Hôm nay,  

Món Quà Ngoại Giao

26/01/200800:00:00(Xem: 10591)

(thế hệ 1.5)

Bản thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ký vào hôm 23 tháng Giêng, 2008 ở Hà Nội, để tiến hành trục xuất 8 ngàn Việt kiều (thường trú nhân hợp pháp) trong 2 tháng tới và kéo dài 5 năm, nặng tính ngoại giao và màu sắc chính trị hơn là mang lại những lợi ích đích thực trước tình trạng bất lực và khủng hoảng của cơ quan Di Trú - bằng sự tốn kém chính trị của người Việt ở Hoa Kỳ và sự chia lìa của nhiều gia đình Việt Nam, mà lẽ ra họ có thể ở lại.

Thỏa thuận hôm 23 tháng Giêng là một món quà ngoại giao đậm màu sắc chính trị giữa hai nước.  Trước tiên, nó đánh dấu quan hệ Việt-Mỹ đang bước qua một trang sử mới.  Thỏa thuận được ký vào ngày kỷ niệm 35 năm Hiệp Ước Paris (23/01/1973).  Về phía Việt Nam, nó là món quà ngoại giao của Tân Đại Sứ Việt Nam, Lê Công Phụng, để biếu cho TT Bush trước khi trình nhiệm thư; đồng thời khỏa lấp những khó chịu ngoại giao về sự cố, Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, John Negroponte bị từ chối đón tiếp vì " thời tiết chính trị xấu" vào hôm 18-20.  Việt Nam cũng muốn dùng bản thỏa thuận để chứng tỏ thiện chí của mình với Hoa Kỳ về vai trò mới ở HDDBA Liên Hợp Quốc- Phó Chủ Tịch Ủy Ban Chống Khủng Bố. 

Đối với Hoa Kỳ, đây là món quà ngoại giao mang nhiều ý nghĩa chính trị khác nhau trong hoàn cảnh đặc biệt.  Thứ nhất:  Đánh dấu một thành tựu nhỏ đáng kể về nổ lực của Hoa Kỳ, sau 20 năm (1988-2008), để xây dựng miền tin ở chính phủ Hà Nội (mất nhiều thời gian bởi vì Hà Nội sợ vấp phải kinh nghiệm tương tự của Miền Nam Việt Nam vào giai đoạn 1969-1973).  Năm 1988, Việt Nam muốn cải thiện quan hệ với Tây Phương, đặc biệt với Hoa Kỳ và khối ASEAN để cứu nguy nền kinh tế Việt Nam (sau khi Đông Âu sụp đổ 1989 và Nga Sô 1991), và tránh Thiên An Môn xảy ra ở Việt Nam.  Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia vào năm 1989, và đồng ý nối lại vòng đàm phán ngoại giao với Hoa Kỳ về tù nhân chính trị sau khi bị gián đoạn dưới thời Jimmy Carter 1976-77; đổi lại, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Cộng và khối ASEAN đồng ý cải thiện quan hệ với Việt Nam và giúp viện trợ kinh tế; đặc biệt Hoa Kỳ muốn xây dựng giềng mối lâu dài với Hà Nội, cho nên đã cố gắng tạo miền tin ở Việt Nam, bằng cách chấm dứt mọi hoạt động tài trợ (tài chánh và kỹ thuật) cho các tổ chức chống đối Việt Nam ở biên giới Thái Lan, Lào và Campuchia.

Thứ hai: Nội các TT Bush có thể dùng bản thỏa thuận như một đề tài để ăn nói với báo chí trước những lời chỉ trích của dân chúng Hoa Kỳ, các cơ quan công lực ở tiểu bang và địa phương, và Quốc Hội về tình trạng bất lực của cơ quan Di Trú trước làn sóng nhập cư lậu; Cuối cùng, bản thỏa thuận này dùng để thuyết phục Quốc Hội Hoa Kỳ có cái nhìn thay đổi về một Việt Nam mới (New Vietnam)- khi nhiều thành viên của Quốc Hội đang nghi ngờ thiện chí và thái độ của Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ: vì Đô La chứ không mặn mà gì với các giá trị của Hoa Kỳ: dân chủ, cởi mở và nhân đạo.  Do đó, cả Việt Nam và Hoa Kỳ lấy mốc thời gian 12/7/1995 (ngày bình thường hóa quan hệ) để áp dụng chính sách trục xuất với những người Việt nhập cư hợp pháp vào Hoa Kỳ vào ngày này hoặc sau đó, nhằm mục đích để hợp thức hoá và công nhận hiện tình và thể chế chính trị Việt Nam trước chính giới Hoa Kỳ.  Nôm na, bản thỏa thuận muốn nhấn mạnh đã có nhiều tiến bộ và cởi mở ở Việt Nam. Không có vấn đề bị bạc đãi. Những người Việt đến Hoa Kỳ sau ngày 12/7/1995 thuần túy là vì lý do kinh tế.  Nhưng không đả động đến Tu Chánh Án McCain (1997 đến Tháng 9, năm 2007), đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình cựu tù nhân chính trị và con cái trên 21 tái định cư ở Hoa Kỳ sau ngày bình thường hóa.     

Hoa Kỳ là xã hội thượng tôn pháp luật. Không ai có thể trên luật pháp.  Với những trường hợp nằm trong diện bị trục xuất, vì coi thường pháp luật hay cố ý vi phạm thì không có gì để bàn cãi.  Điều đáng đề cập ở đây, nhiều trong số 8,000 người nằm trong danh sách trục xuất, sai lầm của họ có thể giải quyết bằng con đường pháp lý và có thể ở lại Hoa Kỳ.  Thêm vào đó, luật pháp Hoa Kỳ dựa vào ba yếu tố chính để hành xử: hiến pháp (Constitution), bộ luật (Code), và trường hợp (case by case basic).  Do đó, không thể so sánh và quy nạp những thường trú nhân Việt như những người di dân lậu như báo chí ở Mỹ đưa tin - Lại càng không thể so sánh với các quốc gia khác bởi vì hiến pháp Việt Nam chưa sẵn lòng chấp nhận những khác biệt về chính trị và vẫn còn coi những cựu tù nhân chính trị như những tù phạm (treat as criminal); thì thử hỏi những người bị trục xuất với nhãn hiệu, “Tội Phạm thật " có thể tìm được An toàn và Nhân đạo khi bị gởi trả lại Việt Nam hay không!"  Nếu nhìn vào góc độ công bằng và đạo đức của chính sách công, thì những người này đã phải trả giá quá đắt cho chung một lỗi lầm: 3 lần (Triple Jeopardy)- (1) ở tù; (2) bị câu lưu bởi Di Trú; và (3) đối diện một nguy cơ bị bạc đãi khi bị gửi trả lại Việt nam. 

Bản thỏa thuận đáng là một tin báo động cho những ai quan tâm đến đời sống luật pháp ở Hoa Kỳ.  Nhiều trong số 8,000 người bị trục xuất, họ đã không nhận được sự đối xử bình đẳng của hệ thống luật pháp Hoa Kỳ chẳng hạn như Due Process, Double Jeopardy, và Tu Chánh Án thứ 5, bởi vì họ không phải là công dân Hoa Kỳ; đặc biệt ở những toà thấp, thường áp dụng legal sub-standards- chưa nói đến những định kiến luật pháp (legal bias) bởi vì màu da và trở ngại ngôn ngữ.  Vì vậy, tỷ lệ bị kết án thường rất cao-.  Nếu so sánh con số 8 ngàn ( legal immigrants) với 12 đến 20 triệu cư dân lậu (illegal immigrants), thì chẳng giúp ích gì bao nhiêu trước tình trạng bế tắc nhập cư hiện thời.  Thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới liên quan vấn đề trục xuất thì không phải là đề tài mới mẻ. 

Sứ mệnh quan trọng của cơ quan Di Trú Hoa Kỳ bây giờ là phải đi săn lùng và bắt giam những thành phần di dân lậu; xây dựng hàng loạt hàng rào điện cao thế (120 ngàn Volt) và tăng cường ngân sách và nhân viên tuần tra các đường biên giới để ngăn chặn làn sóng di cư lậu không rõ nguồn gốc (lương thiện, tội phạm có tổ chức, khủng bố, và nhiều thành phần nguy hiểm khác) mà có thể gây phương hại đến an ninh-sự sống-kinh tế của người dân Hoa Kỳ, mà trong đó có hơn 1.2 triệu người Việt (bao gồm công dân và  ngoại kiều gốc Việt) đang đóng góp vào sự thịnh vượng của kinh tế Hoa Kỳ (hơn 40 tỷ đô la mỗi năm).   Mặt khác, thỏa thuận này trộn lẫn quá nhiều động lực chính trị vào tiến trình làm chính sách và thực thi chính sách ở Hoa Kỳ mà hậu quả, nó sẽ làm lệch lạc những dụng ý nguyên thủy (original intents) của Quốc Hội Hoa Kỳ khi soạn thảo luật; Bên cạnh đó, nó sẽ gởi một thông điệp sai lệch về vai trò chính phủ Hoa Kỳ- đến hàng tỷ người trên thế giới- luôn coi chính phủ Hoa Kỳ là biểu tượng của:"Preserve, Protect and Defend" trong nổ lực bảo vệ quyền lợi của thường dân Hoa Kỳ.  Riêng đối với 30 phần trăm của 1.2 triệu người Việt, chưa có quốc tịch Hoa Kỳ hiện cư ngụ ở Hoa Kỳ, có thể tự giúp mình bằng cách nhập tịch, thượng tôn pháp luật (abiding law); nếu không may gặp rắc rối với luật pháp như bị giam giữ và buộc tội, thì phải xử dụng quyền giữ im lặng (right to remain silent) cho đến khi có luật sư đại diện; và thông báo cho luật sư đại diện biết về tình trạng nhập cư của mình để tránh những hậu quả không lường và đắt đỏ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.