Hôm nay,  

Sinh Tử Đại Sự

22/06/200700:00:00(Xem: 9832)

Công viên rộng một dặm vuông. Nhiều cây cao bóng mát vươn lên từ những thảm cỏ xanh mướt. Nắng chưa lên mà đã có người đi bộ hoặc chạy bộ lướt qua khu vực có hồ nước. Hồ nước này chiếm một góc công viên; có nhà thủy tạ và nhiều băng ghế đá dọc theo bờ. Nước hồ không luân lưu nên đục ngầu, thích hợp cho đời sống tù hãm thụ động của một bầy lưa thưa vịt và ngỗng, cá và rùa được nuôi dưỡng bằng ngân sách của công viên thành phố. Có lẽ thỉnh thoảng người ta cũng thay nước mới cho hồ, nhưng thay bằng cách nào và lúc nào thì không làm sao biết được. Chỉ biết là hồ nước hầu như lúc nào cũng đục và khi gió thoảng qua, mùi rong rêu và sình lầy được đưa lên theo hơi nước. Không khí quanh ven hồ vì vậy có vẻ gì như không khí của đồng nội, mặc dù từ góc công viên, nơi ngã tư đường, với tám cột đèn xanh đỏ, xe cộ vẫn nườm nượp qua lại.

Cuộc sống nơi đây có vẻ ổn định. Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, để có thể đi vào một thứ nề nếp tương đối nào đó mà mọi người có thể an tâm để sống được. Chuẩn bị rất kỹ nhưng vẫn không thể không có những lúc bất trắc xảy ra. Khi hệ thống đèn ngã tư bị hỏng, người ta phải cho đèn đỏ chớp lên từ bốn hướng, xe cộ tắc nghẽn, nối đuôi thành bốn con rồng châu đầu vào nhau. Phải lần lượt thay phiên mà vượt qua ngã tư đường, cũng trong một trật tự nào đó.

NGHĨ VỀ SỐNG-CHẾT

Không phải người ta không dự tri về những bất trắc xảy ra trong cuộc đời. Người ta đã chuẩn bị rất kỹ: viết di chúc, mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân mạng; lên xe hoặc lên máy bay thì tự động thắt dây an toàn—không thắt cũng được nhắc nhở hoặc ép buộc phải thắt bằng sự nghiêm phạt. Những chuẩn bị như thế đều cho thấy người ta luôn ý thức về một tai nạn, hoặc cái chết, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhưng khi tai nạn chưa xảy ra, nhiều lần, nhiều ngày như thế, ý thức kia lờn đi và nhường chỗ cho vô thức, để rồi, khi thắt dây an toàn, người ta chỉ thắt theo thói quen, và thắt để khỏi bị cảnh sát phạt tiền. Người ta thực sự không muốn nhắc đến cái chết dù rằng trong hành động mỗi ngày đều chuẩn bị cho cái chết.

Cuộc sống như thế có một vẻ mâu thuẫn một cách buồn cười. Chúng ta chuẩn bị rất kỹ cho một bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, xem ra thì giống như nhà đạo ý thức về vô thường; mà kỳ thực, những chuẩn bị này chỉ là để tiếp tục vui sống trong ảo tưởng về một cuộc đời chắc thật, bền vững. Chúng ta chuẩn bị, nhưng chẳng chuẩn bị gì cả. Hăm hở chạy theo những kéo lôi của ngoại cảnh và sự thúc giục của dục vọng bản năng. Thành tựu được tí ti đã mừng rỡ, huênh hoang; mất đi chút xíu đã buồn rầu, áo não. Kỷ niệm ngày sinh thì tưng bừng tiệc tùng, quà bánh, rượu chè, chúc tụng không ngớt—làm như là sự có mặt của mình trong cuộc đời đã thay đổi được thế giới tốt đẹp hơn, hoặc mang lại lợi ích cho muôn loài vậy! Ngày chết thì than khóc sầu bi thống thiết—làm như là sinh ra ở đời để mà bất tử trường sanh vậy! Sinh thì cười, tử thì khóc. Được thì mừng, mất thì khổ. Thắng thì vui, thua thì buồn. Sắc thân, cảm giác, tư tưởng, hành nghiệp và ý thức của chúng ta sao mà tội nghiệp, cứ bấp bênh bập bềnh như bèo bọt mây nổi! Vậy mà rồi, sự sinh và sự tử, trong tư tưởng cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, trở thành chuyện lớn. Mà chuyện lớn ở đây lại không giống như chuyện lớn của thiền gia. Chúng ta không biết, hoặc giả vờ không hay biết, rằng ngày sinh chẳng qua là ngày đánh dấu một bước gần hơn với ngày tử. Ngày ấy, sau một năm dài, hẳn là thành kiến, tư dục sẽ nhiều hơn năm trước. Những vọng chấp về bản ngã và những thuộc tính của ngã hẳn là dày thêm một lớp. Có chi để mừng vui! Thế rồi, chuyện sinh-tử trong mọi thời đại, mọi xứ sở, luôn là cơ hội cho những thành tựu của thương nghiệp: thiệp chúc, quà tặng, bệnh phí, áo quan và những buổi tiệc vui, buồn…

Một triết gia phương tây từng nói, “hãy sống như thể ngày mai mình sẽ chết.” Sống như thế nào mới gọi là sống" Hay là ý thức về cái chết của ngày mai như thế chỉ khiến chúng ta mất ngủ từng đêm vì không làm được gì xứng đáng ngày hôm nay"

Người Tây Tạng cũng thường chiêm nghiệm trước giấc ngủ, “ngày mai hay đời sau, chưa biết cái nào sẽ đến trước.” Thế nhưng, mỗi sớm mai thức dậy, chúng ta tiếp tục một ngày mới với những hăng say miệt mài tom góp, tích lũy, giành giật, tranh thắng, mưu lợi, thù ghét, hờn giận… đâu biết rằng một đêm dài kia có thể là khoảng thời gian bước vào đời sống sau trong mê mờ mộng tưởng.

Đó là nhận thức về vô thường và cái chết. Nhận thức như vậy không phải để buông xuôi, thụ động, hoặc vội vàng thụ hưởng để rồi gieo rắc nhân khổ cho mình và cho người, mà chính là để hướng về cái chân thường, bất diệt, bất sinh. Cái gì có sinh tất có diệt, có tụ tất có tán. Không làm gì có một cái sinh ra mà còn mãi. Cũng không làm gì có một cái mất đi mà vĩnh viễn tiêu tán. Nếu sinh là vô thường thì diệt cũng vô thường. Nếu vui là vô thường thì khổ cũng vô thường. Niềm vui thông thường của chúng ta mà thường hằng thì khi vui sẽ vui mãi; cũng vậy, nỗi khổ mà thường hằng thì khi khổ sẽ khổ suốt không bao giờ dứt. Nhờ vô thường mà có vui có khổ, có sự hết vui và hết khổ. Do đó, cũng nên cảm ơn vô thường, xem vô thường như người bạn thiết trong cuộc đời cũng như trong nẻo đạo.

Nhưng cũng đừng dể duôi khi gần gũi với người bạn thiết này, vì y có thể mang lại niềm vui đồng thời cũng làm cho ta khổ đau không ít nếu việc sinh-tử không được thấu đạt.

 Nhà thiền thường nói “sinh tử đại sự” – sinh tử là việc lớn. Không phải là xem trọng cái ngày mình sinh ra hoặc là mừng ngày kỷ niệm tròn tuổi sinh ra, dù là một tuổi, ba mươi tuổi, năm mươi tuổi hay trăm tuổi, với tiệc mừng linh đình, hỉ hả. Cũng không phải lấy làm hệ trọng cái việc tử biệt, bày biện hình thức lễ nghi, chôn cất, xây mồ xây mả uy nghi bề thế. Sinh tử sở dĩ là việc lớn đối với người thế tục là vì nó chi phối hầu hết cuộc sống, bao gồm niềm vui nỗi khổ, thắng trầm, thành bại… từ lúc sinh ra cho đến khi chết; còn đối với nhà đạo thì nó không nằm ở nơi việc sinh hay tử mà chính là “thoát ly sinh tử.” Đại sự của hành giả tu tập là vượt lên sống-chết chứ không gì khác. Cho nên, nói “sinh tử đại sự” là vì từ nơi sống-chết có thể liễu ngộ được tính chất không thực, huyễn hóa của mọi sự mọi vật; nói cách khác, từ nơi tính không mà vượt lên sống-chết, bởi vì bản chất của sống-chết vốn là không.

Đức Phật nói mạng sống nằm trong hơi thở. Nói vậy cho dễ hình dung. Còn nói một cách triết lý là sát-na sinh diệt—vạn hữu sinh diệt trong từng sát-na. Người đời đối với việc sống thì ham, đối với việc chết thì sợ; do đó mà bày tỏ cảm giác mừng-lo với sinh-tử. Nhà đạo nhìn thấy sinh-tử trong từng hơi thở, có gì để mừng vui hay lo lắng!

Cho nên, thật là cảm động là trong xã hội hiện đại, có một bậc thầy, khi sống thì mấy chục năm đạm bạc nơi tịnh thất, chỉ chăm lo việc đào tạo tăng tài và phiên dịch kinh điển; trước khi mất thì di chúc là không cần xây tháp mà dùng tiền xây tháp để tài trợ cho việc trước tác dịch thuật và ấn hành kinh sách. Sinh và tử như thế là sự ra-vào tự tại của một lữ khách trong tam giới.

NGHĨ VỀ NGÀY TAM HỢP

Theo truyền thống Nam tông (Theravada), cuộc đời đức Phật có ba sự kiện hệ trọng được ghi nhận là xảy ra trong cùng ngày rằm tháng tư (Vesàkha). Ba sự kiện ấy là đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn. Mỗi năm, khi truyền thống Bắc tông tổ chức kỷ niệm lễ Phật Đản vào ngày rằm tháng tư thì cũng trùng hợp với lễ Tam Hợp của Phật giáo Nam tông. Phật-lịch cũng được căn cứ theo Lễ Tam Hợp mà tính.

Cuối năm 1999, vào ngày 15 tháng 12, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết công nhận Lễ Tam Hợp là ngày lễ quốc tế. Như vậy, về mặt nội dung, dù Liên Hiệp Quốc có công nhận hay không, Phật giáo vẫn là Phật giáo, là tôn giáo của từ bi, giác ngộ, khoan dung và hòa bình từ hơn 2500 năm qua; nhưng về mặt hình thức, Phật giáo chính thức bước vào cộng đồng quốc tế vào thế kỷ 21, tức từ năm 2000 trở đi. Đây là một bước đi khá chậm trễ, nhưng trong một ý nghĩa nào đó, người ta có thể suy diễn rằng trong chiều hướng khủng hoảng, xung đột trầm trọng và có nguy cơ cho thế chiến thứ ba phát sinh từ sự bất khoan dung tôn giáo từ đầu thế kỷ này, sự góp mặt lên tiếng của Phật giáo là điều cần kíp, thích ứng, nhằm khai mở con đường của khoan dung, từ ái thực sự.

Nói theo phương châm “sinh tử đại sự” thì sự việc này cũng chẳng có gì đáng để mừng vui hay tủi nhục đối với hành giả đang hạ thủ công phu, quyết tâm giác ngộ. Nhưng trong tâm thức thông thường của người con Phật khắp nơi, Lễ Tam Hợp của Liên Hiệp Quốc quả là dấu hiệu tốt đẹp cho sứ mệnh hòa bình của Phật giáo, và trên hết, cho sự hoằng truyền của chánh đạo trên cõi đời ô trược vô minh.

Sinh được như đức Phật, thị hiện nơi đời để soi sáng con đường giải thoát giác ngộ cho sinh linh vạn đại; tử được như đức Phật, an nhiên dưới cội ta-la với những lời giáo huấn tối hậu khai mở con đường siêu xuất thênh thang, thì hãy vui mừng, ca tụng tán thán, vì cái sinh cái tử như thế, đều là sự tỏa chiếu rạng ngời của tuệ giác siêu việt mà ngài đã chứng nghiệm dưới cội bồ đề.

Lễ Tam Hợp quốc tế lần đầu tiên được chính thức tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Nữu Ước, Hoa Kỳ năm 2004; ba năm tiếp theo, 2005, 2006 và 2007 đều được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.

Nói một cách biểu trưng, hình thức, Lễ Tam Hợp của Liên Hiệp Quốc tổ chức nơi đâu thì ngọn đuốc giác ngộ của Phật giáo soi chiếu nơi đó. Thái Lan là một nước Phật giáo truyền thống lâu đời, thắp ngọn đuốc giác ngộ nơi đó cũng là chuyện bình thường. Cần nhất là thắp lên ở những nơi u tối, nơi mà ánh sáng giác ngộ chưa hề soi đến, hoặc đã được thắp sáng nhưng bị bao phủ bởi cuồng tín, vô minh.

Vậy thì, thật là vui khi nghe tin chính phủ Pakistan chính thức tổ chức lễ Phật Đản tại quốc gia Hồi giáo này trong tháng 5, năm 2007 vừa qua. Chính phủ này cũng đã tài trợ cho việc phục hồi các thánh tích quan trọng của Phật giáo trên toàn xứ sở; ngoài ra, còn sẽ chủ trì cho Hội nghị thường niên của Phật giáo Quốc tế tổ chức tại Islamabad, thủ đô của Cộng Hòa Hồi Giáo Pakistan vào tháng 10 năm 2007.

Và cũng thật là vui khi nghe tin chính phủ Việt Nam đã đăng cai tổ chức Lễ Tam Hợp của Liên Hiệp Quốc lần thứ 5, vào tháng 5 năm 2008 tại Hà Nội, và đã được đại hội chính thức chuẩn thuận thông qua Tuyên ngôn Bangkok 2007.

Người ta có thể nhăn mặt lên án, chỉ trích, xuyên tạc niềm vui này, cho rằng nó thuần túy quá, hoặc không sáng suốt vì chưa được thông qua những lớp vỏ của tính đấu tranh, chiến lược, quan điểm chính trị, xã hội… và bức tường thành của nghi kỵ, ngờ vực, hận thù, v.v… Có lẽ vì e ngại sự lên án này mà thông tin về Lễ Tam Hợp của Liên Hiệp Quốc lần thứ 5 tại Việt Nam không được đón nhận và truyền bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông tại hải ngoại, dù là của Phật giáo hay không Phật giáo.

Riêng tôi, không thể không ghi lại niềm vui của mình nơi đây, niềm vui của một người con Phật, nhìn thấy ánh đạo vàng của bậc đại giác soi tới những nơi cần thiết nhất. Bóng tối đã phủ lấp hơn nửa thế kỷ trên quê hương thống khổ. Bạn đã làm gì để phá đi bóng tối ấy" Nếu bạn không thắp sáng được vì đèn đuốc của mình quá yếu, tại sao không vui khi người trong bóng tối tự thắp sáng cho chính họ bằng ánh sáng của đức Thế Tôn" Phản đối hoặc lên án ngoại đạo và kẻ ác khi họ làm điều lành chẳng khác gì nhân danh người lành mà làm việc ác; cũng chẳng khác gì lên tiếng với kẻ vô minh rằng, này quý vị, đừng sử dụng ánh sáng của Phật, hãy sáng lên hoàn toàn đi, rồi chúng tôi sẽ mang ánh sáng giác ngộ của ngài đến cho quý vị. Nếu họ đã sáng rồi thì không cần ánh sáng của Phật nữa. Chính vì thế gian tăm tối cuồng vọng mà đức Phật thị hiện đản sanh. Ánh sáng giác ngộ của Phật không ngại gì bóng tối thế gian mà không đến. Chẳng có bóng tối nào có thể làm giảm đi năng lượng và giá trị của ánh sáng. Người con Phật với tâm lượng từ bi, khoan dung sẵn có, không thể tự cho mình đặc quyền thủ đắc việc vinh danh những giá trị nhân bản phổ quát mà Phật giáo đã mang lại cho thế gian đầy bạo động và thống khổ này.

Điều cần làm là mỗi cá nhân tăng sĩ hay phật-tử Việt Nam trong và ngoài nước, phát huy nội lực tự thân, tỏa sáng năng lượng từ bi, kham nhẫn, bình đẳng và giải thoát của mình để cúng dường đức Phật trong ngày Lễ Tam Hợp sắp tới, giới thiệu nền văn hóa Phật giáo đặc thù của dân tộc đến với phật-giáo đồ và nhân loại khắp năm châu.

Phật giáo Việt Nam, tự hào với lịch sử 2000 năm và 80 phần trăm dân số, phải là ngọn đuốc sáng ngời phẩm tính giác ngộ giải thoát, trước hết là để chánh pháp xương minh trường tồn, thứ nữa là góp phần kiến tạo một thế giới hòa bình, an lạc tại nhân gian. Được vậy sẽ không cô phụ “đại sự nhân duyên” của đức Phật trong việc thị hiện đản sanh, thành đạo và niết-bàn từ hơn 2500  năm trước.

Một con chim bồ câu đáp xuống bên bờ hồ, lững thững qua lại chỗ mấy con vịt và ngỗng đang chăm chú mổ những mẩu bánh nhỏ của một cụ già ngồi ghế công viên. Bồ câu có vẻ lạc lõng nơi cuộc sống ao hồ tù đọng. Nhưng chỉ một thoáng sau, đã thấy có nhiều bồ câu khác đáp xuống. Chúng đến đây không phải để tìm thức ăn. Có vẻ như là một cuộc ghé ngang, ngơi nghỉ. Những bộ lông trắng sáng lên giữa trời nắng hạ.

Tôi vẫn suy nghĩ về sự đục ngầu của nước hồ nơi đây. Tại sao người ta không làm cho nước lưu thông nhỉ" Nếu được lưu thông, nước hồ sẽ trong mát hơn, và mùi sình lầy sẽ giảm đi. Có lẽ những người có trách nhiệm của công viên thành phố, một lúc nào đó cũng phải tìm ra một phương cách để làm cho nước sạch hơn.

Nơi nhà thủy tạ phơ phất gió, thỉnh thoảng có thể thoáng ngửi được hương mộc lan từ xa lan đến. Nhìn xuống hồ nước đục ở một độ nghiêng, tôi thấy mặt hồ bóng lên như gương; nơi đó, phản hiện một bầu trời xanh ngát.

Fountain Valley, 15 tháng 6, 2007.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.