Hôm nay,  

Lòng Từ Ai

25/07/200700:00:00(Xem: 9547)

Trên chuyến bay khá dài từ tiểu bang Baltimore về San Jose, CA, tôi đọc cuốn sách mang tựa đề Ngập Tràn Ân Phước của Amy Schmidt, viết về cuộc đời ngoại hạng của bà Dipa Ma, một người Ấn Độ theo đạo Phật. Tác giả đã ghi lại một đặc tính của bà Dipa Ma: “Khi có người đến thăm, Dipa Ma không cần biết họ là ai, đang trong tâm trạng nào, hoàn cảnh nào, bà đều đón nhận họ bằng tấm lòng đầy từ ái.”
Đón nhận mọi người “bằng tấm lòng đầy từ ái” là một con người cao đẹp biết bao trước mắt Chúa! Con người ấy được Thiên Chúa chúc phúc, như Chúa Cứu Thế đã tuyên bố trong Bài Giảng Trên Núi: “Phúc cho những kẻ biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót.” (Mt 5: 7) Thương xót ở đây là đối xử nhân từ và yêu thương tha nhân, bất kể họ là ai.

Chính Chúa Cứu Thế đã đón nhận mọi hạng người trong 33 năm ngắn ngủi tại thế của Ngài, cách riêng những kẻ tội lỗi, điển hình là những người thâu thuế và gái giang hồ!
Ngài đặt nặng lòng thương xót hay nhân nghĩa (mercy) hơn lễ tế (sacrifice): “Ta chuộng nhân nghĩa chứ không phải lễ tế” (Mt 12: 6), trong khi ngày hôm nay rất nhiều người lại chuộng lễ tế hơn lòng thương xót, nhân nghĩa hay tình yêu thương đồng loại.
Vị Đại Diện Chúa Kitô tại trần thế, Giáo Chủ Benedictô XVI đã giảng thuyết: “Tình yêu thương là trung tâm của cuộc sống Kitô; thật vậy, chỉ có tình yêu thương, do Chúa Thánh Thần khơi dậy nơi chúng ta, mới khiến cho chúng ta trở thành chứng nhân của Chúa Kitô.”

LM Jude Siciliano, OP, đã nói rằng, “Cuộc đời, nhất là của các tu sĩ, linh mục, không có tình yêu thì quả là trống rỗng, thê lương, thậm chí tự sát.”
Cố LM Gildo Dominici, SJ, tên Việt Nam Đỗ Minh Trí, đã viết: “Chúa Giêsu mới thật là một nhà giáo dục chân chính bởi vì Ngài đã từ trời xuống để dạy chúng ta: lối sống tình thương.”

Là Kitô hữu, tức những kẻ đi theo Đức Kitô để làm môn đồ Ngài, chúng ta đã sống hay đang sống theo lối sống nào" Lối sống tình thương hay lối sống tình ghét" Bằng lối sống tình thương, chúng ta mới thực sự làm đẹp lòng Thiên Chúa, và là hương thơm của Chúa Kitô cho đời, cho người, nhất là cho những anh chị em không cùng chia sẻ chung một niềm tin, một phép rửa với chúng ta.

Tôi đã sang Maryland trong tuần đầu tháng Bảy vừa qua, để tiễn đưa Maria-Têrêsa Cao Thiên Đài Trang về với Cha trên trời, sau 44 năm sống tại dương gian là một tín hữu đạo hạnh, thùy mị, đoan trang, tế nhị, dịu hiền, khiêm nhường, thiết tha, và nhất là Đài Trang đã đón nhận mọi người đến với mình bằng cả tấm lòng đầy từ ái.

Ra đi ngàn thu vĩnh biệt, Đài Trang đã để lại trong máy vi tính của mình trên 2000 trang nhật ký thiêng liêng; tôi đã được đọc khoảng 250 trang trong đó tôi chép lại một trang tiêu biểu dưới đây:
“Con có một mơ ước để tập sống hiền hòa như cỏ cây, hoa lá và chim muông. Mơ ước đó đối với con mà thực hiện thì chắc cũng không dễ, nhưng ít ra đó là niềm mơ ước chân thành của con, và con sẽ cố gắng từng bước một, và con sẽ bắt đầu để xin Chúa linh ứng, uốn nắn tư tưởng và miệng lưỡi con..

“Nhưng mọi cơ quan trong cơ thể đều sống hợp đoàn và cùng hòa chung một nhịp điệu đồng đều với quả tim và khối óc mà linh hồn bao phủ chúng. Do đó, con cũng xin là quả tim và cả hồn xác con cũng đều hòa hợp nhau mà thực hiện từng bước mơ ước đó. Con không thích giả dối từ bên trong nội tâm mình. Nếu con đang bực bội với ai, hay thấy ai bất công với con hoặc con đã lỗi lầm với ai mà con lại phủ nhận là con không buồn, không giận, không thấy ai bất công, không thấy con đã lầm lỗi với ai, thì con đã không thật với chính con, và con sẽ tự nhận rằng con chẳng cần phải nhờ Ngài giúp đỡ con điều gì nữa, vì con chẳng có vấn đề gì cần đến Ngài thương giúp con cả. Con khốn khổ thay (misérable) mà lại nói với Ngài rằng con mạnh giỏi, chẳng có gặp khó khăn gì hết, thì không biết con sẽ nhận thấy mức độ của tình thương vị tha Chúa quan trọng và là sự toàn diện cái thiện cho con biết chừng nào trong đời! Nhưng khi nói thì con có thể dìm những gì con không nên phát ngôn ra ngoài mà không đẹp lòng Chúa. Mong rằng con có thể bắt đầu ở lời nói và cử chỉ cùng hành động của con hợp theo ý Chúa.”

Mơ ước của Đài Trang – “tập sống hiền hòa với tha nhân” và “sống đẹp lòng Chúa, hợp theo ý Chúa” – không phải là mơ ước nhỏ, tầm thường. Đó là mơ ước lớn lao mà chúng ta hãy theo đuổi trong đời sống mình hôm nay.

(San Jose, CA, July 21, 2007)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Khả năng “lịch sự” và “ảo luận” trong chữ nghĩa phê bình khiến cho tôi băn khoăn mỗi khi nghĩ đến văn học Việt nói chung và Văn học hải ngoại khoanh vùng.
Chỉ quá nửa đêm của ngày lịch sử 5 tháng 11, 2024, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với khả năng thắng hầu hết các tiểu bang chiến trường, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên phụ nữ da màu - trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc sau 20 năm
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.