Hôm nay,  

Sau Iraq

08/09/201000:00:00(Xem: 8483)

Sau Iraq

Lê Văn
Ngày 6-9-2010.
"It's time to turn the page" hay "Thời điểm sang trang"... đó là  lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2 tháng 9 vừa qua đã đánh đấu cho một chương sử mới mà ông gọi đó là "thời điểm của nước Mỹ mới", the "new America" sau khi tuyên bố rằng nhiệm vụ tác chiến của lính Mỹ tại Iraq đã chấm dứt và đồng thời các chương trình cải tổ y tế toàn quốc cũng như cải cách tài chánh quốc gia đã được Quốc hội thông qua.
Nhiệm vụ trung tâm của nước Mỹ nay đã khác ... đó là khôi phục nền kinh tế và củng cố vị thế hàng đầu của Hoa Kỳ (HK).
Lời tuyên bố của Tổng thống Obama về "new America" làm cho giới theo dõi thời cuộc liên tưởng đến 1 đề án trước đây gọi là "Project for the New American Century" - Đề Án Nước Mỹ trong Thế Kỷ Mới hay Đề Án Tân Thế Kỷ do nhóm bảo thủ diều hâu của Hoa kỳ công bố trước khi HK can thiệp vào Iraq và tổng thống G. W. Bush Cộng hòa đắc cử. Nhóm bảo thủ chủ trương rằng để duy trì an ninh và ổn định thế giới và ngay cho chính Hoa Kỳ, HK phải có sứ mạng dùng sức mạnh quân sự siêu đẳng và lý tưởng Tự Do & Dân Chủ để chuyển hóa Thế giới Ả Rập và kêu gọi Nhà Trắng chấp nhận thực hiện việc “đổi chế độ”, “regime change” tại IRAQ ... đã làm cho thế giới trãi qua những biến động chưa từng thấy. Nay thế giới lại đang chứng kiến một giai đoạn lịch sử mới sau kỷ nguyên Iraq nhưng nay dưới sự lảnh đạo của Tổng thống Obama Dân Chủ.
Giới truyền thông tại HK cũng như thế giới hầu không quá chú ý về chiến lược "nước Mỹ mới" nầy của ông Obama nhưng nó đã gây nên sự chú ý đặc biệt tại Trung quốc qua các bài xã luận liên tiếp mới đây trên tờ Global Times -Toàn cầu thời báo- phiên bản Anh ngữ của DCSTH.
Trong bài xã luận nhan đề "Dealing with a smarter US after Iraq" - "Đối phó với nước Mỹ khôn ngoan sau Iraq" đăng ngày 2 tháng 9, 2010 cho rằng "This is another significant "change" brought by the Obama administration" - "đây là một bước thay đổi quan trọng của chính quyền Obama" (trích nguyên văn) điều mà cách đây chưa quá 2 năm nhiều người Trung quốc còn nghi ngờ rằng không chắc O^ng Tổng thống Mỹ trẻ nầy có dọn sạch nổi đống rác khổng lồ do người tiền nhiệm để lại hay không và nay thi` ngày càng cho thấy ông đang thực hiện một phần trong lời hứa khi tranh cử tổng thống là ông đã trút được gánh nặng chiến tranh Iraq đang làm oằn vai nước Mỹ.
Trong hơn thập kỷ qua, cuộc chiến chống khủng bố, chiến tranh Iraq và khủng hoảng tài chánh đã đẩy cường quốc số 1 nầy rơi xuống hố sâu khủng hoảng chưa từng thấy từ sau đệ nhị thế chiến mà cũng chỉ trong vòng vài năm qua thôi dư luận tại Âu châu cũng như Trung quốc vẫn tin rằng sự suy trầm của nước Mỹ sẽ còn rất lâu dài thế nhưng hãy còn sớm mà biết được con tàu kinh tế đang đi đúng hướng theo con đường phục hồi của nó hay không.
Nhưng những gì đã xảy ra trong ngày 2 tháng 9 đã chỉ dấu cho thấy nước Mỹ đang có những chuyển biến ngoạn mục, cường quốc số 1 nầy sẽ không chỉ cố xoay sở một cách mệt nhọc trong đống rác suy trầm mà nó đang bật dậy một cách mạnh bạo chưa bao giờ thấy.
Một bài xã luận khác nhan đề "US looks to Asia after Iraq withdrawal" - "Mỹ nhắm tới Á châu sau khi rút khỏi Iraq" ...cảnh báo rằng "withdrawal from Iraq could give the Obama administration a stronger hand to deal with Asian issues" - Mỹ mạnh tay hơn tại Á châu sau khi rời Iraq và cáo buộc rằng Mỹ đang âm mưu gây xáo trộn và khuấy động các nước láng giềng TQ xung quanh biển đông (VN & ASEAN) chống lại TQ nhằm mưu cầu quyền lợi riêng của Mỹ đồng thời  tăng cường lực lượng quân sự của Mỹ tại Afghanistan nhằm đe dọa và gây bất ổn vùng tây bắc TQ và đưa các lực lượng đang "ẩn mình" của Phong trào Hồi giáo đông Turk xâm nhập vào TQ và các nơi khác. "But some experts believe that, an increased military presence in Afghanistan is bound to threaten the stability of China's northwestern region, since some "sleeper" members of the East Turkistan Islamic Movement or other terrorist organizations may infiltrate into China or other regions."(nguyên văn).
Bài báo nêu rõ là TQ hầu như không có lựa chọn nào khác hơn là phải chấp nhận các thử thách mới nầy và xuôi chiều với một nước Mỹ mới, khôn ngoan hơn sau chiến tranh Iraq."China needs to get along with this "new America," which is becoming smarter US is imposing a series of challenges to China. China will probably have no choice but to accept them (nguyên văn).
 TQ muốn chứng tỏ với HK rằng TQ sẽ không đối đầu với Mỹ ngược lại Mỹ cần để cho TQ khoảng không gian phát triển cần thiết ít nhứt trong giai đoạn trước mắt."China should help the US understand that it will not challenge the US in the near future, and the US should in turn leave China adequate space for its own development."(nguyên văn).
Và TQ chào mừng HK đã chấm dứt sứ mạng tác chiến tại Iraq và mong muốn HK chia sẽ sự vươn lên một cách ôn hòa của TQ. "China should extend its congratulations to the US for the end of its combat mission in Iraq. Meanwhile, it is expecting Americans' blessings toward its peaceful rise" (nguyên văn)
Trung Cộng đang tỏ ra xìu với Mỹ ít ra trong ngắn hạn thể hiện qua các biến chuyển mới đây


1/- Hồi tháng 5-2010 TQ đã ngưng cung cấp nhiên liệu và thực phẩm (3) để áp lực với BH rằng TQ không chấp nhận hành động phiêu lưu quân sự qua hành động bắn chìm tàu Cheonan của Nam hàn hồi tháng 3 vừa qua tạo ra nguy cơ nổ ra chiến tranh tại bán đảo Triều tiên điều mà TQ không muốn thấy vì các lý do sau:
 * TQ hiện đang trong giai đoạn chuyển giao quyền hành lảnh đạo đảng CSTQ cho thế hệ mới dự trù vào muà thu 2012.
* Nếu chiến tranh xảy ra thì Nam Hàn sẽ cùng với Mỹ và Nhựt sẽ đánh bại Bắc Hàn, các võ khí tối tân và phi đạn nguyên tử sẽ lọt vào tay Nam Hàn và Nhựt Bổn chưa nói đến một sự đe dọa nguy hiểm khác nữa cho TQ là lực lượng của Mỹ, Nhựt và Nam Hàn sẽ có mặt ngay sát biên giới phía đông của TQ là nơi có nhiều kỷ nghệ nặng và đang có nhiều xáo trộn lao động.
* Một bất trắc khác nữa là nếu chiến tranh Triều tiên xảy, để bảo vệ đàn em XHCN Bắc Hàn như trong cuộc chiến Triều tiên hồi năm 1950-1953 thì TQ sẽ phải chấp nhận đụng độ quân sự với HK. Điều nầy có thể sẽ đi ngược với di chúc của ông Đặng Tiểu Bình để lại là ông Đặng khuyến cáo giới lảnh đạo TQ nên tránh các cuộc đối đầu quân sự với Mỹ vì sẽ khó nắm được phần thắng mà còn có thể mang tai họa cho công cuộc đổi mới, còn nếu bỏ mặt cho đàn em CS-Bắc Hàn bị triệt hạ thì làm sao ăn nói với các đàn em khác và là nguồn cảm hứng cho Tây tạng, Tân cương, Miến điện nổi dậy.
* Nếu chiến cuộc Bắc Hàn nổ ra, sau chiến tranh đổ nát, kinh tế BH vốn đã kiệt quệ nên nhu cầu tái thiết sẽ vô cùng to lớn. Cũng như Tây Đức, sau khi CS Đông Đức xụp đổ, Tây Đức cần rất nhiều tư bản để đầu tư tái thiết qui mô cho Đông Đức thì Nam Hàn cũng sẽ phải rút vốn đầu tư nước ngoài về để tái thiết cho Bắc Hàn mà các nguồn vốn đó hiện đang có mặt ở TQ rất lớn là điều mà TQ không muốn xảy ra. Nhựt bổn cũng sẽ tranh với Nam Hàn để nhảy vào thị trường mới mẽ nầy dĩ nhiên cũng sẽ cần rất nhiều nguồn vốn.
2/- TC ép BH trở lại hội nghị 6 bên về phi nguyên tử hóa bán đảo Triều tiên nhằm mang lại tình trạng hòa hoãn tạm thời để đối phó với những thách thức mới của Mỹ, mặt khác cố tạo nên một hình ảnh tốt hơn sau khi phải muối mặt đi bênh vực cho tên Kim Jong-Il xấc xược cả thế giới đều ghê tởm.
Trước bối cảnh trên chúng ta nhận thấy những gì sẽ xãy diễn tại VN trong những ngày sắp tới.
Trung Cộng đang tỏ ra xìu với Mỹ ít ra trong ngắn hạn cho nên vấn đề đối đầu quân sự giữa Mỹ và TC ở biển đông khó có thể xảy nhưng vẫn có thể có sự chạm trán ở mức độ thấp hơn giữa TC - CSVN.
Cho dù Trung Quốc căm hận CSVN cành hông vì đồng tình với Mỹ qua giải pháp đa phương tại biển đông, vì vậy họ muốn “dạy cho nước này một bài học” mặc dù không phải theo cách mà Đặng Tiểu Bình đã thực hiện vào năm 1979. Bài học mới của kỷ nguyên 21 nầy mà TQ muốn dạy VN là bài học không cần súng đạn mà là chiến tranh quyết liệt ác độc mới đa diện đa dạng nhắm vào kinh tế, tài chánh, đầu tư, mậu dịch, năng lượng, môi trường, thông tin, đi lại kể cả tạo khủng hoảng tâm lý, hỗn loạn thị trường ...qua việc chận nước đầu nguồn, xả dầu dơ tràn vào các bãi biễn du lịch nổi tiếng của VN, tiền giả, hàng giả, hàng độc hại, cần sa ma túy ... một mặt khống chế nhóm lảnh đạo chóp bu của CSVN mặt khác trục vét mọi loại tài nguyên nào có thể lấy được từ VN. Tình trạng trớ trêu nầy đang đẩy nhóm theo TC trong đảng CSVN rơi vào thế rất khó khăn nguy hiểm và dễ trở thành mục tiêu cho cuộc tranh chấp quyền hành quyết liệt trong kỳ đại hội đảng sắp tới.
Kinh tế ngày càng suy xụp và bế tắc do cơ cấu kinh tế XHCN rối bù, khô cứng không ăn khớp, cán bộ bất tài, chủ quan, độc đoán gian dối vô trách nhiệm càng làm cho nền kinh tế èo uột ngày càng thêm trầm trọng khó cứu vãn.
Kinh tế CSVN đang ngày càng trở nên nguy ngập qua vụ Vinashin vỡ nợ, mức tín nhiệm của 2 ngân hàng lớn ngân hàng Thương mại Á Châu tức ACB và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tức Vietcombank đang xuy sụp do sự suy yếu của bảng cân đối kế toán do tăng trưởng tín dụng quá mạnh trong khi chất lượng tín dụng thấp.(cho vay nợ xấu quá nhiều mà vốn thì ít) theo tin Hãng thông tấn AP Thứ Sáu, 03 tháng 9 2010. Nhóm muốn dựa vào Mỹ để cản bớt sự bắt nạt của TQ cũng chưa đủ mạnh và chưa dám công khai vì tương quan lực lượng trong nội bộ, chưa nắm chắc được sự ủng hộ của Mỹ và lo ngại rủi ro vượt quá tầm kiểm soát như trường hợp Ông Gorbachev ở Liên sô.
Theo tổng quan mà nhận xét thì tương quan lực lượng trong nội bộ CSVN đang có chiều hướng nghiêng về phía dựa vào Mỹ vì quan hệ với TQ ngày càng xấu đi.
Sự xuất hiện và vai trò nổi bật gần đây của tướng CS Nguyễn Chí Vịnh khi căng thẳng ở biển đông nổ lớn thay vì vai trò đó phải là Bộ trưởng Quốc phòng CS Phùng quang Thanh hay ít ra cũng phải có mặt của Bộ trưởng ngoại giao CS Phạm gia Khiêm, điều đó có thể được coi như một sự nhứt trí miễn cưỡng của 2 phe, một bên thì chưa muốn ra mặt bên kia thì được lịnh cản đường nhưng nếu con voi khổng lồ Mỹ quyết tâm đi tới mà con chốt thí không làm được việc, không chừng ... con chốt chánh sẽ thành con chốt thí hoặc Vịnh tướng quân cũng dễ trở thành Vịnh thí quân.
Lê Văn
Tham khảo:
(1) Dealing with a smarter US after Iraq. Source: Global Times [01:59 September 02 2010].
(2) US looks to Asia after Iraq withdrawal. Source: Global Times [21:51 September 02 2010].
(3) Hit with regional blowback over its N. Korea policy, Beijng renews push for Six-Party Talks. INSIDE CHINA September 1, 2010.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt
Người ĐẠT ĐẠO phải trong sạch trong tư tưởng ảnh hưởng đến lời nói và việc làm. Cần phải gạt bỏ ngay hạt nhân xấu vừa nảy mầm
Dân chúng Mỹ lại một lần nữa tưng chào mừng Ngày Sinh Nhật thứ 231 năm của quốc gia trẻ trung Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Trong hoàn cảnh đất nước hiện tại, chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975, nhưng sau 32 năm dưới chế độ CS, người dân Việt Nam trong nước vẫn chưa được hưởng
Phim ảnh Việt Nam thời gian này ra nhiều về số lượng cũng như về chất lượng
Sau 1954 ba tôi rời nơi chôn nhau cắt rún, tạm xa gia đình vì sinh kế.
Bài viết này được đúc kết bởi cảm xúc có được sau hai ngày tham dự Hội Nghị Quốc Tế Về Tiếng Việt (HNQTVTV) do Viện Việt Học (1) tổ chức
Công cuộc cứu trợ nạn nhân Sóng Thần ở Nam Á là một nỗ lực quốc tế lớn lao, chưa từng thấy trên thế giới. Nó cũng làm nổi bật một điểm rất đặc biệt
Có thể nói cuộc biểu tình của đồng bào Mỹ tho ở Saigon là một cuộc biểu tình lớn nhứt và lâu nhứt của đồng bào Miền Tây đòi hỏi đất đai
Vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, trong khi những người lãnh đạo tối cao của quốc gia và quân đội tìm mọi cách để ra đi
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.