Hôm nay,  

Chuyện Tình

9/3/201000:00:00(View: 10057)

Chuyện Tình

Mây-cao-Nguyên
Tôi đang cầm trên tay thi tập: “Ta đợi em từ ba mươi năm” của thi hào Vũ hoàng Chương do cựu thiếu tá, kiêm nhà văn Duy-Xuyên ở Tacoma tặng. Sáng hôm nay thời tiết thật đẹp sau những ngày mưa gió tầm tã. Tôi đang ngồi trước máy điện toán với hơi men chuếch choáng:
“Say đi em, say đi em,
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt.
Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết.
Ta quá say rồi
Sắc ngã màu trôi
……
Nhưng em ơi!
Đất trời nghiêng ngửa
Mà trước mắt thành sầu chưa sụp đổ;
Đất trời nghiêng ngửa
Thành sầu không sụp đổ em ơi!
Cái tài tình của thi hào họ Vũ, một phù thủy của ngôn ngữ, dù bạn không biết uống rượu nhưng sau khi đọc những dòng thơ này bạn cũng muốn đi tìm “ sofa” ngay.
Trước khi mời bạn theo dõi câu chuyện tình này, xin mời bạn hãy cùng tôi suy gẫm những điều sau đây:
*Một câu chuyện kỳ thú, có một người đến quỳ trước mặt Thượng Đế với cõi lòng chán nản, u sầu vì đau khổ và bất công trên cõi trần gian này.
Ông ta khóc lóc và tâu với Ngài: “Chúa kính yêu. Xin Ngài hãy nhìn con cái của Ngài đang kêu la thảm thiết vì buồn đau, chán nản…Sao Ngài không ban phát cho chúng con một sự giúp đỡ nào hết vậy"”.
Thượng Đế mới trả lời: “Ta đã ban phát sự giúp đỡ rồi đấy chứ. Ta đã gửi nhà ngươi xuống đó”.
*Nữ Thánh Teresa đã từng nói khi Mẹ còn sinh tiền: “Hãy trải rộng tình thương ở khắp mọi nơi mà bạn đi: Trước hết trong gia đình của chính bạn. Ban phát tình thương cho con cái, cho vợ hoặc chồng, cho người hàng xóm bên nhà….Hãy tạo cho những người đã đến với bạn lúc chia tay để họ cảm thấy tốt đẹp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Hãy biểu lộ một cách sống động lòng nhân từ của Thượng Đế; Sự từ ái phải được biểu lộ trên mặt, trên đôi mắt, trên nụ cười và trên sự tiếp đón nồng nhiệt của bạn”.
*Điều quan trọng nhất người cha có thể hy sinh và làm cho con cái của ông ta là: Yêu thương mẹ chúng nó.
*Nhà quí tộc Nelson, anh hùng Hải Quân nổi tiếng của Hoàng Gia Anh suốt đời khổ sở vì bị say sóng. Không cần phải nói, người đã từng hủy diệt hạm đội của Hoàng Đế Napoleon đã không để cho căn bệnh này ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Ông không những học hỏi để sống với sự yếu đuối có tính cách cá nhân này, ông đã chinh phục được nó.
Đa số chúng ta cũng đều có “những sự say sóng” nhỏ bé của chính chúng ta. Vài bệnh thuộc về thể xác, vài bệnh thuộc về tâm ly’. Thường thường, đây là một cuộc chiến tranh riêng tư, cưu mang một cách thầm lặng từ nội tâm của chúng ta. Không có ai sẽ gắn huy chương cho chúng ta nếu chúng ta chiến thắng, nhưng không có gì làm mờ đi sự thỏa mãn khi biết rằng chúng ta đã không đầu hàng nó.
*Thật sự, có một điều là bạn đừng bao giờ nên làm. Bao lâu bạn còn sống trên quả đất này, đừng bao giờ thôi không còn tin tưởng vào chính mình. Đấng Tạo Hóa đã tạo ra con người, và Ngài không tạo ra bất cứ thứ gì xấu xa. Khi Ngài sáng tạo ra loài người, Ngài tạo ra con người tốt, rất tốt. Và, vì vậy, bạn có quyền giữ vững y’ kiến cao cả cho chính mình. Một sự tự trọng tốt và lành mạnh thì bình thường và công chính. Vì vậy, hôm nay và mãi mãi về sau bạn sẽ có mỗi ngày và một cuộc đời tươi đẹp.
*Để có một tinh thần lành mạnh và sống một cách thành công, mỗi một người trong chúng ta phải tránh xa những thất bại và những lỗi lầm trong quá khứ đừng để chúng đè nặng lên tâm trí. Đừng bao giờ vương vấn với những chữ “NẾU”, phải tự hỏi “LÀM CÁCH NÀO”. Quên đi là một sự cần thiết tuyệt đối cho một tương lai thành công. Mỗi đêm, khi đi ngủ, thực tập vứt bỏ tất cả những sự thất bại và những lỗi lầm vào trong quá khứ: Chúng đã qua, đã chấm dứt rồi. Nhìn một cách tự tin vào tương lai.Ngủ một giấc ngủ an bình. Thượng Đế, Phật Trời sẽ cho bạn những cơ hội mới mẻ vào mỗi buổi sáng.
Mùa xuân đã về, tôi xin kể hầu bạn một vài câu chuyện tình sau đây để tất cả chúng ta đọc cho vui:
“Ông nội của một nhà soạn nhạc nổi tiếng của Đức Quốc: ông Mạnh Sơn (Mendelssohn), đẹp trai hơn ông cố thủ tướng Phạm-văn-Đồng chút xíu. Ông vừa lùn, vừa bị gù lưng.
Một ngày kia ông đi thăm viếng một thương gia tại tỉnh Hamburg, người này có một người con gái rất dễ thương, tên là Phương Di (Frumtje). Ông đã si tình ngay cô này một cách vô vọng. Một cô gái mới lớn, mơn mởn đào tơ, xinh đẹp..thì làm sao mà cảm được một anh chàng vừa già, vừa lùn, vừa gù lưng, nên nàng không màng để mắt đến.
Đến lúc ông phải chào tạm biệt gia đình người bạn, ông đã thu hết can đảm và đi lên thang lầu gõ cửa phòng của nàng mong cơ hội sau cùng để nói vài tiếng. Sau một vài cố gắng để chuyện trò, ông đã lấy hết can đảm và thẹn thùng hỏi: “Cô có tin hôn nhân là do trời định hay không"”.
Nàng cúi gầm mặt nhìn sàn nhà và trả lời: “Vâng. Còn ông"”.
-“Vâng, tôi cũng tin như vậy”, ông trả lời, “Cô biết không, trên thiên đường lúc một bé trai sinh ra, Thượng Đế đã tuyên bố nó sau này phải đi đến thành lập gia đình với một người con gái nào rồi. Khi tôi sinh ra, cô dâu tương lai của tôi đã được chỉ định cho tôi rồi. Rồi thì Thượng Đế phán thêm : “Nhưng vợ của ngươi sẽ bị tật gù lưng”.
Ngay khi nghe Thượng Đế tuyên bố như vậy, tôi mới hét lớn lên rằng: “Chúa ơi! Một người đàn bà bị gù lưng là một tấn thảm kịch. Con van Ngài, Chúa Từ Ái kính yêu của con, hãy cho con bị tật gù lưng và hãy để cho nàng được xinh đẹp mãi mãi”.
Nghe xong, Phương Di muốn rơi lệ và nàng nhìn thẳng vào đôi mắt của Mạnh Sơn và chìa tay cho chàng nắm và sau đó họ đã thành vợ chồng”.
Câu chuyện tình thứ hai: Tôi tạm đặt cho họ hai mỹ danh rất dễ thương: Châu-Toàn. Họ là một cặp vợ chồng bình thường như bất cứ một cặp vợ chồng nào khác tại cái tỉnh B.C. này. Trên ba mươi năm, họ đã lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng, họ đã tranh đấu hết mình để đạt cho bằng được cứu cánh để nuôi dưỡng con cái nên người. Họ cũng hay cãi lẫy, giận hờn, trách móc đủ thứ. Phần nhiều những cuộc chuyện trò của họ liên quan đến những lỗi lầm trong cuộc sống lứa đôi và ai là người sai quấy, đáng trách. Mười năm trở về trước, ông Châu là một người chồng cộc cằn, thô lỗ, vô-trách-nhiệm đối với vợ con. Người vợ, trái lại, đã chu toàn đủ mọi thứ chi tiêu, tính toán ngân quỷ gia đình không bao giờ bị thiếu hụt, động viên, giúp đỡ con cái, lo cho chồng, cho con từ miếng cơm, manh áo..v.v..Mười năm trở về đây. Cho mãi đến một ngày một biến cố dị kỳ đã xảy ra:


-“Toàn ơi! Em biết không, anh có một tủ quần áo thật kỳ diệu. Mỗi lần anh mở tủ, vớ (bí tất) đôi nào ra đôi đó, các quần áo lót ngăn nắp, áo ra áo, quần ra quần, giày dép ngay ngắn, gọn ghẽ vô cùng. Anh xin cám ơn em trong những năm qua em đã âm thầm làm những điều đó cho anh”.
Bà Toàn đang ngồi lên lai quần, nhìn qua đôi kính đeo mắt: “Em đang bận. Anh già dê của em muốn gì đây"”.
-“Em nghĩ tầm bậy rồi. Anh chỉ muốn tỏ lòng biết ơn em thôi mà”.
Đây không phải là lần đầu tiên người chồng bê bối làm những chuyện kỳ quặc, người vợ cố y’ phe lờ không còn nghĩ đến nữa, một vài ngày sau đó lại có chuyện khác:
-“Toàn ơi! Cám ơn em đã ghi chép rõ ràng từng số điện thoại cần thiết, theo dõi thứ tự mỗi đồng tiền chi tiêu, ghi số từng tấm chi phiếu đã ky’ trả nợ một cách quá chu đáo…”.
Không thể nào tin được, nàng hỏi lại: “Cưng ơi! Anh luôn luôn phàn nàn, chỉ trích…mỗi lần em mở miệng ra nói hoặc tâm sự chuyện gì với anh, anh đều sừng sộ và chửi em là đàn bà “tóc dài, trí ngắn”. Sao hôm nay, anh ăn nói ngọt như mía lùi vậy cưng". Sao không tiếp tục cái thói ăn nói thô lỗ, cộc cằn nữa đi"”.
-“Không có ly’ do nào hết. Anh chỉ muốn em biết anh rất biết ơn những cố gắng mà em đã làm”.
Toàn chỉ biết lắc đầu và vẫn tiếp tục làm những công việc lặt vặt trong nhà. Nàng nói thầm: “Chắc ổng bị ma nhập rồi”.
Tuy nhiên, ngày hôm sau Toàn ky’ tấm chi phiếu để trả tiền tại một tiệm thực phẩm, nàng liếc nhanh tấm chi phiếu để biết chắc nàng đã ghi rõ số để tiện việc theo dõi sau này. Nàng tự nhủ thầm: “Nhớ làm gì số thứ tự khùng điên này cho nhọc trí”.
Nàng cố không màng đến những chuyện vặt vãnh này, nhưng thái độ lạ lùng của chồng cứ ám ảnh gia tăng mãi trong tâm trí của nàng.
-“Em nấu ăn ngon quá. Em là người nội trợ thật đảm đang, khéo léo.Nấu món nào ra món đó. Cám ơn em trong suốt gần ba mươi năm nay, em đã nấu cho anh và các con trên hai chục ngàn lần những bữa ăn tuyệt vời”.
“Nhà cửa khang trang, sạch sẽ, ngăn nắp, chỗ nào cũng bóng láng không có lấy một hạt bụi. Em của anh khổ nhọc quá. Em thật là một người vợ đảm đang. Em là món quà quí giá nhất mà Thượng Đế đã ban cho anh.”
Toàn bắt đầu lo lắng cho Châu. Nàng sợ người chồng yêu quí của mình bị bệnh thần kinh thì khổ thân cho nàng. Nếu có mệnh hệ nào xảy ra, chàng bị gửi vào nhà thương điên, một mình sống cô đơn trong căn nhà rộng rãi này thì có nước chết, vì nàng có tật sợ ma. “Những lời chế nhạo, đay nghiến, phàn nàn, chỉ trích...nay, ông đã vứt đi đâu hết rồi"”. Sự sợ hãi của Toàn càng gia tăng khi bé Anh Trâm, đứa con gái cưng của hai người, tâm sự với nàng: “Mẹ ơi! Cái ông ngồi đó chắc ông hàng xóm nhà kế bên quá, đâu có phải ba của con. Con ăn mặc diêm dúa, phấn son lòe loẹt, giày dép lệch lạc....như thế này mà ổng cứ khen con ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, đúng thời trang..v.v..Ổng luôn luôn hỏi han con về chuyện học hành, thỉnh thoảng còn nhét vào túi con vài chục để đi uốn tóc, ăn quà...Ổng còn khơi đủ mọi chuyện để cho con nói, nghe nhức lỗ tai quá. Con nghi không phải ba của con đâu. Ba của con ngày trước đâu có bao giờ đếm xỉa gì đến con đâu. Khuôn mặt của ổng lúc nào cũng gầm gầm trông phát khiếp”.
Ngày qua tháng lại, Châu vẫn không thay đổi. Con người của chàng trông khác hẳn những năm về trước. “Đi thưa, về trình” rất đúng giờ, thỉnh thoảng còn ôm nàng hôn như Tây. Tối Chủ Nhật đi dự tiệc vẫn tỉnh bơ không còn buồn rầu lo lắng vì sáng thứ Hai phải dậy sớm đi làm. Tinh thần lúc nào cũng lạc quan yêu đời. Thật là một chuyện lạ khó tin nhưng có thật.
Sau một vài tuần, Toàn đã làm quen được với lối cư xử thay đổi đột ngột của chồng và thỉnh thoảng nàng cũng hay cay cú vì lối nịnh đầm quá lố của chồng.
Lại một biến cố lạ lùng khác xảy ra, nàng đã há hốc mồm kinh ngạc:
-“Em nghỉ đi, để chén bát, soong quánh, ly tách dơ anh rữa cho. Em lên phòng khách ngồi xem TV cho đỡ mệt”.
Trời đất, Phật, Thánh, Quỉ, Thần, Thiên Địa ơi! Lần đầu tiên trong cuộc đời làm vợ, nàng đã đứng chết trân như bị trời trồng: “Châu ơi! Cám ơn anh. Đa tạ anh những tháng ngày diễm mộng”.
-“Này, tôi nói cho mà biết. Đừng có đem thơ của tôi ra mà chế nhạo đấy nhé!”.
Toàn nghe cõi lòng mình lâng lâng một niềm khoái cảm, bước chân của nàng nhẹ nhàng, niềm tin yêu loé lên trong con tim, tưởng đã bị khô cằn, chai đá, và nàng nghe đâu đây âm điệu du dương của nhạc phẩm “Lâu Đài Tình Ái”. Niềm tin yêu và tình xuân đã được hồi phục, đang dâng lên một niềm khoái cảm tuyệt vời, đê mê, chất ngất. Nếu chàng không bận tay rửa chén bát, thì chắc có lẻ chàng sẽ “tan nát một đời bướm” với bà. Nàng ngồi đăm chiêu, suy nghĩ: “Lâu nay mình tưởng lấy phải một thằng chồng mắc dịch chỉ biết: thơ thẩn, ca hát, bài bạc, rượu chè, đấm bóp, say sưa...không ngó ngàng, đếm xỉa đến vợ con. Thái độ cư xử mới mẻ của chồng gây cho nàng một sự thích thú”.
Đến đây, có thể câu chuyện tình của Châu-Toàn được chấm dứt, nhưng một ngày kia, một biến cố lạ thường khác lại xảy ra. Lần này đến lượt Toàn nói:
-“Châu ơi! Suốt bao nhiêu năm, vì cãi lại lời can ngăn của gia đình, theo anh làm người bạn đời chung chăn, chung gối. Anh biết em đã đau khổ biết chừng nào hay không" Nhiều khi em cũng cầu cho anh chết phứt đi cho sạch nợ, nhưng nghĩ lại-“Ai đi đợi với tôi cùng, Tôi đi kiếm rượu cho chồng tôi xơi. Chồng hư mang tiếng mang tai, Tiếng tai thiếp chịu hơn ai không chồng’’.
 Trên ba mươi năm tỵ nạn, anh đã làm việc không lúc nào ngừng nghỉ. Nhiều buổi sáng sớm, em đứng bên song cửa nhìn cái dáng đi nghênh ngang hai hàng chữ bát của anh để đi làm kiếm tiền nuôi nấng, cung cấp cho mẹ con em. Anh có bao giờ nghĩ rằng, trong thâm tâm của em vẫn một lòng yêu anh da diết hay không". Mặc dầu, nhiều lúc em nũng nịu van xin anh tiết lộ cho em biết ly’ do nào càng về già càng yêu nhau hơn. Anh không bao giờ nói. Những sự bí mật của anh vẫn còn dấu kín. Nhưng, một trong những sự bí mật đó: là em tạ ơn trời em đang sống trong sự thay đổi về lối cư xử với mẹ con em nơi đất khách quê người. Em xin đa tạ, em xin muôn vàn đa tạ ơn anh!.
Bạn biết người đàn bà đau khổ đó là ai không" Mây-cao-Nguyên phu nhân: Nhũ danh Phạm-thị-Thanh-Toàn, cựu nữ sinh Đệ Nhất A2-niên khóa 60-68 Trường Nữ Trung Học Nha Trang, một người nổi tiếng nhất về những món ăn độc đáo của quê hương như: bún bò, bánh xèo, mì Quảng, cháo lòng ...và người bạn đời tuyệt vời của tôi.
Có ba điều chính yếu trong đời sống của mỗi con người rất quan trọng, xin bạn nhớ cho: Điều thứ nhất: TỬ TẾ, điều thứ hai: TỬ TẾ và điều thứ ba: TỬ TẾ.
Mây-cao-Nguyên
(White Rock, B.C. Canada)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lần đầu tiên tôi đi thăm Huynh Trưởng Huy Phương đang bệnh già. Đây là chuyến "thoát ly" đặc biệt sau hơn một năm tự giam mình. Trong suốt thời gian Huynh Trưởng bị bệnh, nằm nhà thương dài dài trong bao nhiêu ngày có đại dịch, tuy không phải bị con virus mắc dịch hành hạ, nhưng là một bệnh ngặt nghèo phát sinh theo tuổi tác.
Mùa an cư năm nay không có Thông Điệp giáo giới của Tôn Sư Tòng lâm Tông tượng sách tấn bốn chúng như pháp như luật hành trì. Những tiếng kêu của lừa dê chồn cáo không thay thế được tiếng rống của sư tử chấn động ma quân. Vậy, không gì hơn chúng ta cùng đọc lại “Huấn thị an cư Phật lịch 2548” của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Quang. Huấn thị không nói gì nhiều hơn ngoài những kim ngôn Thánh giáo mà Đức Thích Tôn đã truyền dạy trên 25 thế kỷ. Tụng đọc và suy niệm kỹ.
Nhìn chung, vấn đề hoàn toàn bế tắc khi cả hai phe đều vi phạm pháp luật, tận dụng bạo lực để duy trì mọi yêu sách và không có thiện chí hiếu hoà để giải quyết tranh chấp. Các nỗ lực quốc tế, đặc biệt nhất là qua nhiểu tổng thống Mỹ, không mang lại kết quả. Các chương trình viện trợ tái thiết của các định chế quốc tế không tô điểm cho cuộc sống của dân chúng tốt đẹp hơn. Tình trạng thảm hại chung là thực tế đau thương.
Càng lớn tuổi, tôi càng tin vào thuyết Nhân Quả của nhà Phật, người nào làm việc xấu thì gặp việc xấu đến, người nào làm việc tốt thì mọi sự tốt lành sẽ đến. Sống làm sao được bình yên trong tâm hồn là đủ, giàu nghèo sang hèn đâu có gì quan trọng, sống mình biết đủ là đủ. Hãy nhìn tính tốt của người khác, người nào cũng có tính tốt, tại chúng ta không nhìn thấy mà thôi?
Những bộ óc siêu đẳng của con người tạo ra trí tuệ nhân tạo được thể hiện qua máy móc. Những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đã phục vụ đời sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. Khoa học thần kỳ nầy đã được áp dụng trong mọi sinh hoạt của con người hầu hết trong mọi lãnh vực.
Trước sự kiện lịch sử sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc mà Việt Nam, một nước nhỏ so với Trung Quốc hùng mạnh, rộng lớn với dân số đông gấp trăm lần đã không bị đồng hóa mà vẫn giữ được độc lập, nên một số sử gia Việt Nam và ngoại quốc đã rất ngạc nhiên. Theo họ, có lẽ nước ta đã nhờ nhiều lý do như ngôn ngữ, tôn giáo, địa thế và dân Việt có một truyền thống và nghị lực vững mạnh, v.v. Riêng G.S. Ngô Nhân Dụng, trong tác phẩm nghiên cứu lịch sử “Đứng Vững Ngàn Năm” đã cho rằng: “Sau ngàn năm Bắc thuộc mà dân tộc Việt Nam không bị đồng hóa, sau cùng lại dựng được một quốc gia độc lập; đó là một phép lạ lịch sử”.
GS-TS Nguyễn Mạnh Hùng: ”Nó (bài viết) không giải thich rõ được làm sao có nhà nươc pháp quyền khi tư pháp không độc lập; làm sao có dân chủ nếu chỉ có một đảng, không có cạnh tranh chính trị và dân không có quyền chọn lưa người đại diện…”
Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nồng nàn đến tất cả quý Phật tử đang cử hành ngày Đại lễ Vesak, một sự kiện thiêng liêng đối với hàng triệu người Phật tử trên thế giới. Khi chúng ta tôn kính ngày Đản sinh, Thành đạo, và Niết bàn của Đức Thế Tôn, thì giáo lý của ngài có thể truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta. Và khi từng gia đình con người chịu khổ đau do ảnh hưởng cơn đại dịch COVID-19, thì bài kinh Phật nhắc nhở chúng ta rằng: “Vì muôn loài chúng sinh bị bệnh, nên ta cũng bệnh.”
Trước đây, các cuộc đụng độ giữa Israel và Palestine đã thường diễn ra tại Jerusalem và Dải Gaza. Các yếu tố tác động khẩn thiết cho mối xung đột là tình trạng đe dọa cưỡng chế trục xuất các gia đình Palestine hoặc các buổi lễ kỷ niệm của Do Thái giáo tại Tempelberg. Thực ra, chiến cuộc còn bắt nguồn từ các sự kiện lịch sử khác mà các xung đột về thành phố Jerusalem và điện thờ Tempelberg đóng một vai trò chính cho sự leo thang.
Đọng trên hoa, trên lá, giọt sương năm xưa gợi ra cõi trong vắt, bình an, đẩy hồn ta vào chốn không bến không bờ, mênh mông, tịch mịch. Những đêm không trăng sao, ta cũng thấy trong cõi mịt mùng sự an hòa, tĩnh mịch ấy. Nhưng cõi tịch mịch của thăm thẳm trời đêm thì lạnh lẽo, vô hồn. Cõi mênh mông cảm từ giọt sương có phơn phớt nắng mai, thấp thoáng màu lá, màu hoa, bao giờ cũng ấm áp, man mác niềm vui nhẹ nhàng, thanh thoát như sương khói, như tơ. Giọt sương quen thuộc, thân yêu ấy đã biến mất, đã trôi vào quá khứ cùng lịch sử của vũ trụ mất rồi. Dù vẫn giữ hình thái, dung nhan của muôn triệu năm trước, giọt sương hôm nay đang mang trong lòng một sự ồn ào khủng khiếp. Vô lượng vi phân tử, sóng radio của điện thoại di động mang theo những lời thủ thỉ thân yêu, gay gắt tranh luận, ầm ầm giận dữ, đắng cay nhiếc móc, nỉ non than thở, tiếng khóc, tiếng cười, nỗi bi thương, cơn cuồng nộ – đủ món hỉ nộ ái ố – … điệp điệp, trùng trùng lướt qua giọt sương liên miên từ lúc nó chào đời
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.