm  thành lập Hội Bạn Thương Binh quy mô, hoạt động dài hạng, có giấy tờ hợp pháp để hoạt động mạnh như một Hội Disability Veterans  của Mỹ và hội viên của Hội Bạn Thương Phế Binh này  sẽ là những cựu quân nhân QLVNCH nhiều nơi trên thế giới. Tôi sẽ theo cách gây quỹ như  hội từ thiện Mỹ, nghĩa là  lập một danh sách các hội viên, mỗi ba tháng hay sáu tháng sẽ gởi  nhiều hình ảnh cũng như thư tâm tình của các TPB  đến hội viên để hâm nóng tình người trong lòng  ân nhân. Tôi nghĩ với cách gây quỹ này Hội sẽ liên lạc được nhiều  ân nhân trên thế giới, sẽ được tiền đều đặng hơn những dạ tiệc gây quỹ  “Cây Mùa Xuân TPB”, được tổ chức xuân thu nhị kỳ.

Trong thư gởi ân nhân Hội cũng đăng hình ảnh thương tâm của những TPB tàn tật nhiều với lời  kêu gọi những ân nhân có khả năng tài chính, bảo trợ thẳng, chia cơm, xẻ áo trực tiếp cho một TPB ở quê nhà.
Với tình “huynh đệ chi binh” thực tế, mỗi năm một hội viên chỉ cần hy sinh một cây thuốc lá, một tô phở hay một bữa nhậu… thì chúng ta có thể chia sẻ mùa Xuân tuyệt vời của chúng ta ở hải ngoại  cho những anh em phế binh đã mấy mươi năm rồi không có một ngày Xuân. Nếu được tổ chức chu đáo và được phổ biến rộng rãi trên báo chí, TV, radio, tôi tin sẽ có rất nhiều đồng hương hưởng ứng, tiếp tay với hội trong cộng tác đền đáp công ơn chiến sĩ này.
Vấn đề đặt ra là Hội  phải do người có uy tín điều hành để đồng hương tin tưởng mà hăng hái đóng góp.Tôi mời được Cựu Đại tá Lê tấn Bữu,  Hội Trưởng Hội Yểm Trợ Trẻ Em, lập Hội Bạn Thương Phế Binh.  Ông có một danh sách ân nhân, bằng cách gởi thư thẳng, mỗi sáu tháng  Hội Yểm Trợ Trẻ Em thu được trên sáu ngàn mỹ kim. Ông Bữu đồng ý cùng tôi  lập hội giúp TPB/VNCH. Tôi hý hửng đem chương trình lập Hội Bạn Thương Phế Binh nói  cho một hai người trong Khối Thuơng Phế Binh và Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH/Hoa Thịnh Đốn nghe, không ai hỗ trợ tôi trong việc lập hội  này vì nhiều lý do. 
Tôi đành bỏ ý định lập Hội Bạn Thương Phế Binh và Cựu Đại Tá Lê tấn Bữu đã trao danh sách ân nhân cho Cựu Trung Tá Hoa Kỳ Lazar để tiếp tục gây quỹ bằng “direct mail”, giúp Hội Yềm Trợ Trẻ Em. Từ đó đến nay khá lâu, tôi dành thì giờ viết báo hơn giúp TPB.
 Mùa Xuân năm nay tôi viết một vài bài về mùa Xuân, đưa lên net. Có một người ở Pháp gởi thư xin tôi cho họ được phép đăng hai bài “Mùa Xuân Nói Chuyện Hoa Mai” và “Mùa Xuân Bất Tận Trong Ta” lên Đặc San của ông. Tôi đồng ý, sau đó ông  gởi cho tôi hai cuốn Đặc San Xuân “Nạng Gỗ”, thì ra đây là đặc san của Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH có trụ sở ở Pháp, đã hoạt động mười tám năm. Trong đặc san này có nhiều hình ảnh thương phế binh và nhiều thư cảm ơn,  tâm tình của TPB gởi đến các ân nhân…và trong đặc san này cũng có tin có người  bão trợ thẳng cho những thương  phế binh tàn tật nhiều, nghĩa là tổ chức này đã làm những gì tôi mơ ước trước đây mà chưa thực hiện được.
Theo đặc san "Nạng Gỗ” thì Chủ Tịch Hội Bạn Thương Binh VNCH là Ông Nguyễn Quang Hạnh, hội đã  hoạt động 18 năm, có văn phòng chính đặt ở Pháp, và hai  văn phòng đại diện ở Hoa Kỳ:
 Ông Hồ Ngọc Ẩn 328 Belmont BLVD, Kansas City MO 64123
 Ông Hứa Ngọc Yến 9063 Twobays Rd.,  Lorton VA, 22079.
Ông Hạnh hy vọng tôi là một thành viên quý báu, sẽ giúp thông tin rộng rãi hoạt động của Hội đến đồng hương xa gần.
“Dẫu xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người”
Một con chim én không thể đem lại một mùa Xuân, nhưng nhiều con chim én có thể!
Không phải chỉ có Thượng đế mới có khả năng ban phát sự nhiệm mầu, cứu độ chúng sinh, mà chính chúng ta, với trái tim từ bi, nhân ái, chính chúng ta cũng có thể  thay đổi được đời sống của một con người. Tình thương thật nhiệm mầu, nó xuất phát từ trái tim của chúng ta ở đây, hôm nay, với cái ngân phiếu nhỏ, tình thương sẽ được thể hiện bằng những hạt cơm nhân ái, nuôi dưỡng và đem lại niềm tin cho nhiều anh em  bất hạnh bên kia bờ Thái Bình Dương .
“Lá lành đùm lá rách”, “Miếng khi đói bằng gói khi no”, những câu ca dao này tuy đơn giản nhưng nó hàm xúc một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tiền ở Mỹ rất lớn khi đổi ra tiền VN, một đóng góp nhỏ nào của chúng ta ở đây cũng có một giá trị vật chất rất lớn ở VN . Dù ít, dù nhiều gì số tiền đồng hương giúp đỡ  cũng đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao, ước mong có nhiều người cùng nối vòng tay nhân ái, đem yêu thương trang trải về thương phế binh ở quê nhà.
Nếu đồng hương muốn biết thêm về Hội Bạn Thương Binh ở Pháp cũng như   đóng góp để chia sẻ niềm vui Xuân hạnh phúc của mình đến các TPB  nghèo khổ ở VN thì xin liên lạc với Ông Hạnh ở Pháp:
 Ông Nguyễn Quang Hạnh.
9 Allée Delacroix – 95500 Gonesse (France).
Điện thoại & Điện Thư (33) 1 34 53 94 78
 nanggo@wanadoo.fr
Hay gởi ngân phiếu về Khối Thương Phế Binh Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH/HTĐ .
Khối Thương Phế Binh/LHCCSVNCH
PO Box 5055
Springfield, VA 22150 USA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.