Hôm nay,  

Nắng Chiều Và Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn

1/11/200800:00:00(View: 10964)

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.

Vào ngày này cách đây bốn năm, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã lặng lẽ ra đi về cõi vĩnh hằng, để lại cho nền âm nhạc Việt Nam nhạc phẩm bất hủ “Nắng Chiều” và ba bốn mươi  nhạc phẩm nổi tiếng khác.

Bà Nguyễn thị Nga, hiền thê của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã thực hiện hai CD “Lá Rơi BênThềm” và “Lê Trọng Nguyễn Collection” để lưu lại dòng nhạc trữ tình của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Nhiều buổi ra mắt hai CD này đã được tổ chức ở Cali và Paris, Pháp.

Được biết Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Ông rất hiếu học về văn hóa và rất yêu thích âm nhạc. Đa số các nhạc sĩ thời trước thường tự học nhạc hay qua những người thân quen. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn học nhạc  qua sách vỡ của Pháp, và ông học hàm thụ ở  trường âm nhạc Pháp Ecole Universelle. Ông thường gởi tác phẩm sang Pháp để trao đổi về kỹ thuật viềt nhạc. Đến  năm 1952 thì Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  sáng tác  nhạc phẩm “Sóng Đà Giang”. Qua nhạc phẩm đó  ông được nhận vào Hội Nhạc sĩ Pháp S.A.C.E.M. Đây là bước đầu tiên và mở rộng cuộc đời sáng tác âm nhạc của ông.

Tác phẩm kế tiếp là bản  “Ngày Mai  Trời Lại Sáng” sáng tác năm 1946, bản này là kỷ niệm thời thanh niên yêu nước. Từ 1953 đến 1959 ông có nhiều tác phẩm ra đời trong đó có nhạc phẩm  “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu”…

Tác giả đã nói nhiều với những người bạn thân về bản “Nắng Chiều”. Nhiều người tưởng  ông viết bài này ở Hội An vì Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã ghi lại trong âm  nhạc nhiều cảnh đẹp cũng như những cảm  xúc, mơ ước, tình yêu tuổi trẻ của ông ở Hội An, nhưng bản “Nắng Chiều” được sáng tác ở Cung Nội Huế. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có lần đến Cung Nội Huế với Nhạc sĩ Vũ Đức Duy, ở đây Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn gặp lại một người bạn thân quen từ trước,  trong  giây phút đầy xúc cảm đó, trong nắng của Cung Nội Huế, nhạc phẩm Nắng Chiều được sáng tác. 

Trong dòng nhạc của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn trước năm 1975, tác phẩm nổi tiếng nhất là bản  “Nắng Chiều”, nhưng tác giả yêu thích nhất là bản "Sao Đêm” và “Lá Rơi Bên Thềm”. Bản “Sao Đêm “có nét nhạc cổ điển Tây Phương, nội dung bản này cho thấy có một sự  đam mê lãng mạn. Nguồn cảm hứng để viết bản “Lá Rơi Bên Thềm” là cuộc sống đầu đời của ông trong đó có Ca sĩ Minh Trang, Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Theo Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, Nhà Thờ Huyện Sĩ rất nhỏ nhưng là nơi đẹp nhất, vì ông có một kỷ niệm đẹp ở đây. Khi qua đây ông đã sáng tác bài “Chiều Bên Giáo Đường”.

Sau năm 1975, tình cảm giữa những người  nghệ sĩ còn ở lại như Mai Thảo, Phạm Đình Chương và Lê Trọng Nguyễn đã thương nhau như anh  em. Sau khi Mai Thảo và Phạm Đình Chương  đi hải ngoại, Lê Trọng Nguyễn rất  nhớ bạn, từ nguồn cảm hứng đó Ông đã sáng tác nhạc phẩm “Sóng Nước Viễn Phương”. Bản này phổ nhạc từ một bài thơ của Thẩm Oánh viết cho các bạn đã ra đi.

Về bản nhạc “Bến Giang Đầu “thì một nhà xuất bản đề nghị đặt tên “Nắng Chiều 2” nhưng Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn không muốn đổi tên bản nhạc vì đó là một kỷ niệm dễ thương khác của ông ở một thôn xóm đẹp, nên thơ, trên dòng sông êm đềm, bên giàn hoa tím và một người bạn gái đã lên xe hoa.

Khoảng năm 1958 có một đoàn nhạc Nhật Bản Toho Geino sang Việt Nam. Trưởng đoàn muốn một ca sĩ của đoàn hát nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đưa ra 12 bản nhạc, và bản “Nắng Chiều” được đoàn nhạc Nhật Bản chọn. Ca sĩ Midori Satuki  rất nổi  tiếng đã trình bày nhạc phẩm  “Nắng Chiều” lần đầu tiên ở  Hội Chợ Thị Nghè và sau đó bản nhạc được phát thanh trên các Đài Việt Nam và Đông Kinh.

Đến năm 1960 thì đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quồc đến Việt Nam với mục đích  trao đổi văn hóa Á Châu. Trong đoàn nhạc đó Nữ Ca sĩ  Ki Lo Ha   không hề quen biết nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn nhưng đã biết  nhạc phẩm “Nắng Chiều”. Cô muốn gặp Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, và trên đường trở về Đài Loan, cô đã viết bài này lại bằng lời Hoa . Cô đã trình bày bản này ở Đài Loan và sau đó bản nhạc được mệnh danh là “Bản tình ca đẹp nhất” ở Đài Loan trong thập niên 1970.

Nhà Thơ Du Tử Lê,  Nhạc sĩ Nguyễn Hiền cùng với sự khuyến khích của nhiều anh em, tuyển tập nhạc  Lê Trọng Nguyễn cùng với hai CD "Lá Rơi Bên Thềm”, “Lê Trọng Nguyễn Collection” được thực  hiện và ra mắt vào dịp giỗ đầu của Lê Trọng Nguyễn năm 2005.

Sau đó một buổi ra mắt CD “Lá Rơi Bên Thềm” được ra mắt ở Paris ngày 11 Tháng 11, 2006 và năm 2007.

Về hoài bảo thì Nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn  muốn để lại cho đời những gì ông hiểu biết, những gì ông cảm nghĩ và ghi lại trong ba bốn chục tác phẩm, rõ ràng nhất là ông muốn để lại thế hệ sau kỹ thuật  sáng tác nhạc. Ước muốn này thể hiện rất kiên nhẫn từ năm 2000-2003, ông đã ghi lại những hiểu biết về kỹ thuật viết nhạc qua một quyển sách là “Nghệ Thuật Viết Nhạc”. Quyẻn sách được chuẩn bị xong, ông đưa cho cô con gái đánh máy, có nhiều chỗ cần sửa lại thì ông bị trở bệnh nặng và ra đi. Có thể quyển sách sẽ được xuất bản trong một thời gian gần đây.

Qua những bản nhạc “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu” chúng ta cảm thấy ở Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn một tình yêu thật nhẹ nhàng, trên quê hương xinh đẹp. Qua ca khúc “Lá Rơi Bên Thềm” và “Chiều Bên Giáo Đường” chúng ta cảm thông được những thao thức của tuổi trẻ và qua bản “Sao Đêm, “Cung Điệu Buồn” tác giả đã  trình bày những u hoài, nhớ nhung, những hoài niệm không nguôi.

Cố Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã ra đi, để lại cho vườn hoa âm nhạc Việt Nam nhiều bông hoa hương sắc thăm tươi, đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học nghệ thuật dân tộc.

VIDEO CÁC CA SĨ TRÌNH BÀY NHẠC LÊ TRỌNG NGUYỄN: http://www.youtube.com/watch"v=IA5nAQ7b27k

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Với cái thế nước chông chênh hiện nay, và trong tình cảnh thù trong/giặc ngoài như hiện tại mà nhà nước vẫn nhất định không chịu ăn chia với nhà chùa thì e chả phải là một quyết định khôn ngoan...
Chiến tranh xâm lược của Nga tại Ukraine đang diễn ra cực kỳ sôi động. Điển hình là thảm cảnh dân chúng tỵ nạn ngày càng trầm trọng. Gần đây nhất, theo Phủ Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, kể từ khi có cuộc chiến cho đến nay, có trên 6 triệu 6 người dân tỵ nạn tại các nước lân cận, nhiều nhất là Ba Lan, và khoảng 7 triệu người tỵ nạn trong nước. Con số này sẽ còn thay đổi trong tương lai...
Kinh Kim cang là một trong những bản kinh quan trọng và sớm nhất trong kinh điển Phật giáo Đại thừa. Ở đây, chúng ta sẽ trình bày ý nghĩa của đề kinh Kim cang từ nguyên gốc tiếng Phạn và từ được dịch sang tiếng Hán. Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau. Prajñāpāramitā phiên âm tiếng Hán là Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nó có khả năng cắt chém như kim cang, hay chính xác: như sấm sét (búa thiên lôi). Hiện nay có hai bản dịch phổ biến: một là Kim cang Bát-nhã ba-la-mật do ngài La-thập dịch sang Hán; hai là Kim cang năng đoạn Bát-nhã ba-la-mật đa của Ngài Huyền Trang dịch.
Thông thường, khi người Mỹ gọi là "Big Lie", tương đương với "nói láo". Sự phân chia trong ngôn ngữ Việt, giúp con người xử lý với nhau theo mức độ nặng nhẹ. Bạn bè nói tào lao, nói xạo là chuyện bình thường. Nói xạo cao cấp gọi là "nổ". Nổ thường xuyên, nổ lớn, nhiều người tránh xa. Vợ chồng nói dối với nhau cũng là chuyện hay xảy ra, nhưng không có hậu quả lớn, thường chỉ khóc lóc, cãi cọ, quát tháo hoặc năn nỉ. Có bồ bịch bên ngoài mà về nhà nói với vợ hoặc chồng là không có, điều này là "nói láo", có khả năng đưa đến ly thân hoặc ly dị và đôi khi, giải quyết bằng thuốc chuột đưa đến tử vong. Vợ chồng có thể nói dối, đừng bao giờ nói láo. Xét chung, nói không đúng sự thật, dù có tên gọi khác nhau, vẫn có mẫu số chung là "không đúng sự thật." Muốn luận tội phải xem xét hậu quả của ý đồ và sự thiệt hại. Vì vậy, những tên gọi khác nhau có thể nhìn như tội danh khác nhau như ăn cắp vặt và ăn cướp ngân hàng.
Nhiều người đã đổ lỗi cho nhiều thứ, từ bệnh tâm thần đến chưa đủ an ninh, là nguyên do khiến các vụ xả súng hàng loạt thương tâm đang xảy ra với tần suất ngày càng cao ở các trường học, văn phòng và rạp hát trên khắp đất nước. Vụ mới nhất, xảy ra vào ngày 24 tháng 5 năm 2022, tại một trường tiểu học ở Texas và khiến ít nhất 19 trẻ em và 2 giáo viên thiệt mạng, là vụ xả súng hàng loạt thứ 213 trong năm nay - và là vụ thứ 27 diễn ra tại một trường học. Tuy nhiên, trong phần lớn các cuộc tranh cãi về nguyên nhân gốc rễ của bạo lực súng đạn hiện nay ở Hoa Kỳ, các nhà sản xuất súng lại thường không bị nhắc tới. Là một nhà nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng, giáo sư Michael Siegel cho rằng điều này thật kỳ quặc, vì có bằng chứng cho thấy văn hóa xung quanh việc sở hữu súng góp phần đáng kể vào bạo lực súng đạn. Và các nhà sản xuất súng giữ một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến văn hóa súng đạn của người dân Hoa Kỳ.
Câu nói của ông tài xế taxi khiến mặt tôi đỏ lên vì ngượng. Tất nhiên, tôi không dám ngượng thay cho dân Hà Nội...
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos năm nay, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger đã đề ra một giải pháp cho cuộc chiến Ukraine. Theo Kissinger, một thất bại nhục nhã của Moscow sẽ nguy hiểm cho thế giới, trong khi Ukraine nhượng một phần lãnh thổ cho Nga sẽ là một khoản đầu tư khả thi về hòa bình về lâu dài cho châu Âu...
Chủ trương gọi là “đoàn kết dân tộc” trong ngoài của đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn có câu “thần chú”, đó là: “Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” (Nghị quyết 36, ngày 26/03/2004). Nhưng bên trong tuyên bố này là trăm mưu ngàn kế để cho đảng nắm giữ chiếc hầu bao tinh thần và vật chất của người Việt Nam ở nước ngoài...
Luật súng sẽ còn là vấn đề tranh cãi trong xã hội Hoa Kỳ và các chính khách ủng hộ súng sẽ còn tiếp tục tạo sự dễ dàng trong súng đạn một khi chiếc ghế của họ vẫn còn bảo đảm, bất chấp lời nói và việc làm hoàn toàn trái ngược...
✱ SCMP HK: Viên chức Mỹ - Rõ ràng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hứa hẹn chế độ tự trị và quyền tự do cho Hồng Kông nhưng đã bị mất uy tín hoàn toàn trong năm qua ✱ CVS Taiwan: Kế hoạch phòng thủ của Đài Bắc dựa trên chiến lược chiến tranh phi đối xứng qua cái được gọi là "học thuyết con nhím" ✱ DW Germany: TT Đài Loan - "Tình hình gần đây ở Ukraine một lần nữa chứng minh rằng việc bảo vệ đất nước, ngoài sự đoàn kết và giúp đỡ quốc tế, còn phụ thuộc vào sự đoàn kết của nhân dân." ✱ Global Times TQ: Nhận xét của Biden về việc "can thiệp quân sự" vào Đài Loan không hớ hênh - Mỹ thay đổi từ "sự mơ hồ chiến lược" sang "sự rõ ràng chiến lược" về chính sách một Trung Quốc. ✱ SCMP HK: Những vòng nguyệt quế mà ông Biden đã nhận được từ việc kết hợp các nước NATO cùng đối phó với Nga, và có lẽ gián tiếp chống lại Trung Quốc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.