Hôm nay,  

Trăn Trở Sau Những Cơn Bão Lũ

20/11/200900:00:00(Xem: 6211)

Trăn Trở Sau Những Cơn Bão Lũ

Các hình ảnh cứu trợ nạn nhân bão lụt.


Khánh Trân


Tin tức về sức tàn phá của sóng thần ở America Samoa, trận động đất ở Indonesia, sức mạnh của cơn bão Ketsana và Mimirae tại Philiphies đã gây ra bao thảm cảnh khiến cho hàng trăm ngàn người giờ đây sống trong cảnh màn trời chiếu đất, đã gây ra bao cảnh tang tóc và bao cảnh tàn phá từ nhà cửa, ruộng vườn đến những công trình công cộng… tại những quốc gia nằm trong những vùng luôn xảy ra những cơn bão mà dải đất miền Trung - Việt Nam là một trong những nơi như vậy.  Cơn bão số 9, số 10 hay số 11 đã gây ra những cảnh tàn phá từ thành phố lớn đến các xã, buôn làng xa xôi, nơi mà dấu tích của những trận bão năm trước còn đó, từ Vinh đến Quảng Nam, xa hơn miền Bắc là tỉnh Quảng Ninh, KonTum, Pleiku rồi Qui Nhơn, Phú Yên, Bình Thuận…
Hai cơn bão số 9 (Ketsana) và số 11 (Mirinae) với sức tàn phá khốc liệt đã làm nhà cửa, công trình giao thông, mùa màng và nhân mạng của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, Phú Yên và Bình Định bị mất mát và thiệt hại nặng nề, mà cụ thể là hơn 278 người chết, 18 người mất tích, 99 người bị thương và gần 300,000 căn nhà bị hư hại, trôi mất hoàn toàn. Ngay khi cơn bão vừa lắng xuống, phái đoàn thiện nguyện viên của Bút Nhóm Lửa Việt tại Việt Nam, với tâm tình của các anh chị trong Ban Điều Hành của BNLV tại Hoa Kỳ và biết bao ân nhân, đã đến để chia sẻ nỗi đau, sự mất mát về sinh mạng, nhằm xoa dịu nỗi thống khổ, bi thương của bà con vùng lũ. Chúng tôi đã đến KonTum vào tuần thứ 3 của tháng 10 và Bình Định, Phú Yên trong tuần thứ 2 của tháng 11. Một hành trình rất phức tạp và vất vả vì nhiều nơi không còn đường để đi, chúng tôi đã mang theo và đến với bà con những vùng bão lũ bằng tất cả trái tim, lòng yêu thương của quý vị ân nhân xa quê hương đã gom góp qua những thùng mì, bao gạo 10kg, chai nước mắm, vài viên thuốc và chắc chắn không quên những cây viết bi, tập vở và thật nhiều bánh kẹo trong những món quà của Chén Gạo Tình Thân để giúp 2 huyện Ngọc Hồi và Đắkglei tại Kom Tum, 2 huyện Vân Canh và An Nhơn tại Bình Định, 2 Huyện Đồng Xuân, Tuy An và Sông Cầu của Phú Yên là những vùng bị thiệt hại rất nặng về 2 cơn bão lũ vừa đi qua.
Với một ngân khoản là $10,000 của quỹ thiên tai từ Bút Nhóm Lửa Việt tại Hoa Kỳ dành cho chương trình Chén Gạo Tình Thân hằng năm – đã giúp cho các thiện nguyện viên tại Kom Tom của Bút Nhóm Lửa Việt tại Việt Nam như anh Đỗ Tri, chị Trang đã có thể bắt đầu sắp xếp với chương trình Cứu Trợ ngay sau khi cơn bão lắng xuống tuy nhiên năm nay những trận bão liên tục đổ dồn về tạo cho sự Cứu Trợ có nhiều khó khăn hơn. Những người bạn này đã đồng hành với chúng tôi trong những lần ghé thăm các buôn làng người dân tộc trong các năm qua. Nhờ sự nhiệt thành của họ, chúng tôi đã đến tận những buôn làng xa và héo lánh của Kontum trong chuyến đi cứu trợ này.
Tới cầu Diên Bình, cách KonTum 35 km, chúng tôi rùng mình khi nhìn thấy một bãi rác khổng lồ, cây to, cây nhỏ đè lên nhau, thân rễ nằm ngổn ngang bên thành cầu. Cảnh hoang tàn ấy đủ để nói lên sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão số 9 (Ketsana). Bên cạnh đống rác khổng lồ là 3 căn nhà chỉ còn trơ trọi lại một bức tường. Chung quanh chúng tôi cả trăm hecta ruộng lúa, hoa màu giờ đây được bao phủ lên một lớp bùn dày đặc do nước lũ đưa tới… Bầu trời vẫn còn âm u vì ảnh hưởng thời tiết của cơn bão số 10 đang đến. Cảnh vật điêu tàn, tan tác, chỉ có vài bóng người đang cố tìm lại những vật dụng còn may ra sót lại của mình bị cơn lũ cuốn trôi.
Dọc theo đoạn đường từ Tân Cảnh đến Ngọc Hồi, chúng tôi lại thấy ngổn ngang nhiều thân gỗ lớn được vớt lên khỏi dòng sông. Cũng tại nơi này có 4 làng dân tộc thiểu số người Sê Đăng (246 hộ) cũng đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, hoa màu sắp sửa thu hoạch đã bị bùn lấp hay cuốn trôi tất cả. Tôi thở dài và thầm nghĩ: “Họ sẽ sống ra sao trong thời gian tới, nếu không có những bàn tay nâng đỡ"”. Hầu hết dân làng này đều ở bên kia sông, xe không qua được nên họ đã bố trí chuyển gạo về làng và đợi chúng tôi tới làng. Việc tổ chức đưa lương thực trợ giúp về làng và phân phối được điều động do giáo phu và thôn trưởng. Trong niềm vui và cảm động, họ chỉ biết nói hai tiếng “cảm ơn” và trong ánh mắt, trong nụ cười của họ đã nói lên tất cả hàm ý biết ơn sâu sắc đến những tấm lòng bác ái đã chia sẻ chút yêu thương giúp họ vượt qua những khó khăn ban đầu sau những ngày bão lũ.
Sáng ngày hôm sau, chúng tôi chở thêm những xe tải gạo nữa cho dân làng Dak Ia II và Dakplai. Nhìn những cụ già, những em bé chờ đợi mà lòng chúng tôi vô cùng xót xa. Thật là thương khi chúng tôi được biết là họ đã chờ chúng tôi đến suốt nửa buổi sáng. Họ trông ngóng, mong chờ vì không biết chúng tôi có thực sự trở lại không" Không biết có đủ quà cho tất cả mọi người không" Khi thấy chúng tôi đến, họ mừng rỡ đến rơi nước mắt. Khi cùng chúng tôi mang thực phẩm về làng và nhận lấy những món quà cứu trợ họ rối rít cám ơn và mừng vui hết sức vì món quà của chúng tôi đem đến đã giúp họ tạm thời vượt qua cơn đói. Có những đứa bé vội vàng xé ngay gói mì tôm mà ăn sống một cách ngon lành. Chúng tôi nhìn cảnh này mà ứa nước mắt vì thương quá! Với hơn 10 tấn gạo, 1 tấn cá khô và hơn 1000 chai nước mắm đã được chuyển đến cho bà con vùng bị bão lũ tại Kon Tum. Chúng tôi biết rằng bao nhiêu đó không đủ đển giúp những gia đình mất tất cả, những mãnh đời mà sự bất hạnh bám lấy qua ánh mắt và bàn tay của họ. Có những đứa bé nhìn chúng tôi và hỏi “các anh chị có mang tập vỡ và khi nào chúng em được đi học lại"”. Chúng tôi chỉ biết nhìn và ưá nước mắt, đó là những gì phái đoàn thiện nguyện và BNLV có thể làm được hôm nay.
Làng Dakplai cách đường nhựa 3 km và phải qua đầu tiên là một chiếc cầu đang xây lở dỡ đã bị nước lũ cuốn trôi mất một nhịp. Đó cũng là lối đi duy nhất của 9 làng bên kia sông nếu không muốn đi bằng ghe hay bằng phao làm bằng ruột xe hơi được bơm căng phồng. Vì cây cầu bị gãy không thể đi qua được nên họ đã  dựng tạm một cây sắt để tạo lối đi thay thế cho nhịp cầu đã gãy. Bước đi từng bước trên cây sắt được dựng nên quá đơn sơ khiến tôi liên tưởng tới cuộc sống bấp bênh mà người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đang gặp phải. Cây sắt đó sẽ ngã đổ bất cứ lúc nào nếu không được gia cố. Đời sống người dân tộc Tây Nguyên sẽ trở nên bi đát khôn cùng nếu không được nhiều tấm lòng chia sẻ, mở rộng bàn tay nâng đỡ.
Qua cầu rồi, còn phải vượt sông nữa. Chiếc bè bắc qua sông bằng những cây tre, nứa ghép lại cũng hết sức tạm bợ. Tôi buột miệng nói: “ Không khéo tôi cũng trở thành nạn nhân của nước lũ!”. Một người trong họ quay lại bảo: “Nếu có chết thì cũng chết như dân làng Dakplai là cùng thôi”. Một câu nói thẳng thắn nhưng rất đau lòng vì hiện tại họ đã trắng tay thì có gì để mà luyến tiếc !!!.
Đến với Sông Cầu, Phú Yên, Bình Định cũng thế, sự thiệt hại về hoa màu, ruộng đất, mọi vật dụng, nhà cửa tan nát hết. Dù bão lũ đã đi qua mấy ngày rồi mà bà con ở nơi đây vẫn còn sợ, còn lo lắng, tưởng chừng như cơn bão, lũ lụt vẫn hiện ra trước mắt họ. Chỉ trong chốc lát thôi mà họ đã phải trắng tay, tài sản duy nhất của họ nay chỉ còn duy nhất một bộ đồ đang mặc trên người. Chỉ trong chốc lát thôi, người thân của họ mãi mãi ra đi, không hẹn ngày trở lại, không một lời trăng trối. Một nỗi đau tận cùng trong tất cả trái tim của mỗi người dân vùng bão lũ này biết chia sẻ cùng ai trong lúc này. Những người còn lại cũng đang ngơ ngác, mong chờ đâu đó người thân của mình trở về, họ vẫn mong và nuôi dưỡng những tia hy vọng dù là nhỏ nhoi, bởi vì họ quá bất ngờ. Họ không biết giờ đây họ phải làm gì với một đống gạch đổ nát trên nền nhà của họ. Họ không biết sẽ lại phải bắt đầu từ đâu... Tôi viết đến đây mà lòng tôi không cầm được nước mắt, tôi đã khóc, khóc cho người dân Miền Trung, Việt Nam quê tôi. Ác nghiệt quá phải không" Tôi đã thầm nghe vang vảng đâu đó một câu nói như ai oán, than trách: “Miền Trung mình, sao lại thế này...”. “... Sao lại thế này...”. Đó không là câu hỏi, không là lời than, mà là bày tỏ một điều gì không thể lý giải được, không thể hiểu, không thể chịu đựng được nữa. Hiểu sao được, chịu đựng sao được khi mà hàng trăm nấm mồ của người dân miền Trung chết vì bão lũ số 9 Ketsana vừa qua, cỏ chưa kịp mọc, vết thương của hàng trăm người dân miền Trung chưa kịp lành thì bão lũ lại về và hàng trăm gia đình miền Trung lại vang lên tiếng khóc than người thân. Tôi đau lắm, tôi muốn giúp họ nhưng tôi bất lực, nếu tôi và gia đình tôi ở trong hoàn cảnh như thế, thì chắc rằng tôi cũng như họ, tôi cũng đau đớn vô cùng, tôi xót xa trong lòng và giờ đây tôi chỉ biết cầu xin Thượng Đế cho có nhiều mạnh thường quân ở các nơi, liên kết những cánh tay nối dài để giúp cho bà con ở những vùng bão lũ khắp nơi gượng dậy và gầy dựng lại cơ ngơi cho gia đình mình, cho những em nhỏ được đến trường trở lại với tiếng cười của trẻ thơ.


Cũng trong chuyến đi này tại Bình Định, phái đoàn Bút Nhóm Lửa Việt đã gặp và kết hợp với các y bác sĩ từ Hoa Kỳ về trong phái đoàn Project Viet Nam, đang có mặt và làm việc cũng như giúp đỡ bà con những vùng bị thiệt hại trong những cơn bão lũ ngay thời điểm cơn bão vừa lắng xuống tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh với hơn 150 phần qùa gạo, mì, nước mắm, muối, sữa... cho từng gia đình và 400 phần qùa tập vở cho các em nhỏ kịp trở lại với mái trường thân yêu của mình. Những gương mặt thân quen của các anh chị trong phái đoàn Project Việt Nam như Bác sĩ TrầnThuận, anh Ngân, chị Mộng Hằng, nhóm nha sĩ Hương Giang từ Sài Gòn ra cùng hợp tác với mọi người, những cặp vợ chồng bác sĩ người Mỹ mà chúng tôi đã có dịp cộng tác trong những chuyến Y Tế hơn 10 năm qua, họ thường xuyên có mặt trong những chuyến đi khám bệnh, phát thuốc, giải phẫu cho bà con nghèo. Dịp này sự hiện diện của phái đoàn Y Tế đã giúp người dân vùng lũ có dịp được những y sĩ tận tình chăm sóc. Họ được khám bệnh, được nhổ răng, được phát thuốc và nhận được những gói quà, theo như Project VN đã sắp xếp chương trình thì phái đoàn sẽ khám bệnh cho 250 trẻ em và 150 người lớn ở tại xã Canh Hiệp là nơi cũng bị cơn bão Mirinae quét ngang qua, làm thiệt hại cũng không ít nhà cửa hư nát, thiếu nguồn nước sạch. Mỗi phần quà gồm có 10 kg gạo, 2 kg muối, 1 chai nước mắm và phái đoàn Project VN đã đóng góp thêm cho mỗi phần quà là nửa thùng mì gói, một hộp sữa và sách vở, bút viết cho các em nhỏ. Cũng ở những huyện, xã khác, các anh chị thiện nguyện Bút Nhóm Lửa Việt đã kịp thời chuyển những phần quà khác và những cuốn tập mới nguyên, những cây viết để các em đến trường. Với gần 15 tấn gạo, hơn 1,5 tấn muối, gần 1.000 nước mắm, gần 1.500 chai nước suối lớn, 2.000 quyển vở và viết đã được trao tận tay cho bà con vùng bão lũ ở Bình Định và Phú Yên.
Cơn gió lạnh rét run cả người khi đêm về, đây cũng là thời gian để chúng tôi liên lạc với quý anh chị trong Ban Điều Hành của BNLV tại Hoa Kỳ. Qua email và chat Yahoo Messenger, chúng tôi cho BĐH biết là ngân khoảng $10,000 của quỹ thiên tai hết rồi và chúng tôi đang ở Qui Nhơn và lời cầu cứu của người dân tại vùng bão lũ quá nhiều mà trường hợp nào cũng đau thương và cần cứu giúp. Người trưởng Hướng Đạo Võ Thiện Toàn đã hỏi: “Quý anh chị đã liên lạc với Nữ Tu Huỳnh Thi An chưa" Những gia đình mà chúng ta gặp năm ngoái ra sao"” Qua linh mục Nguyễn Hoài Chương “Quý anh chị đừng lo, cứ cố gắng hết sức mang tặng phẩm đến những gia đình đang gặp khó khăn chúng tôi sẽ tiếp tục trợ giúp.” Qua email cha cho Chị Thanh Trúc, phóng viên của đài Radio Free Asia đã gọi và hỏi Bút Nhóm Lửa Việt đã có mặt tại vùng bị bão chưa và đang làm gi" và Cha cho biết thêm cho biết cộng đồng Công Giáo ở Largo FL Greensboro NC, Woodbridge NJ, nhóm Phật Tử ở Texas, các em Thiếu Nhi Thánh Thể tại Seatle, WA, Hội Quảng Đà tạiVA, những chủ tiệm Salon Nail tại nhiều tiểu bang và thêm sự tiếp tay của quý anh chị của đài truyền hình VATV và SBTN. Rất nhiều ân nhân gọi điện thoại và gởi tiền yểm trợ công tác Cứu Trợ mà chúng tôi đang làm - cám ơn quí vị chúng tôi không cảm thấy cô đơn và cảm nhận vòng tay Yêu Thương, nghĩa đồng bào của mọi người.
Phần chúng tôi những người bạn đang có mặt tại Phú Yên, chúng tôi chi biết gói ghém thật kỹ những bao gạo, chai nước mắm, gói muối vài chai nước uống, vài cuốn sách và túi kẹo nhỏ, Chúng tôi gói với tất cả những lời yêu thương, an ủi, khuyến khích và niềm hy vọng cho một ngày mai tươi sáng hơn. Chúng tôi cùng với anh chị em thiện nguyện viên tại Bình Định, những sinh viên trong chương trình học bổng “Dấn Thân” mang tên Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, các soeurs Phaolô Đà Nẵng tại Qui Nhơn đã trao tận tay cho bà con những vùng bão lũ, những món quà của Bút Nhóm Lửa Việt từ Hoa Kỳ chuyển về trong chương trình Chén Gạo Tình Thân. Mặc dù món quà rất khiêm tốn, nhưng họ rất trân trọng và rất biết ơn khi nói lên hai tiếng BƠ NÊ (Cảm ơn). Chúng tôi cũng đã có dịp đi thăm 8 ngôi nhà và chiếc cầu duy nhất bắc qua sông để học sinh đi học, người dân cõng mì, gùi bắp đi bán đã bị lũ cuốn trôi hoàn toàn và ngôi làng xóm Trường thuộc thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 23, thuộc huyện Đồng Xuân với 41 căn nhà mà có tới 55 gia đình đã trôi mất hoàn toàn, những người thân mất đi, còn những người ở lại giờ đây phải sống cảnh màn trời chiếu đất. Vùng đất trước đây là nơi trù phú nhất vùng giờ đây bị cát phủ lấp trắng xóa đến hơn 1 mét, không thể nào có thể canh tác lại được. Tôi cảm thấy buồn vì không biết bao giờ họ có thể bắt đầu khắc phục hoàn cảnh để gầy dựng lại cơ nghiệp" Còn bây giờ, họ chỉ đành khoanh tay ngồi chờ, vì muốn làm gì cũng chẳng được… Những thứ tối cần thiết cho cuộc sống như gạo, muối, mền, chiếu, thuốc men giờ trở nên hiếm hoi và quý báu. Chúng tôi chỉ biết an ủi và cố gắng bằng mọi cách giúp bà con vùng bão lũ sớm ổn định lại nhà cửa để con em họ có một niềm hy vọng vào tương lai.
Tôi xin chia sẻ với mọi người qua câu chuyện nhỏ như sau: “Trong lúc đoàn chúng tôi đang cùng nhau làm việc, cố gắng hết sức để bà con kịp nhận những bao gạo, nước mắm, muối... thì có một cụ già mon men đến hỏi một người trong đoàn chúng tôi như sau: “Chú ơi, cái tấm băng rôn đang treo ở trên tường đó, nó có thấm nước không vậy" Người của chúng tôi trả lời: “Dạ, không thưa bác.” Cụ già nói tiếp: “Thế thì lát nữa, đoàn làm xong công việc, xin đoàn cho tôi tấm băng rôn đó, để tôi về lớp lại mái nhà hư nát của tôi...” Thế đấy, cả đoàn chúng tôi rất bất ngờ, rất bỡ ngỡ, một câu nói của cụ đã làm cho mọi người trong đoàn dừng ngay lại công việc để ngậm ngùi, cảm thông và chia sẻ với cụ. Còn biết bao câu chuyện thương tâm và ngậm ngùi hơn trong những cơn bão lũ vừa đi qua, chúng tôi đã nghe những người sống trong vùng bão lũ vừa qua kể lại mà không khỏi xót xa và chạnh lòng, như có ai đó sát muối vào lòng chúng tôi ngay lúc đó.
Từ giã bà con những vùng bão lũ, chúng tôi nhận được từ họ những lời cám ơn chân thành và lời nhắn nhủ: “Bà con những vùng bão lũ mong sao những hội từ thiện, những cánh tay của mạnh thường quân trong nước và ngoài nước tiếp tục giúp bà con lương thực, thuốc men, nước uống, quần áo, chăn màn,... cây giống, hoa màu để tái thiết lại cuộc sống mưu sinh cho bà con, bởi vì nếu không có nguồn trợ lực tiếp tục thì trong một vài tháng tới đây bà con vùng bão lũ sẽ bị thiếu lương thực, không còn gì để sinh sống nữa.” Và chính tôi cũng mong muốn sẽ sớm quay trở lại với bà con những vùng bão lũ này, tôi rất mong muốn mọi người cùng chung cánh tay với Bút Nhóm Lửa Việt chúng tôi để chia sẻ những khó khăn cho bà con những vùng bão lũ nơi đây nha. Tôi xin chuyển lời “cảm ơn những tấm lòng vàng đã trang trải tình thương và đã gởi gắm cho Bút Nhóm  Lửa Việt những đồng tiền dành dụm để cứu giúp bà con những vùng bão lũ. Những món quà tuy nhỏ nhưng đã mang đến nụ cười và niềm hạnh phúc trên những gương mặt cằn cỗi, những mái đầu bất hạnh.
Khi nhận được những món quá cứu trợ đầy ắp tình thương, họ cười đó, nhưng mối lo âu vẫn trĩu nặng trên đôi vai.. Sau khi ăn hết những gói mì và những chén gạo này rồi, họ lấy gì để duy trì cuộc sống"... Đất canh tác đã bị nước lụt phủ lên một lớp cát, bùn dày, làm sao có thể trồng được khoai, sắn và hoa màu để đắp đổi cho cuộc sống mai ngày… Hiện tại, họ chỉ biết cầu nguyện và mong đợi mà thôi…
Với tất cả niềm tin tưởng, cám ơn tất cả mọi ân tình, Bút Nhóm Lửa Việt kính xin mọi người mở rộng bàn tay nâng đỡ bà con những vùng bão lũ trong lúc đói nghèo và khốn khổ này. Chúng tôi, nguyện xin Thiên Chúa đừng cho chúng tôi trở lại đây nữa. Vì sự hiện diện của chúng tôi là nơi đây còn tràn đầy đỗ nát, nơi họ chúng tôi đã gặp những tâm hồn và bản lãnh của những người sẵn sang gầy dựng lại mái nhà, ngôi trường và cuộc đời của họ. Ngồi đây tôi vẫn nghe tiếng đinh đóng trên mái tôn dù đêm đã khuya và họ bắt đầu gầy dựng.
Đêm cuối cùng tại Qui Nhơn,
16 tháng 11 năm 2009
Khánh Trân
Trưởng phái đoàn Cứu Trợ
(Nhiều thông tin khác lưu ở: http://www.luaviet.org/)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.