Hôm nay,  

Bài Học Đoàn Kết

31/10/200700:00:00(Xem: 7478)

Ngày 17 Tháng 10, 2007 Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 của Tây Tạng được Tổng Thống Bush và quý vị đại diện Quốc Hội HK trao tặng huy chương vàng tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Đây là một ngày thật hãnh diện cho Ngài, cho tập thể Tây Tạng lưu vong và là một bài học cho hơn ba triệu người Việt lưu vong suy ngẫm.  Trong buổi lễ này hàng chục ngàn người, phần đông là người Tây Tạng đã tập trung ở West Lawn Quốc Hội HK để theo dõi buổi lễ được truyền hình qua một màn ảnh lớn bên ngoài.

Trước hết chúng ta nên tìm hiểu qua về huy chương vàng cao quý nhất này. Trước đây Quốc Hội HK chỉ trao huy chương này cho Đức  Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II, Tổng Thống HK Ronald Reagan, Tổng Thống Gerald Ford, Cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela, Nữ Tu Teresa và Cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair.

Hơn 2/3 Quốc Hội, với 387 Dân biểu và Thưo.ng Nghị Sĩ HK đã thông qua dự luật  S.2784 trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma huy chương vàng  này, để vinh danh những đóng góp vận động lâu dài, nổi bật của Ngài cho hòa bình, nhân quyền khắp thế giới và những cố gắng tìm giải pháp bất bạo động cho vấn đề Tây Tạng qua những cuộc đối thoại với những nhà lãnh đạo  Trung Cộng.

Trong cùng ngày này, buổi sáng Tổng Thống Bush cũng đã hội kiến riêng với Đức Đạt Lai Lạt Ma ở White House. 

Buổi lễ được cử hành vô cùng trang trọng, những nhân vật quan trọng trong Quốc Hội HK như Dân Biểu Tom Lantos,  Thượng Nghị sĩ Dianne Feinstein, Chủ Tịch Thượng Viện, Chủ Tịch Hạ Viện lần lượt được mời lên phát biểu.

Tổng Thống Mỹ đã phát biểu: "Người Mỹ không thể nhìn sự kiện đàn áp tôn giáo và nhắm mắt hay ngoảnh mặt đi. Đó là lý do tôi sẽ tiếp tục kêu gọi nhửng nhà lãnh đạo Trung Hoa tiếp đón Đức Lạt Lai Lạt Ma. Trung Hoa sẽ tìm thấy nơi Ngài một người của hòa bình và hòa giải.

Qua lịch sử, chúng ta đã hãnh diện đứng bên cạnh những người đã đưa ra thông điệp của hy vọng và tự do tới những nơi bị chà đạp và đàn áp trên thế giới. Đó là lý do vì sao chúng ta đến với nhà lãnh đạo tinh thần đáng kính phục này, sống ở thế giới xa xôi. Hôm nay, chúng ta vinh danh Ngài như là một biểu tượng của hòa bình và sự bao dung, là người hướng dẫn niềm tin và giữ ngọn lữa cho nhân dân của Ngài.

Tôi xin chúc mừng Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi lễ vinh danh này. Tôi cũng hãnh diện có mặt ở đây hôm nay. Laura và tôi cùng nhân dân Hoa Kỳ thiết tha cầu nguyện cho nhân dân Tây Tạng có những ngày thịnh vượng và hoòa bình.”

Đức Đạt Lai lạt Ma cho biết năm 1949 đất nước Tây Tạng bị Trung Quốc xâm chiếm. Ông và một sồ nhân dân Tây Tạng phải lưu vong. Từ nhiều năm qua ông và nhân dân Tây Tạng đã tranh đấu bất bạo động, đòi hỏi nhà cầm quyền Trung Quốc phải trao trả quyền tự trị thật sự cho nhân dân Tây Tạng.

Theo báo giới Hoa Kỳ thì Trung Cộng vô cùng phẫn nộ trước sự kiện Tổng Thống Bush và Quốc Hội HK trao tặng huy chương cao quý nhất của HK cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh tụ tôn giáo mà cũng là nhà lãnh đạo chính trị lưu vong của Tây Tạng.

Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Yang Jiechi ở Bắc Kinh nói,  sự trao tặng huy chương này làm tổn thương nghiêm trọng tới tình thân hữu giữ Trung Hoa và Hoa Kỳ, vì HK đã can thiệp vào nội bộ của Trung Hoa.  Các nhà ngoại giao Trung Cộng đã hết sức vận động để phá vỡ buổi trao huy chương tại Quốc Hội HK cũng như cuộc gặp gỡ  giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma với Tổng Thống Bush kể từ khi Quồc Hội HK biểu quyết chấp thuận trao huy chương vàng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ông Lodi Gyari, Đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho rằng sự kiện Tổng Thống Bush đứng bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi lễ trao huy chương vàng cao quý nhất này sẽ truyền đi một tín hiệu cho Trung Cộng là thế giới quan tâm tới Tây Tạng. Tây Tạng không bị thế giới bỏ quên. Đây là một khích lệ và hy vọng lớn lao cho nhân dân Tây Tạng.

Đọc qua bản tin trên đây chúng ta không khỏi thán phục Đức Đạt Lai Lạt Ma và tập thể nhân  dân Tây Tạng lưu vong đã đạt được  thành quả tốt đẹp trên bước đường vận động  cho nền tự trị của đất nước họ.

Được biết nhân dân Tây Tạng có khoảng sáu triệu người, và số người tỵ nạn lưu vong ở hải ngoại chỉ có hơn một trăm ngàn. Tập thể Tây Tạng lưu vong không giàu, với hơn một trăm ngàn người mà họ đã đoàn kết và hoạt động mạnh trên bình diện quốc tế.  Kết quả  Đức Lạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo chính trị lưu vong của họ đã được trên năm mươi vị lãnh tụ của các quốc gia trên thế giới  tiếp kiến, gần đây Ngài được vinh danh ở Quốc Hội HK trong một buổi lễ vô cùng trang nghiêm. Vấn đề tự trị của Tây Tạng không còn là vấn đề riêng tư của Người Tây Tạng nữa mà là vấn đề của thế giới, thế giới đã không bỏ quên Tây Tạng… Có phải “ddoàn kết” là chất xúc tác đã  kết hợp hơn một trăm ngàn người Tây Tạng lưu vong thành một tập thể  duy nhất làm cho “International Committee for Tibet” hùng mạnh,  đưa đến sự thành công và buổi lễ vinh danh rất hãnh diện này không"

Thấy người rồi ngẫm lại ta,  chúng ta cùng một hoàn cảnh như Tây Tạng,  bị CSVN miền Bắc xâm chiếm hơn ba mươi hai năm nay, ba triệu đồng bào phải bỏ xứ ra đi, không khác chi Tây Tạng. Dân Việt Nam cũng rất thông minh và rất thành công ở hải ngoại… cho đến bao giờ một vị lãnh đạo chính trị của Người Việt lưu vong được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng huy chương cao quý nhất"  Cho đến bao giờ vấn đề  độc lập, nhân quyền và đàn áp tôn giáo ở Việt Nam  là vấn đề của thế giới chứ không phải là vấn đề của riêng Việt Nam nữa"

Nếu ba triệu người Việt của chúng ta đã đoàn kết, vận động thành công trên bình diện quốc tế  thì CSVN đã không được vào ghế Hội Viên-không-thường-trực trong Hội Đồng Bảo An của  Liên Hiệp Quồc trong tháng vừa qua.

Có  một câu chuyện ngụ ngôn về người Việt Nam như thế này, trong một buổi chợ trời quốc tế, ở góc chợ bán cóc nhái, các quốc gia khác đều đậy  giỏ cốc nhái của họ kỷ, chỉ có hàng của người Việt Nam không đậy. Khách ngoại quốc hỏi sao ông không đậy nắp giỏ lại, không sợ cóc nhái nhảy ra ngoài hết sao"  Người Việt bán hàng trả lời: “Không sợ con nào nhảy ra đâu, vì con nào leo lên  gần tới miệng giỏ thì bị mấy con phía dưới kéo cẳng xuống rồi!” 

Ngay cả khi Tổng Thống Bush muốn gặp gỡ một đại diện của Tập Thể Người Việt Lưu Vong ở Hải Ngoại để biết nguyện vọng của người Việt ở hải ngoại  và người Việt trong nước, Văn Phòng Tổng Thống Bush  không  biết  nên liên lạc với ai, đảng phái nào. Ai là lãnh tụ của Người Việt lưu vong ở hải ngoại"

Chúng ta có hàng trăm hội đoàn, đoàn thể chính trị.  Hội  nào có tầm vóc lớn, hoạt động mạnh thì bị chụp ngay cho cái mũ VC… người nào có khả năng vừa nổi lên là bị chụp cho… nón cối, nón rơm, nón lá… ai tha thiết với cộng đồng muốn ăn cơm nhà ra vác ngà voi chẳng những phải cân nhắc mình có thì giờ, có tài năng để có thể làm tròn nhiệm vụ hay không mà phải suy nghĩ kỹ xem mình có đủ sức chịu đựng những đòn đánh phá, bôi nhọ…  không phải chỉ từ phe địch mà của cả phe ta,  sẳn sàng đâm sau lưng chiến sĩ… vì lòng đố kỵ, ganh  ghét…

Hơn ba triệu người Việt lưu vong ở hải ngoại, chúng ta có thừa thông minh, có tài ba không kém gì một trăm ngàn người dân Tây Tạng mà hơn ba mươi hai năm rồi chúng ta đã làm được gì, đi tới đâu trên bước đường đấu tranh giành lại độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam"

Cố nhiên tài đức của Đức Đạt Lai Lạt Ma là yếu tố chính của sự vinh danh, tuy nhiên  một mình Đức Đạt Li Lạt Ma chưa đủ điều kiện để tạo nên niềm hãnh diện được Tổng Thống và Quốc Hội HK trao tặng cho huy chuơng vàng. Tập thể đoàn kết International Committee for Tibet (ICT) đã góp phần không nhỏ trong sự vận động thành công trên thế  giới.  Qua sự thành công của ICT, tập thể ba triệu người Việt lưu vong ở hải ngoại cũng nên suy ngẫm về hai chữ “DDoàn Kết”. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù không còn giữ chức vụ gì trong Đảng, nhưng ảnh hưởng của Đỗ Mười, Cựu Tổng Bí thứ khoá VII vẫn còn nguyên đó. Mười được coi là tiếng nói đại biểu cho phe bảo thủ, giáo điều, sơ cứng đang ra sức kìm giữ đảng trong qũy đạo Chủ nghĩa Mác-Lênin và chống lại những ai có tư tưởng
Tính đến hôm nay là tròn 3 tuần tôi bị bắt. Cho đến giờ phút này cái gọi là cơ quan an ninh Việt Nam vẫn không có ý định dừng mọi sự thẩm vấn điều tra lại, cho dù không thể buộc cho tôi bất cứ tội gì, vì càng buộc án, gán tội càng lòi ra cái bản mặt phản dân hại nước của chúng, càng khiến số người theo
...Hoa Kỳ đòi hỏi Ngân hàng Thế giới phải quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề liên hệ tới nạn tham nhũng và chế độ cai trị của các nước đi vay... Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới World Bank đã bế mạc tại Singapore hôm 20 với một thông cáo đáng chú ý ở việc cải cách
Cuộc nói chuyện của Ông Achim Burchart - Tùy viên kinh tế tại Sứ quán Đức Hà Nội với hai người bạn của mình là Markus Vorpahl - nhà dân tộc học và Việt Nam học, Gerd Mutz, giám đốc viện nghiên cứu xã hội tại Muenchen, đã được phiên dịch viên dịch lại. Bài viết này chỉ tập hợp một phần nhỏ những nhận định quan trọng của ông cùng bạn bè
Nói cho đẹp theo phép nõn nường Hà Nội: "Không nhất thiết phải vào WTO trước hội nghị APEC"; hoặc nói hùng dũng cho đúng quan điểm lập trường: "Chúng ta không gia nhập bằng bất cứ giá nào"; nói ví von theo kiểu đỏng đảnh: "Cả nước gia nhập WTO chậm một năm cũng giống như một người đàn ông chậm lấy vợ một năm
Theo tin tức báo chí trong nước, vào ngày 22 tháng 6 vừa qua tại Sài Gòn, Bộ trưởng nông nghiệp, tài nguyên các nước thành viên Hội đồng Ủy hội Mekong đã ký một thỏa thuận nhằm duy trì dòng chảy trong lưu vực sông Mekong. Theo đó, các nước Thái Lan, Lào, Kampuchia, và Việt Nam
Báo cáo của WB về Đông Á nói đến khía cạnh thiếu lạc quan là Đông Á bị tụt hậu trong nỗ lực diệt trừ tham nhũng. Và VN đứng hạng thấp trong nỗ lực ấy nếu ta đối chiếu với báo cáo về chế độ cai trị vừa công bố... Trong hai ngày 19 và 20 tại Singapore, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới có hội nghị thường niên với sự tham dự
Bỏ cả tháng trời theo dõi, vây bắt tôi, đêm 2-9, công an đã thành công mỹ mãn, đó chính là kết quả phối hợp vô cùng nhịp nhàng ăn cánh giữa công an bộ và công an cấp cơ sở - phường Đức Giang. Theo chính lời ông trưởng đồn Nguyễn Bỉnh Khiêm kể lại: Phải huy động hết lực lượng của đồn, từ trẻ đến già, gần cả tháng trời đeo bám
Điều không thể ngờ là sau hơn 30 năm quê hương ngừng tiếng súng, vẫn còn những thanh niên Việt Nam bỏ lại sau lưng mọi hạnh phúc cá nhân để đứng lên đáp lời sông núi. Càng không thể ngờ hơn nữa là sau hơn 30 năm chấm dứt chiến tranh lại có rất nhiều Cựu Chiến binh của hai bờ chiến tuyến
Đức Giáo hoàng bị khoá vào ngoặc kép khi ngoặc kép trong lời trích dẫn của ngài bị xoá... Người viết thường tránh đề cập tới đề tài tôn giáo vì với một số người, tôn giáo có những lý lẽ vượt ra ngoài lý trí. Người viết cũng không theo đạo Công giáo và nói chung vẫn cho rằng mọi tôn giáo đều bình đẳng. Nhưng lần này thì xin
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.