Hôm nay,  

Bài Học Đoàn Kết

10/31/200700:00:00(View: 7474)

Ngày 17 Tháng 10, 2007 Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 của Tây Tạng được Tổng Thống Bush và quý vị đại diện Quốc Hội HK trao tặng huy chương vàng tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Đây là một ngày thật hãnh diện cho Ngài, cho tập thể Tây Tạng lưu vong và là một bài học cho hơn ba triệu người Việt lưu vong suy ngẫm.  Trong buổi lễ này hàng chục ngàn người, phần đông là người Tây Tạng đã tập trung ở West Lawn Quốc Hội HK để theo dõi buổi lễ được truyền hình qua một màn ảnh lớn bên ngoài.

Trước hết chúng ta nên tìm hiểu qua về huy chương vàng cao quý nhất này. Trước đây Quốc Hội HK chỉ trao huy chương này cho Đức  Giáo Hoàng Gioan Phao Lô II, Tổng Thống HK Ronald Reagan, Tổng Thống Gerald Ford, Cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela, Nữ Tu Teresa và Cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair.

Hơn 2/3 Quốc Hội, với 387 Dân biểu và Thưo.ng Nghị Sĩ HK đã thông qua dự luật  S.2784 trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma huy chương vàng  này, để vinh danh những đóng góp vận động lâu dài, nổi bật của Ngài cho hòa bình, nhân quyền khắp thế giới và những cố gắng tìm giải pháp bất bạo động cho vấn đề Tây Tạng qua những cuộc đối thoại với những nhà lãnh đạo  Trung Cộng.

Trong cùng ngày này, buổi sáng Tổng Thống Bush cũng đã hội kiến riêng với Đức Đạt Lai Lạt Ma ở White House. 

Buổi lễ được cử hành vô cùng trang trọng, những nhân vật quan trọng trong Quốc Hội HK như Dân Biểu Tom Lantos,  Thượng Nghị sĩ Dianne Feinstein, Chủ Tịch Thượng Viện, Chủ Tịch Hạ Viện lần lượt được mời lên phát biểu.

Tổng Thống Mỹ đã phát biểu: "Người Mỹ không thể nhìn sự kiện đàn áp tôn giáo và nhắm mắt hay ngoảnh mặt đi. Đó là lý do tôi sẽ tiếp tục kêu gọi nhửng nhà lãnh đạo Trung Hoa tiếp đón Đức Lạt Lai Lạt Ma. Trung Hoa sẽ tìm thấy nơi Ngài một người của hòa bình và hòa giải.

Qua lịch sử, chúng ta đã hãnh diện đứng bên cạnh những người đã đưa ra thông điệp của hy vọng và tự do tới những nơi bị chà đạp và đàn áp trên thế giới. Đó là lý do vì sao chúng ta đến với nhà lãnh đạo tinh thần đáng kính phục này, sống ở thế giới xa xôi. Hôm nay, chúng ta vinh danh Ngài như là một biểu tượng của hòa bình và sự bao dung, là người hướng dẫn niềm tin và giữ ngọn lữa cho nhân dân của Ngài.

Tôi xin chúc mừng Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi lễ vinh danh này. Tôi cũng hãnh diện có mặt ở đây hôm nay. Laura và tôi cùng nhân dân Hoa Kỳ thiết tha cầu nguyện cho nhân dân Tây Tạng có những ngày thịnh vượng và hoòa bình.”

Đức Đạt Lai lạt Ma cho biết năm 1949 đất nước Tây Tạng bị Trung Quốc xâm chiếm. Ông và một sồ nhân dân Tây Tạng phải lưu vong. Từ nhiều năm qua ông và nhân dân Tây Tạng đã tranh đấu bất bạo động, đòi hỏi nhà cầm quyền Trung Quốc phải trao trả quyền tự trị thật sự cho nhân dân Tây Tạng.

Theo báo giới Hoa Kỳ thì Trung Cộng vô cùng phẫn nộ trước sự kiện Tổng Thống Bush và Quốc Hội HK trao tặng huy chương cao quý nhất của HK cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh tụ tôn giáo mà cũng là nhà lãnh đạo chính trị lưu vong của Tây Tạng.

Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Yang Jiechi ở Bắc Kinh nói,  sự trao tặng huy chương này làm tổn thương nghiêm trọng tới tình thân hữu giữ Trung Hoa và Hoa Kỳ, vì HK đã can thiệp vào nội bộ của Trung Hoa.  Các nhà ngoại giao Trung Cộng đã hết sức vận động để phá vỡ buổi trao huy chương tại Quốc Hội HK cũng như cuộc gặp gỡ  giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma với Tổng Thống Bush kể từ khi Quồc Hội HK biểu quyết chấp thuận trao huy chương vàng cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ông Lodi Gyari, Đặc sứ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho rằng sự kiện Tổng Thống Bush đứng bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi lễ trao huy chương vàng cao quý nhất này sẽ truyền đi một tín hiệu cho Trung Cộng là thế giới quan tâm tới Tây Tạng. Tây Tạng không bị thế giới bỏ quên. Đây là một khích lệ và hy vọng lớn lao cho nhân dân Tây Tạng.

Đọc qua bản tin trên đây chúng ta không khỏi thán phục Đức Đạt Lai Lạt Ma và tập thể nhân  dân Tây Tạng lưu vong đã đạt được  thành quả tốt đẹp trên bước đường vận động  cho nền tự trị của đất nước họ.

Được biết nhân dân Tây Tạng có khoảng sáu triệu người, và số người tỵ nạn lưu vong ở hải ngoại chỉ có hơn một trăm ngàn. Tập thể Tây Tạng lưu vong không giàu, với hơn một trăm ngàn người mà họ đã đoàn kết và hoạt động mạnh trên bình diện quốc tế.  Kết quả  Đức Lạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo chính trị lưu vong của họ đã được trên năm mươi vị lãnh tụ của các quốc gia trên thế giới  tiếp kiến, gần đây Ngài được vinh danh ở Quốc Hội HK trong một buổi lễ vô cùng trang nghiêm. Vấn đề tự trị của Tây Tạng không còn là vấn đề riêng tư của Người Tây Tạng nữa mà là vấn đề của thế giới, thế giới đã không bỏ quên Tây Tạng… Có phải “ddoàn kết” là chất xúc tác đã  kết hợp hơn một trăm ngàn người Tây Tạng lưu vong thành một tập thể  duy nhất làm cho “International Committee for Tibet” hùng mạnh,  đưa đến sự thành công và buổi lễ vinh danh rất hãnh diện này không"

Thấy người rồi ngẫm lại ta,  chúng ta cùng một hoàn cảnh như Tây Tạng,  bị CSVN miền Bắc xâm chiếm hơn ba mươi hai năm nay, ba triệu đồng bào phải bỏ xứ ra đi, không khác chi Tây Tạng. Dân Việt Nam cũng rất thông minh và rất thành công ở hải ngoại… cho đến bao giờ một vị lãnh đạo chính trị của Người Việt lưu vong được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng huy chương cao quý nhất"  Cho đến bao giờ vấn đề  độc lập, nhân quyền và đàn áp tôn giáo ở Việt Nam  là vấn đề của thế giới chứ không phải là vấn đề của riêng Việt Nam nữa"

Nếu ba triệu người Việt của chúng ta đã đoàn kết, vận động thành công trên bình diện quốc tế  thì CSVN đã không được vào ghế Hội Viên-không-thường-trực trong Hội Đồng Bảo An của  Liên Hiệp Quồc trong tháng vừa qua.

Có  một câu chuyện ngụ ngôn về người Việt Nam như thế này, trong một buổi chợ trời quốc tế, ở góc chợ bán cóc nhái, các quốc gia khác đều đậy  giỏ cốc nhái của họ kỷ, chỉ có hàng của người Việt Nam không đậy. Khách ngoại quốc hỏi sao ông không đậy nắp giỏ lại, không sợ cóc nhái nhảy ra ngoài hết sao"  Người Việt bán hàng trả lời: “Không sợ con nào nhảy ra đâu, vì con nào leo lên  gần tới miệng giỏ thì bị mấy con phía dưới kéo cẳng xuống rồi!” 

Ngay cả khi Tổng Thống Bush muốn gặp gỡ một đại diện của Tập Thể Người Việt Lưu Vong ở Hải Ngoại để biết nguyện vọng của người Việt ở hải ngoại  và người Việt trong nước, Văn Phòng Tổng Thống Bush  không  biết  nên liên lạc với ai, đảng phái nào. Ai là lãnh tụ của Người Việt lưu vong ở hải ngoại"

Chúng ta có hàng trăm hội đoàn, đoàn thể chính trị.  Hội  nào có tầm vóc lớn, hoạt động mạnh thì bị chụp ngay cho cái mũ VC… người nào có khả năng vừa nổi lên là bị chụp cho… nón cối, nón rơm, nón lá… ai tha thiết với cộng đồng muốn ăn cơm nhà ra vác ngà voi chẳng những phải cân nhắc mình có thì giờ, có tài năng để có thể làm tròn nhiệm vụ hay không mà phải suy nghĩ kỹ xem mình có đủ sức chịu đựng những đòn đánh phá, bôi nhọ…  không phải chỉ từ phe địch mà của cả phe ta,  sẳn sàng đâm sau lưng chiến sĩ… vì lòng đố kỵ, ganh  ghét…

Hơn ba triệu người Việt lưu vong ở hải ngoại, chúng ta có thừa thông minh, có tài ba không kém gì một trăm ngàn người dân Tây Tạng mà hơn ba mươi hai năm rồi chúng ta đã làm được gì, đi tới đâu trên bước đường đấu tranh giành lại độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền cho dân tộc Việt Nam"

Cố nhiên tài đức của Đức Đạt Lai Lạt Ma là yếu tố chính của sự vinh danh, tuy nhiên  một mình Đức Đạt Li Lạt Ma chưa đủ điều kiện để tạo nên niềm hãnh diện được Tổng Thống và Quốc Hội HK trao tặng cho huy chuơng vàng. Tập thể đoàn kết International Committee for Tibet (ICT) đã góp phần không nhỏ trong sự vận động thành công trên thế  giới.  Qua sự thành công của ICT, tập thể ba triệu người Việt lưu vong ở hải ngoại cũng nên suy ngẫm về hai chữ “DDoàn Kết”. 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.” Bộ thiệt vậy sao? Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời ?
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.