Hôm nay,  

Nắng Chiều Và Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn

11/01/200800:00:00(Xem: 10815)

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn.

Vào ngày này cách đây bốn năm, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã lặng lẽ ra đi về cõi vĩnh hằng, để lại cho nền âm nhạc Việt Nam nhạc phẩm bất hủ “Nắng Chiều” và ba bốn mươi  nhạc phẩm nổi tiếng khác.

Bà Nguyễn thị Nga, hiền thê của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã thực hiện hai CD “Lá Rơi BênThềm” và “Lê Trọng Nguyễn Collection” để lưu lại dòng nhạc trữ tình của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Nhiều buổi ra mắt hai CD này đã được tổ chức ở Cali và Paris, Pháp.

Được biết Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sinh năm 1926 tại Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Ông rất hiếu học về văn hóa và rất yêu thích âm nhạc. Đa số các nhạc sĩ thời trước thường tự học nhạc hay qua những người thân quen. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn học nhạc  qua sách vỡ của Pháp, và ông học hàm thụ ở  trường âm nhạc Pháp Ecole Universelle. Ông thường gởi tác phẩm sang Pháp để trao đổi về kỹ thuật viềt nhạc. Đến  năm 1952 thì Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn  sáng tác  nhạc phẩm “Sóng Đà Giang”. Qua nhạc phẩm đó  ông được nhận vào Hội Nhạc sĩ Pháp S.A.C.E.M. Đây là bước đầu tiên và mở rộng cuộc đời sáng tác âm nhạc của ông.

Tác phẩm kế tiếp là bản  “Ngày Mai  Trời Lại Sáng” sáng tác năm 1946, bản này là kỷ niệm thời thanh niên yêu nước. Từ 1953 đến 1959 ông có nhiều tác phẩm ra đời trong đó có nhạc phẩm  “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu”…

Tác giả đã nói nhiều với những người bạn thân về bản “Nắng Chiều”. Nhiều người tưởng  ông viết bài này ở Hội An vì Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã ghi lại trong âm  nhạc nhiều cảnh đẹp cũng như những cảm  xúc, mơ ước, tình yêu tuổi trẻ của ông ở Hội An, nhưng bản “Nắng Chiều” được sáng tác ở Cung Nội Huế. Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn có lần đến Cung Nội Huế với Nhạc sĩ Vũ Đức Duy, ở đây Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn gặp lại một người bạn thân quen từ trước,  trong  giây phút đầy xúc cảm đó, trong nắng của Cung Nội Huế, nhạc phẩm Nắng Chiều được sáng tác. 

Trong dòng nhạc của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn trước năm 1975, tác phẩm nổi tiếng nhất là bản  “Nắng Chiều”, nhưng tác giả yêu thích nhất là bản "Sao Đêm” và “Lá Rơi Bên Thềm”. Bản “Sao Đêm “có nét nhạc cổ điển Tây Phương, nội dung bản này cho thấy có một sự  đam mê lãng mạn. Nguồn cảm hứng để viết bản “Lá Rơi Bên Thềm” là cuộc sống đầu đời của ông trong đó có Ca sĩ Minh Trang, Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Theo Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, Nhà Thờ Huyện Sĩ rất nhỏ nhưng là nơi đẹp nhất, vì ông có một kỷ niệm đẹp ở đây. Khi qua đây ông đã sáng tác bài “Chiều Bên Giáo Đường”.

Sau năm 1975, tình cảm giữa những người  nghệ sĩ còn ở lại như Mai Thảo, Phạm Đình Chương và Lê Trọng Nguyễn đã thương nhau như anh  em. Sau khi Mai Thảo và Phạm Đình Chương  đi hải ngoại, Lê Trọng Nguyễn rất  nhớ bạn, từ nguồn cảm hứng đó Ông đã sáng tác nhạc phẩm “Sóng Nước Viễn Phương”. Bản này phổ nhạc từ một bài thơ của Thẩm Oánh viết cho các bạn đã ra đi.

Về bản nhạc “Bến Giang Đầu “thì một nhà xuất bản đề nghị đặt tên “Nắng Chiều 2” nhưng Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn không muốn đổi tên bản nhạc vì đó là một kỷ niệm dễ thương khác của ông ở một thôn xóm đẹp, nên thơ, trên dòng sông êm đềm, bên giàn hoa tím và một người bạn gái đã lên xe hoa.

Khoảng năm 1958 có một đoàn nhạc Nhật Bản Toho Geino sang Việt Nam. Trưởng đoàn muốn một ca sĩ của đoàn hát nhạc Việt Nam. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đưa ra 12 bản nhạc, và bản “Nắng Chiều” được đoàn nhạc Nhật Bản chọn. Ca sĩ Midori Satuki  rất nổi  tiếng đã trình bày nhạc phẩm  “Nắng Chiều” lần đầu tiên ở  Hội Chợ Thị Nghè và sau đó bản nhạc được phát thanh trên các Đài Việt Nam và Đông Kinh.

Đến năm 1960 thì đoàn nhạc Trung Hoa Dân Quồc đến Việt Nam với mục đích  trao đổi văn hóa Á Châu. Trong đoàn nhạc đó Nữ Ca sĩ  Ki Lo Ha   không hề quen biết nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn nhưng đã biết  nhạc phẩm “Nắng Chiều”. Cô muốn gặp Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, và trên đường trở về Đài Loan, cô đã viết bài này lại bằng lời Hoa . Cô đã trình bày bản này ở Đài Loan và sau đó bản nhạc được mệnh danh là “Bản tình ca đẹp nhất” ở Đài Loan trong thập niên 1970.

Nhà Thơ Du Tử Lê,  Nhạc sĩ Nguyễn Hiền cùng với sự khuyến khích của nhiều anh em, tuyển tập nhạc  Lê Trọng Nguyễn cùng với hai CD "Lá Rơi Bên Thềm”, “Lê Trọng Nguyễn Collection” được thực  hiện và ra mắt vào dịp giỗ đầu của Lê Trọng Nguyễn năm 2005.

Sau đó một buổi ra mắt CD “Lá Rơi Bên Thềm” được ra mắt ở Paris ngày 11 Tháng 11, 2006 và năm 2007.

Về hoài bảo thì Nhạc sĩ Lê trọng Nguyễn  muốn để lại cho đời những gì ông hiểu biết, những gì ông cảm nghĩ và ghi lại trong ba bốn chục tác phẩm, rõ ràng nhất là ông muốn để lại thế hệ sau kỹ thuật  sáng tác nhạc. Ước muốn này thể hiện rất kiên nhẫn từ năm 2000-2003, ông đã ghi lại những hiểu biết về kỹ thuật viết nhạc qua một quyển sách là “Nghệ Thuật Viết Nhạc”. Quyẻn sách được chuẩn bị xong, ông đưa cho cô con gái đánh máy, có nhiều chỗ cần sửa lại thì ông bị trở bệnh nặng và ra đi. Có thể quyển sách sẽ được xuất bản trong một thời gian gần đây.

Qua những bản nhạc “Nắng Chiều”, “Bến Giang Đầu” chúng ta cảm thấy ở Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn một tình yêu thật nhẹ nhàng, trên quê hương xinh đẹp. Qua ca khúc “Lá Rơi Bên Thềm” và “Chiều Bên Giáo Đường” chúng ta cảm thông được những thao thức của tuổi trẻ và qua bản “Sao Đêm, “Cung Điệu Buồn” tác giả đã  trình bày những u hoài, nhớ nhung, những hoài niệm không nguôi.

Cố Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã ra đi, để lại cho vườn hoa âm nhạc Việt Nam nhiều bông hoa hương sắc thăm tươi, đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn học nghệ thuật dân tộc.

VIDEO CÁC CA SĨ TRÌNH BÀY NHẠC LÊ TRỌNG NGUYỄN: http://www.youtube.com/watch"v=IA5nAQ7b27k

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, gồm có 9 chương và 23 điều khoản. Nội dung mà Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ VNDCCH, Chính phủ VNCH và Chính phủ CMLTMNVN đồng thuận không phải là thoả hiệp giữa hai phe thắng và thua, mà nhằm quy định việc ngưng mọi cuộc giao tranh, Hoa Kỳ rút quân trong vòng 60 ngày ra khỏi Việt Nam, QĐNDVN được ở lại miền Nam; bù lại, Hà Nội trao trả các tù binh Hoa Kỳ, VNCH và MTGPMN cùng hoạt động trên lãnh thổ của mình...
Tại sao rất ít người Việt đọc sách Việt? Tôi muốn nói đến sách văn chương, sách triết học, sách khoa học. Đây là ba nguồn kiến thức, tư tưởng lớn của nhân loại. Nếu lấy ra hết ba loại hiểu biết này, con người chỉ là đàn bò nhai lại và tranh cãi. Nếu một người không có hiểu biết nào từ ba nguồn cung cấp trên, người đó không thể khác hơn con bò. Tuy nhiên, việc này không bao giờ xảy ra.
Hôm thứ Sáu 13/1/2023 vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp Thủ tướng Kishida Fumio của Nhật Bản tại phòng Bầu Dục Tòa Bạch Ốc. Chương trình nghị sự của hai nguyên thủ quốc gia hẳn phải đề cập đến hiểm họa an ninh từ Trung quốc, mà cả hai quốc gia trong thời gian những năm gần đây đều đặt lên trọng tâm hàng đầu
Làm sao để giữ vững tư tưởng trong Quân đội và Công an là vấn đề sống còn năm 2023 của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Lý do vì năm con Mèo (Quý Mão) có Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa đảng XIII, dự trù vào khoảng tháng Sáu, để bỏ phiếu tín nhiệm các cấp Lãnh đạo từ Trung ương xuống địa phương. Cuộc bỏ phiếu này sẽ là cơ hội cho các cấp tranh đua, chạy chức, chiếm quyền lãnh đạo. Và kết quả cuộc bỏ phiếu này sẽ đặt nền tảng cho Đại hội đảng khóa XIV để bầu lên Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mới nhiệm kỳ 2026-2031...
Chứ chả lẽ cái chết thảm thiết của bà Cát Hanh Long và của hàng bao nhiêu triệu lương dân khác nữa (ở khắp ba miền đất nước, từ hơn nửa thế kỷ nay) thì đất/trời có thể dung tha được hay sao?
✱ Lê Đức Thọ: Bây giờ về phần thỏa thuận chúng tôi đã đồng ý, chúng ta sẽ tiến hành như thế nào? ✱ Kissinger: Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi sẽ đánh máy lại từ tiếng Anh của chúng tôi và ông có một bản sao của bản văn. Chúng tôi sẽ nỗ lực tận tâm nhất để đảm bảo rằng mọi thứ chúng ta đã đồng ý đều được hợp nhất. ✱ TT Thiệu: Nếu chúng tôi không thể ký thỏa hiệp này trước cuộc bầu cử, thời liệu Hoa Kỳ có cần phải công bố cho người dân biết rằng họ vẫn có ý định ký kết thỏa hiệp này không? ✱ TT Nixon: Tôi phải có câu trả lời của ông (TT Thiệu) trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973...
Sau 13 năm, cuối cùng thì Bác sĩ David Sinclair và các đồng nghiệp đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì thúc đẩy quá trình lão hóa? Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 12 tháng 1 năm 2023, Sinclair, giáo sư di truyền học và đồng giám đốc của Paul F. Glenn Center for Biology of Aging Research tại Trường Y Harvard (Harvard Medical School), đã phác họa ra một chiếc đồng hồ lão hóa, khi ta vặn chiều kim là có thể đẩy nhanh hoặc đảo ngược quá trình lão hóa của các tế bào.
Lời báo động muộn màng này cũng đã giúp tôi hiểu ra lý do mà sư Minh Trí – sau khi xuất gia, từ bỏ mọi hoạt động chính trị, đã hết lòng tận tụy chăm lo cho những lớp học Việt Ngữ, ở Kampuchea, cho đến… hơi thở cuối!
Trong bài viết sau đây, Henry Kissinger đã cảnh báo về một cuộc thế chiến mới có thể xảy ra và phương cách tốt nhất là tìm cách tạo cho Nga một cơ hội đàm phán trong danh dự. Ý kiến của Kissinger còn nhiều điểm chưa thuyết phục, cần được thảo luận sâu xa hơn...
Trong hơn ba năm - chính xác là 1,016 ngày - Trung Quốc đã đóng cửa với cả thế giới. Hầu hết sinh viên nước ngoài rời khỏi đất nước khi bắt đầu đại dịch. Khách du lịch đã ngừng đến tham quan. Các nhà khoa học Trung Quốc đã ngừng tham dự các hội nghị nước ngoài. Các giám đốc điều hành người nước ngoài bị cấm quay trở lại công việc kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc mở cửa biên giới vào ngày 8 tháng 1, từ bỏ những tàn tích cuối cùng của chính sách “không covid”, việc đổi mới tiếp xúc thương mại, trí tuệ và văn hóa sẽ có những hậu quả to lớn, mà phần nhiều là lành tính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.