Hôm nay,  

Lễ Phát Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2010 Tại Thành Phố Houston (tx)

14/12/201000:00:00(Xem: 4961)

Lễ Phát Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2010 Tại thành phố Houston (TX)

Ngày 10/12/2010 -- Vào ngày Nhân Quyền Thế giới 10/12, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã tổ chức Lễ Phát Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2010 cho hai vị khôi nguyên: Nhà tranh đấu cho người lao động Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành) và Ký giả Trương Minh Đức (thành viên Đảng Vì Dân). Đặc biệt là cả hai người được chọn nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2010 đều đang bị giam cầm trong lao tù Cộng sản.
Buổi lễ được bắt đầu vào lúc 6 giờ chiều tại Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, thuộc thành phố Houston (tiểu bang Texas, Hoa Kỳ) và quan khách đồng hương ngồi đầy kín phòng sinh hoạt.
Phái đoàn đại diện MLNQVN gồm có Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, Luật sư Đoàn Thanh Liêm, đến từ Nam California, và sự tham dự của ông Vũ Văn Hoa, bà Hồng Liên và Giáo sư Nguyễn Chính Kết tại thành phố Houston (Texas).
Sau phần nghi thức khai mạc, MC Nguyễn Ngọc Bảo (Việt ngữ) và Anh Lan (Anh ngữ) đã điều hợp chương trình phát giải. Ông Nguyễn Phi Hiệp mở đầu chương trình, thay mặt BTC chào mừng quan khách và tuyên bố mục đích của buổi lễ.
Kế đến, Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng nói về ý nghĩa của Ngày Kỷ niệm lần thứ 62 ngày Liên Hiệp Quốc biểu quyết thông qua và công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Pháp; đồng thời giới thiệu sơ lược về quá trình thành hình, hoạt động của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, cũng như quá trình của Giải Nhân Quyền Việt Nam trong 9 năm qua. Theo Ông, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thành lập từ năm 1997 nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam. Giải Nhân Quyền Việt Nam nhằm bày tỏ sự liên đới của người Việt khắp nơi đối với những cá nhân và đoàn thể đã và đang dấn thân bảo vệ quyền làm người của người công dân Việt Nam. Ngoài ra, còn thể hiện sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam .
Từ năm 2002 đến nay, Mạng Lưới nhân Quyền Việt Nam đã tuyên dương những nhà đấu tranh hàng đầu cho nhân quyền Việt Nam, gồm Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Tađêô Nguyễn văn Lý (2002), Ông Nguyễn Vũ Bình, Luật sư Lê Chí Quang, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn (2003), Ông Phạm Quế Dương và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế (2004), Cụ Lê Quang Liêm, Linh mục Phan văn Lợi và Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ (2005), Kỹ sư Đỗ Nam Hải và Giáo sư Nguyễn Chính Kết (2006), Gs. Hoàng Minh Chính, Ls. Lê thị Công Nhân và Ls. Nguyễn văn Đài (2007), Thượng tọa Thích Thiện Minh, Nhà báo Điếu Cày Nguyễn văn Hải và Bán nguyệt San Tự Do ngôn Luận (2008), Nhà văn Nữ Trần Khải Thanh Thủy và Mục sư Nguyễn Công Chính (2009).
Phần trao Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2010 được tiến hành một cách trang trọng.
Đầu tiên, chị Liên Bích đến từ thành phố Dallas đọc tiểu sử của nhà hoạt động công nhân Đoàn Huy Chương bằng tiếng Việt, và sinh viên Cindy Đinh đọc bản Anh ngữ. Chị Thuỳ Hương được uỷ nhiệm của chị Chiêm Thị Tường Mạnh (vợ của anh Đoàn Huy Chương) lên khán đài nhận bản Tuyên Dương và có lời phát biểu.
Tiếp đến, Kỹ sư Cung Nhật Thành đọc tiểu sử của Ký giả Trương Minh Đức (thành viên Đảng Vì Dân) bằng Việt ngữ và Nha sĩ Chu văn Cương đọc bản Anh ngữ. Cô Anh Trinh (Giám đốc Radio Hoa-Mai) được BTC mời lên nhận bản Tuyên Dương thay mặt cho chị Nguyễn thị Kim Thanh (vợ của ký giả Trương Minh Đức). Cô chia sẻ cảm tưởng rằng: "Đảng Vì Dân và Khối 8406 rất tự hào về Ký giả Trương Minh Đức, là một thành viên đã anh dũng tranh đấu dưới một nhà tù lớn của Cộng sản Hà Nội để bênh vực cho những người dân oan thấp cổ bé miệng, và hiện nay vẫn tiếp tục nêu cao tinh thần bất khuất trong một nhà tù biệt giam của chế độ."
Cô cũng chia sẻ thêm rằng: "Ký giả Trương Minh Đức xem vinh dự nhận giải Nhân Quyền Việt Nam như là một niềm vinh dự chung cho tất cả chiến sĩ chân đất của các tổ chức khác nhau đang dấn thân tranh đấu cho quyền làm người tại Việt Nam."
Phần cảm động sau giây phút trao Giải Nhân Quyền là lời cảm tưởng của chị Chiêm thị Tường Mạnh (vợ anh Đoàn Huy Chương), và Nguyễn thị Kim Thanh (vợ ký giả Trương Minh Đức). Những lời phát biểu được thu âm sẵn, tuy mộc mạc song đầy nghĩa khí của hai người phụ nữ đã làm cho một số cử toạ không dấu được sự cảm động. (Xin xem nội dung đính kèm).
Kế đến, cả hội trường yên lặng lắng nghe lời phát biểu của Linh mục Phan Văn Lợi (Khối 8406) và Luật sư Lê Thị Công Nhân gửi từ Việt Nam. Cả hai đã có nhiều lời tuyên dương sự dũng cảm của anh Đoàn Huy Chương và ký giả Trương Minh Đức. Trong đó, tính chất đấu tranh sát với nhu cầu và nguyện vọng thực tế của người dân đã được Ls. Lê thị Công Nhân trân trọng nêu lên.
Theo lời Ban Tổ Chức, Giải Nhân Quyền Việt Nam mỗi năm gồm một bản tuyên dương và một ngân khoản 3.000 Mỹ kim giúp cho gia đình mỗi người nhận giải. Như thông lệ đã có, MLNQVN không trực tiếp gây quỹ hay kêu gọi đóng góp trong mỗi lần phát giải, song một số đồng hương đã tự nguyện đóng góp vào ngân quỹ để tổ chức Giải Nhân Quyền hằng năm.


Trong phần phát biểu của quan khách, Ban Tổ Chức đã trân trọng mời Hoà Thượng Thích Huyền Việt, thay mặt Hội đồng Liên Tôn có lời phát biểu cảm tưởng. Là một tu sĩ có tinh thần đấu tranh vì đất nước, dận tộc và tôn giáo, Hoà Thượng Thích Huyền Việt đã nhiệt tình khen ngợi nỗ lực của hai khôi nguyên Giải Nhân Quyền năm nay và có lời khích lệ cho các tổ chức đấu tranh một cách mạnh mẽ ở quê nhà.
Tiếp theo là phần phát biểu bằng Anh ngữ của ông Phan Như Học (đương kim Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston & VPC), tuyên dương sự dấn thân đấu tranh của anh Đoàn Huy Chương và ký giả Trương Minh Đức, cũng như của các nỗ lực đấu tranh giành dân chủ, tự do ở Việt Nam.
Cuối cùng, ông Jay Guerrero đã đọc và chuyển bằng Tuyên Dương của Thượng Nghị sĩ John Cornyn đến MLNQVN. Ngay sau đó, bà Catherine Lê cũng đã đọc và chuyển tặng MLNQVN bằng Tuyên Dương của Dân biểu Liên Bang Al Green. Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng đã thay mặt MLNQVN nhận lãnh.
Lễ Phát Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2010 kết thúc và BTC đã mời quan khách dùng một số thức ăn nhẹ do Radio Hoa-Mai bảo trợ, và thức uống do Nha sĩ Phạm Thuỳ Linh khoản đãi. Hội Phụ Nữ Houston và Hội Phụ Nữ Âu Cơ đã nhiệt tình phục vụ phần ẩm thực cho quan khách.
Đặc biệt, Cô Anh Trinh đã thực hiện một chương trình văn nghệ đấu tranh đặc sắc, với sự đóng góp của ca sĩ Kim Loan, Nguyễn Thọ, Nguyễn Hữu Thiết và phu nhân, với phần âm thanh do Kim Bằng - Ban nhạc One-man Band được đồng hương Houston quý mến.
Được biết Giải Nhân Quyền năm nay được sự bảo trợ tinh thần của các tổ chức như Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hạt Tarrant, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Austin, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Antonio, Hội Phụ Nữ Houston, Hội Phụ Nữ Âu Cơ, Radio Hoa-Mai, Ủy Ban Tranh Đấu cho Nhân Quyền Việt Nam, Phong trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại tại Houston, và Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh tại Texas.
Đại diện cho Ban Tổ Chức có quý ông Nguyễn Phi Hiệp (CĐNVQG/Houston), Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo (Hội Văn khoá Khoa học Kỹ thuật), Gs. Nguyễn Chính Kết (Khối 8406), Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng (Trưởng Ban Điều hành MLNQVN), và cô Anh Trinh (Radio Hoa-Mai).
Quý vị lãnh đạo tinh thần có Hoà thượng Thích Huyền Việt (GHPGVNTN) và Linh mục Vũ Thành (CĐCGVN/Houston & Galveston). Đồng thời có sự hiện diện của Cư sĩ Trần Hiến (GHPGVNTN) và ông Nguyễn Anh Dũng (PGHH).
Về phía Dân cử có ông Jay Guerrero (đại diện Thượng Nghị sĩ John Cornyn), bà Catherine Lê (đại diện Dân biểu Liên Bang Al Green), và Nghị viên Luật sư Al Hoàng.
Đại diện Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Houston và VPC có ông Chủ tịch Phan Như Học, PCT. Bác sĩ Trần Văn Thuần, và PCT Đông Y Sĩ Nhất Nguyên.
Về phía các tổ chức chính trị có đại diện các chính đảng như các ông Nguyễn Hoàng Thắng (UBPHCCĐ/Houston), Nguyễn Tấn Trí, Nguyễn Văn Sơn (LMDCVN), Nguyễn Hữu Thiết (LMQPVN), Trần Quang Tích, Đào văn Thảo (VT), Trịnh Kim Duyên, Trịnh Du, Lê Đình Cương (VNQDĐ), Trần Minh Triết (ĐVCMĐ), Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thanh Thuỷ, Anh Trinh và Nguyễn Công Bằng (ĐVDVN).
Về quý vị Nhân sĩ có Cựu Thiếu tướng Trang Sĩ Tấn, ông Nguyễn Văn Nam, nhà văn Doãn Quốc Sỹ, bà Lê thị Thu Cúc, v.v... Bên cạnh đó là một số quan khách đồng hương thường xuyên sinh hoạt cộng đồng như: nhà thơ Tuý Hà (Văn Bút Việt Nam), bà Hoàng thị Thanh, Ngọc Nguyễn, Kim Dung (Hội Phụ Nữ Houston), chị Phạm Thuỳ Linh, Nguyễn Mỹ Dung (Hội Phụ Nữ Âu Cơ); ông Nguyên Khôi (Đoàn TN Hồn Việt), ông Ngô San, nhà thơ Lan Cao, Cù Hoà Phong, v.v...
Về phần cơ quan truyền thông, báo chí có cô Nguyên Thuỷ (Radio Hoa-Mai), Ký giả Nguyễn Đạt Thịnh (Thời Báo Houston), Nguyễn Quốc Cường (Báo Ngày Nay), Ký giả Lê Phát Được (Báo Thế Giới / Sống), Ký giả Hưng Yên (BYN.TV), Bác sĩ Vũ Ban và Ký giả Michael Hoà (VAN.TV), Ký giả Đào Chí Nhân (Radio Dallas), Thông tín viên Hiền Vy (Đài RFA), anh Trần Linh và các nhóm truyền thông PalTalk.
Đặc biệt, buổi lễ năm nay có ông Trần Đông (Giám đốc Trung tâm Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam) đến từ Melbourne (Úc Châu), ghé thăm dự khi trên đường chuẩn bị cho chuyến gây quỹ được dự trù tổ chức tại Houston (Texas), San Jose và Orange County (California) vào khoảng đầu tháng 4/2011 để trùng tu các ngôi mộ tập thể thuyền nhân Việt Nam bỏ mình trên đường tìm tự do ở Nam Dương và Mã lai. Người ta còn nhìn thấy sự tham dự của năm vị khách đại diện cho Cộng đồng người Đại Hàn tại địa phương, và một phái đoàn đại diện Cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở Dallas-Fortworth, Austin và San Antonio.
Một điểm cần ghi nhận là buổi lễ có sự tham dự của nhiều đồng hương ít khi có mặt trong các sinh hoạt thường lệ trong cộng đồng.
Buổi lễ kết thúc trong tinh thần phấn khởi của những người tham dự khi biết được rõ hơn là ở trong nước đã, đang và chắc chắn sẽ có những người dấn thân đấu tranh chống độc tài, tham ô và bất công. Điểm đặc biệt là bên cạnh những khuôn mặt trí thức, luôn có vô số những người chiến sĩ chân đất đầy nhiệt tình sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa cứu nguy đất nước và dân tộc.
Tường trình tại Houston ngày 10 tháng 12 năm 2010
Hoàng Mai
* Kính mời bạn đọc xem thêm hình ảnh và đón nghe phần âm thanh của buổi lễ ở địa chỉ: www.dangvidanvietnam.netwww.radiohoamai.us

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.