Hôm nay,  

Cha Con

23/06/200900:00:00(Xem: 7563)

CHA CON
Tranh mộc bản Võ Đình.


Trần thị LaiHồng
(Trích Giã Từ Võ Đình)


Tang lễ Giã Từ Võ Đình tổ chức vào Thứ Bảy ngày 6 tháng 6, 2009, tại All County Funeral Home, Lake Worth, West Palm Beach, Florida.
Tuy đơn giản nhưng đầy đủ nghi thức theo nghi lễ Phật giáo, có quý Đại đức Chùa Hương Hải Miami, và quý Sư cô Chùa Lộc Uyển West Palm Beach, tụng niệm.
Con gái út của người quá cố là Hannah Linh Giang Võ Đình đã có dịp nhắc nhở đến đấng sinh thành.  Linh Giang có tâm tính giống Cha, căn cơ, đơn giản đạm bạc, ăn chay trường hơn 20 năm nay, và cũng là một nghệ sĩ. Thỉnh thoảng làm thơ viết văn, nhưng sở thích chính là âm nhạc. Linh Giang hiện dạy nhạc tại một cơ sở âm nhạc vùng Frederick, Maryland.
Một số quý vị có thể không biết nhiều vế thân phụ tôi, nên tôi xin nói ngắn gọn về cuộc đời và những thành quả sáng tác ông để lại.  Không thể nói đến cha tôi mà không nhắc nhở về việc làm của Người, bởi đối với Người, cuộc đời và nghệ thuật đan kết chặt chẽ nhau.
Xin tóm lược chút tiểu sử:  Thân phụ tôi ra đời năm 1933 tại Huế, Việt Nam.  Những tác phẩm khắc gỗ - mộc bản - và tranh vẽ của ông từng được trưng bày khắp Á châu, Âu châu, Canada và Hoa Kỳ, với trên 50 cuộc triển lãm cá nhân.  Là một nhà văn, một dịch giả và minh họa, ông có trên 40 tác phẩm.  Thân phụ tôi và thân mẫu tôi cùng được giải Christopher Award về cuốn First Snow, bà viết và ông minh họa.  Ông còn được giải Literature Program Fellowship, của National Endowment for the Art.
Dầu thành công trong văn học nghệ thuật, thân phụ tôi chẳng bao giờ giàu và cũng chẳng bao giờ cố làm giàu.  Vừa đặt chân đến Mỹ, ông đặt cao giá trị tự do.  Ông biết rằng phóng theo đà ham lợi bừa bãi có thể ảnh hưởng nguy hại đến tinh thần nghệ thuật..  Trong thời chiến tranh Việt nam, phòng triển lãm của ông khuyên nên vẽ những đề tài chiều theo thị hiếu quần chúng đẻ dễ bán:  trẻ con vui chơi, phong cảnh thôn dã… vân vân.  Nhưng cha tôi đã hùng hổ tuyên bố quyền của ông là diễn tả thẳng thừng những tàn phá của cuộc chiến, vì ông biết rõ màu sắc đường nét hội họa của ông là phương tiện, là vũ khí, có thể gây chấn động, biến dạng và khích lệ được sự thay đổi.  Hậu quả là ông rời bỏ nơi hằng triển lãm lâu nay mặc dầu gia đình chúng tôi hồi đó hoàn toàn sống nhờ vào tiền tranh bán được tại đó. 
Đối với ông, vẽ là mục tiêu thiêng liêng ông hằng theo đuổi cần được bảo toàn, thoát hẳn những tác dụng nhơ bẩn thương mại vụ lợi cùng chế độ kiểm duyệt của chính quyền.
Chị tôi – Katherine Phượng Nam - và tôi may mắn trưởng thành trong lối sống đơn giản.  Bất cứ ai gặp cha tôi dẫu chỉ vài phút đều thấy rõ ông dị ứng với những kiểu xe cầu kỳ, nhà cao cửa rộng và những thứ vật dụng tân kỳ.  Ông thường nhắc nhở với chúng tôi lời Bà Nội: “ Tạo ra bao nhiêu thì phiền não bấy nhiêu.”  Khi cần thứ gì, ông tự tay làm lấy, nếu không làm được thì đối đế lắm phải chạy đi mua.  Có thứ gì hư hỏng, ông sửa lại hoặc chế thành thứ khác có thể dùng được. Trong lúc đó, ông không bủn xỉn; ông rất rộng lượng với bạn bè và gia đình, và ngay với số thu nhập bán tranh rất khiêm nhượng ông cũng vẫn thu vén gửi tiền về giúp gia đình ở Việt nam.
Cuộc sống lưu vong biệt xứ xa cha mẹ và quê hương là nguồn đau đớn thâm sâu trong đời ông.  Những kỷ niệm thời thơ ấu của tôi là hình ảnh cha tôi khóc nức nở trên những bức thư đến từ Việt nam, khi ông diễn dịch ra tiếng Anh cho chúng tôi thấu hiểu.
Cha tôi đã chịu đựng những thử thách giữa hai nền văn hóa Mỹ Việt, một đàng ráng bảo tồn thuần phong mỹ tục Việt Nam và một đàng phải nuôi dạy con cái mang hai dòng máu sinh trưởng trên đất Mỹ.  Đây là lãnh vực không hề có tiêu chuẩn ấn định, và để sống còn, như trong hội họa của ông, ông phải tự tạo thế giới riêng và ứng xử trong thê giới đó.  Ông lập riêng cấu trúc cuộc sống qua chương trình sinh hoạt hàng ngày, tự chế cách tập thể dục chẳng cần đồ thiết bị, ông tham thiền, tập yoga, vẽ suốt buổi xế chiều và buổi tối mải mê viết cho đến khuya lắc khuya lơ.
Nhưng nếu đầu óc cha tôi lơ lửng chín tầng mây, thì hai chân ông chôn chặt vào đất.  Ông đẵn gỗ, chặt củi, cắt cỏ, chăm sóc vườn rau, và nấu những bữa ăn với món Pháp hay Việt ngon lành.
Cha tôi lại thích những buổi họp mặt đại gia đình và là linh hồn của những buổi họp măt đó, liên miên kể chuyện bằng cả tiếng Anh rồi tiếng Pháp và tiếng Việt.  Ông kể nhiều chuyện lý thú, giải thích tỷ mỷ những liên hệ về lịch sử, nghệ thuật, văn học và cả triết lý, và thao thao bất tuyệt đọc những đoạn thơ tuôn từ trí nhớ.
Nhưng khi tàn cuộc họp, ánh đèn lần lượt tắt và mọi người ra về, cha tôi một mình lặng lẽ trong khu vườn vắng vẻ, uống chén trà dưới ánh trăng rằm dưới bầu trời nước Mỹ, tơ tưởng đến vầng trăng quê hương Việt nam.
 Từ những kỷ niệm, đó là hình ảnh tôi sẽ nhớ suốt đời về Người.


Caption: TRANH VO DINH.jpg
Tranh mộc bản Võ Đình.
Trần thị LaiHồng
(Trích Giã Từ Võ Đình)
Tang lễ Giã Từ Võ Đình tổ chức vào Thứ Bảy ngày 6 tháng 6, 2009, tại All County Funeral Home, Lake Worth, West Palm Beach, Florida.
Tuy đơn giản nhưng đầy đủ nghi thức theo nghi lễ Phật giáo, có quý Đại đức Chùa Hương Hải Miami, và quý Sư cô Chùa Lộc Uyển West Palm Beach, tụng niệm.
Con gái út của người quá cố là Hannah Linh Giang Võ Đình đã có dịp nhắc nhở đến đấng sinh thành.  Linh Giang có tâm tính giống Cha, căn cơ, đơn giản đạm bạc, ăn chay trường hơn 20 năm nay, và cũng là một nghệ sĩ. Thỉnh thoảng làm thơ viết văn, nhưng sở thích chính là âm nhạc. Linh Giang hiện dạy nhạc tại một cơ sở âm nhạc vùng Frederick, Maryland.
Một số quý vị có thể không biết nhiều vế thân phụ tôi, nên tôi xin nói ngắn gọn về cuộc đời và những thành quả sáng tác ông để lại.  Không thể nói đến cha tôi mà không nhắc nhở về việc làm của Người, bởi đối với Người, cuộc đời và nghệ thuật đan kết chặt chẽ nhau.
Xin tóm lược chút tiểu sử:  Thân phụ tôi ra đời năm 1933 tại Huế, Việt Nam.  Những tác phẩm khắc gỗ - mộc bản - và tranh vẽ của ông từng được trưng bày khắp Á châu, Âu châu, Canada và Hoa Kỳ, với trên 50 cuộc triển lãm cá nhân.  Là một nhà văn, một dịch giả và minh họa, ông có trên 40 tác phẩm.  Thân phụ tôi và thân mẫu tôi cùng được giải Christopher Award về cuốn First Snow, bà viết và ông minh họa.  Ông còn được giải Literature Program Fellowship, của National Endowment for the Art.
Dầu thành công trong văn học nghệ thuật, thân phụ tôi chẳng bao giờ giàu và cũng chẳng bao giờ cố làm giàu.  Vừa đặt chân đến Mỹ, ông đặt cao giá trị tự do.  Ông biết rằng phóng theo đà ham lợi bừa bãi có thể ảnh hưởng nguy hại đến tinh thần nghệ thuật..  Trong thời chiến tranh Việt nam, phòng triển lãm của ông khuyên nên vẽ những đề tài chiều theo thị hiếu quần chúng đẻ dễ bán:  trẻ con vui chơi, phong cảnh thôn dã… vân vân.  Nhưng cha tôi đã hùng hổ tuyên bố quyền của ông là diễn tả thẳng thừng những tàn phá của cuộc chiến, vì ông biết rõ màu sắc đường nét hội họa của ông là phương tiện, là vũ khí, có thể gây chấn động, biến dạng và khích lệ được sự thay đổi.  Hậu quả là ông rời bỏ nơi hằng triển lãm lâu nay mặc dầu gia đình chúng tôi hồi đó hoàn toàn sống nhờ vào tiền tranh bán được tại đó. 
Đối với ông, vẽ là mục tiêu thiêng liêng ông hằng theo đuổi cần được bảo toàn, thoát hẳn những tác dụng nhơ bẩn thương mại vụ lợi cùng chế độ kiểm duyệt của chính quyền.
Chị tôi – Katherine Phượng Nam - và tôi may mắn trưởng thành trong lối sống đơn giản.  Bất cứ ai gặp cha tôi dẫu chỉ vài phút đều thấy rõ ông dị ứng với những kiểu xe cầu kỳ, nhà cao cửa rộng và những thứ vật dụng tân kỳ.  Ông thường nhắc nhở với chúng tôi lời Bà Nội: “ Tạo ra bao nhiêu thì phiền não bấy nhiêu.”  Khi cần thứ gì, ông tự tay làm lấy, nếu không làm được thì đối đế lắm phải chạy đi mua.  Có thứ gì hư hỏng, ông sửa lại hoặc chế thành thứ khác có thể dùng được. Trong lúc đó, ông không bủn xỉn; ông rất rộng lượng với bạn bè và gia đình, và ngay với số thu nhập bán tranh rất khiêm nhượng ông cũng vẫn thu vén gửi tiền về giúp gia đình ở Việt nam.
Cuộc sống lưu vong biệt xứ xa cha mẹ và quê hương là nguồn đau đớn thâm sâu trong đời ông.  Những kỷ niệm thời thơ ấu của tôi là hình ảnh cha tôi khóc nức nở trên những bức thư đến từ Việt nam, khi ông diễn dịch ra tiếng Anh cho chúng tôi thấu hiểu.
Cha tôi đã chịu đựng những thử thách giữa hai nền văn hóa Mỹ Việt, một đàng ráng bảo tồn thuần phong mỹ tục Việt Nam và một đàng phải nuôi dạy con cái mang hai dòng máu sinh trưởng trên đất Mỹ.  Đây là lãnh vực không hề có tiêu chuẩn ấn định, và để sống còn, như trong hội họa của ông, ông phải tự tạo thế giới riêng và ứng xử trong thê giới đó.  Ông lập riêng cấu trúc cuộc sống qua chương trình sinh hoạt hàng ngày, tự chế cách tập thể dục chẳng cần đồ thiết bị, ông tham thiền, tập yoga, vẽ suốt buổi xế chiều và buổi tối mải mê viết cho đến khuya lắc khuya lơ.
Nhưng nếu đầu óc cha tôi lơ lửng chín tầng mây, thì hai chân ông chôn chặt vào đất.  Ông đẵn gỗ, chặt củi, cắt cỏ, chăm sóc vườn rau, và nấu những bữa ăn với món Pháp hay Việt ngon lành.
Cha tôi lại thích những buổi họp mặt đại gia đình và là linh hồn của những buổi họp măt đó, liên miên kể chuyện bằng cả tiếng Anh rồi tiếng Pháp và tiếng Việt.  Ông kể nhiều chuyện lý thú, giải thích tỷ mỷ những liên hệ về lịch sử, nghệ thuật, văn học và cả triết lý, và thao thao bất tuyệt đọc những đoạn thơ tuôn từ trí nhớ.
Nhưng khi tàn cuộc họp, ánh đèn lần lượt tắt và mọi người ra về, cha tôi một mình lặng lẽ trong khu vườn vắng vẻ, uống chén trà dưới ánh trăng rằm dưới bầu trời nước Mỹ, tơ tưởng đến vầng trăng quê hương Việt nam.
 Từ những kỷ niệm, đó là hình ảnh tôi sẽ nhớ suốt đời về Người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.