Hôm nay,  

Nhu Cầu Quan Trọng Là Dạy Mình

8/25/200700:00:00(View: 41151)

Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.

Đó là vì ta chưa quán triệt được ta, và dĩ nhiên là chưa hiểu người. Nếu ta quán triệt được tâm thân ý của mình thì chiếc màn hay tấm chắn giữa ta và người sẽ rớt xuống và ta cùng người hợp nhất.

Hợp nhất ở đây không phải là ta giống người, mà người như thế nào thì trạng thái ta lúc bấy giờ như thế đó. Đó mới thật sự là hiểu người hoàn toàn.

Cái Biết tiến tới hay thụt lùi theo nhiều giai đoạn, nhiều giai tầng, và nhiều đoạn sâu.

Muốn tiến đến lục thông ta phải quán triệt những gì nhỏ nhất, như những hạt vi trần trước khi nó xuất hiện. Những gì nhỏ nhất, dòng điện ta đã bắt được trước khi nó xuất hiện, thì há gì ý tưởng, sự suy nghĩ, hay tư tưởng con người.

Cái Biết phải đến tức khắc trước khi việc xảy ra được người đời gọi là tiên tri.

Tiên tri không phải do phỏng đoán, vì phỏng đoán là dựa vào tất cả mọi sự việc đã xảy ra, mà việc đã xảy ra không thể giống việc chưa xảy ra, vì bị thay đổi, bởi sự tiến hóa của muôn loài vạn vật, trong đó có con người bao gồm kỹ thuật và kinh nghiệm học hỏi.

Cái biết tức khắc (priori knowledge) không dựa vào kinh nghiệm (empirical knowledge) mà dựa vào sự trống không của sự sáng tạo không có khởi nguồn.

Chỉ có sự trống không, sự trong sạch của con người mới vượt được định luật, kinh nghiệm của con người thu lượm từ tiền sử.

Nếu kinh nghiệm đúng, khoa học kỹ thuật đúng, triết lý đúng, tôn giáo đúng, thì tại sao ngày hôm nay con người còn mãi ngụp lặn trong sự tranh chấp từ tôn giáo đến chánh trị lẫn kinh tế.

Ta còn dựa vào kinh nghiệm, ta còn sai lầm. Phải chấm dứt biến mình thành con vẹt biết nói, cái máy do con người nhào nặn thêm bớt, để trở về với con người thật sự.

Ngày nào mà thành kiến chủ quan còn đè nặng đầu óc, thân tâm trí, thì ngày ấy ta vẫn còn là một kẻ mang tâm bệnh chỉ biết dạy đời mà quên nhu cầu quan trọng là dạy mình.

11-8-2006

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thụy Khuê là môt nhà nghiên cứu và phê bình văn học nổi tiếng. Bà sinh năm Giáp Thân, 1944, tại Hải Hậu, Nam Định
Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân trong Giai phẩm Việt Báo Xuân Mậu Tý vừa xuất bản bỗng soi ra nhiều chuyện bất ngờ từ một cuốn phim đã bị lãng quên
Tại Saigon sau tháng Tư 1975, sách vở miền Nam bị đốt, nhà văn miền Nam bị cầm tù.  Riêng “Giải Khăn Sô Cho Huế” cuốn sách viết về Huế Mậu Thân
Bốn mươi năm đúng đã trôi qua, kể từ biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Quãng thời gian gần nửa thế kỷ, đủ dài cho mấy thế hệ dã lớn lên
Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia
Trước và sau Đại hội X đảng Cộng sản (CS), tin tức thật là ồn ào về vụ PMU 18 và chuyện các cô gái Việt trưng hàng tại Saigon hay được rao bán công khai
Mỗi khi năm hết Tết đến, ai cũng có cảm tưởng: Thời gian đi mau quá! Mới hôm nào đây còn nghe tiếng súng nổ vang trời trong dịp Tết Mậu Thân 1968
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu
Tang lễ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên được Cử hành vô cùng trang trọng theo lễ nghi quân cách trong ba ngày
Bài sau đây của tác giả Vũ Linh Châu là một góp ý ngữ học về một vấn đề đã được tranh luận từ lâu. Thực ra, đứng về mặt bút pháp nói chung
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.