Hôm nay,  

Hoa Thịnh Đốn: “Thu Quyến Rũ”

29/11/200700:00:00(Xem: 7938)

Hình ảnh mùa thu vùng Hoa Thịnh Đốn.

Hoa Thịnh Đốn.- Bây giờ đang là mùa Thu ở Hoa Thịnh Đốn, lá trổ màu vàng, đỏ, cam,  nâu thật tươi đẹp. Buổi sáng có nhiều sương mù, cảnh vật mờ ảo, đẹp như ở Đà Lạt quê hương mình. Buổi trưa có nắng vàng hanh và gió heo may làm rơi rụng lá vàng , thật thơ mộng, làm xao xuyến những tâm hồn nghệ sĩ. 

Nhưng cái đẹp, cái diễm ảo của mùa Thu không phải chỉ ở lá vàng rực rỡ và nhẹ rơi theo  gió,  mà ở tiết Thu và tình Thu, nhờ thế mà mùa Thu là một đề tài rất phong phú trong thi ca,  âm nhạc VN. Tùy  theo sức phong phú của tâm hồn mà các văn  thi sĩ đã sáng tác những vần thơ, những dòng nhạc bất hũ, đi sâu vào lòng người.

Cảnh mùa Thu đẹp nhất ở Virginia là  Skyline Drive, dài hằng trăm  dặm, chạy dọc trên đỉnh  Blue Ridge, trong vùng đồi  núi  Shenandoah. Xa xa là những đồi non và thung lũng chập chùng, cả rừng cây, lá trỗ màu vàng đỏ xen lẫn, đẹp không thể diễn tả.Nhạc sĩ Văn Trí đã viết bài "Hoài Thu” :

“Mùa Thu năm ấy , trên đường đến miền cao nguyên

Đà lạt núi rừng thâm xuyên

Thác ngàn nước bạc thiên nhiên

Chạnh lòng tôi thấy lá vàng rơi nhẹ say mơ

Lưng trời đàn chim bơ vơ…”

 Giữa bồng lai tiên cảnh này, người thường cũng cảm thấy rung cảm bâng khuâng, huống chi nhạc sĩ Cung Tiến:

”Chiều hôm qua lang thang trên đường

Hoàng hôn xuống và gió muôn phương,

Chiều hôm nay nhìn trời mây vươn,

Có nghe lá vàng não nề rơi không"”

(Thu Vàng)

Phạm Mạnh Cương, nhìn lá vàng rơi  khắp lối mà  lòng trào dâng lên một nổi sầu  mênh mông,  xa cách:

“Nhớ ai … chiều Thu, nhìn theo lá úa rơi đầy trên lối

Nhẹ run tà áo, làn môi tươi thắm như cánh hoa đào

Cách xa vì đâu, dù bao lần lá hoa thay màu

Run chi cành hoa lá,  khi tà dương đã khuất non xa…”

 Vào mùa Thu, trong sương mờ hay trong nắng ấm, hình ảnh lá vàng rơi nhẹ   theo từng cơn gió thoảng đủ gợi cho thi nhân những rung cảm  thật nhẹ nhàng, êm ả, tình tứ, lãng mạn. Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên âu yếm,  thì thầm bên người yêu :

“Em có nghe… mùa Thu mưa giăng lá đỗ

Em có nghe… nai vàng hát khúc yêu đương

Và em có nghe …khi mùa Thu tới,

Mang ái ân mang tình yêu tới …tình ta ngất ngây!”

Nói đến những bản nhạc Thu  bất hũ thì  không thể thể nào bỏ qua bài “Giọt Mưa Thu” của Đặng Thế Phong. 

“Ngoài hiên giọt mưa Thu thánh thót rơi

Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi

Nghe gió thoảng mơ hồ

trong mưa Thu ai khóc ai than hờ”.

Cảnh Thu đẹp, nhưng cái đẹp của mùa Thu là  lá vàng, nó làm người ta liên tưởng đến cảnh héo úa, tàn phai, rơi rụng, nên thường những bản nhạc về Thu chứa chất một nỗi buồn man mát, như trong lời ca , tiếng  nhạc   “DDêm Thu”

“Vườn khuya trăng chiếu

Hoa đứng yên như mắt buồn

Lòng ta xao xuyến lắng nghe lời hoa

Cánh hoa vươn buồn trong gió,

Thoáng hương yêu nhẹ nhàng say…  gió lay”

Cảnh Thu cô tịch, cô liêu thường làm người ta hồi tưởng, mơ màn thả hồn  mơ về vùng trời kỷ niệm dấu  yêu. Trong nỗi xót xa của Thu nhung nhớ, Thu đợi chờ, hình ảnh người yêu thoáng  hiện về:

“Em ra đi mùa Thu

Mùa Thu không trở lại

Em ra đi mùa Thu

Sương mờ giăng âm u

*

Em ra đi mùa Thu

Mùa Thu không còn nữa

Đếm lá úa mùa Thu

Dâng sầu ngập tim tôi”

(Mùa Thu không trở lại)

Với những lời  thơ êm dị, trao  chuốt, hai nhạc sĩ  Đoàn Chuẫn và Từ Linh đã để lại cho âm nhạc VN nhiều dòng nhạc Thu đầy rung cảm,  tuyệt vời:

“ Anh mong chờ mùa Thu

Trời đất kia  ngã màu xanh lơ

Đàn  bướm kia đùa vui trên muôn hoa

Bên những bông hồng đẹp xinh”

(Thu Quyến rũ)

Cảnh Thu luôn bị chế ngự bởi vẽ áo não của lá vàng lác đác  rụng rơi trong khí trời se lạnh của gió đầu mùa. Cây cảnh  đìu hiu, nhạt nhòa trong sương khói làm vạn vật như u uất, ngẫn ngơ, càng  gợi cho thi nhân  cảm xúc ngất ngây với nỗi niềm xa cách:”

“Với bao  tà áo xanh đây mùa Thu

Hoa lá tàn hàng cây đứng hững hờ

Lá vàng  từng cánh rơi từng cánh

Rơi xuống âm thầm trên đất xưa”

(Gửi gió cho mây ngàn bay).

“Thu đi cho lá vang bay,

 Lá rơi cho đám cưới về

Ngày mai người em nhỏ bé

Ngồi trên  thuyền hoa

Tình duyên đành dứt

Lá đổ  muôn chiều ôi lá úa…”

(Lá đổ muôn chiều)

Dòng  nhạc Thu của Văn Cao cũng làm say mê lòng người  qua bản nhạc bất hũ “Buồn Tàn Thu”:

“ Ôi vừa  thoáng nghe,

 bước chân chàng

Từ từ xa đường vắng

Đếm mùa Thu chết ,

Nghe mùa đang rớt

Rơi theo lá vàng”

Giữa cảnh vật mờ ảo với sương mù và mây trời ãm đạm,  cảnh Thu cô tịch, êm ả, Thu tím lạnh lẽo hay  Thu vàng quyến rũ,  có lẽ nỗi buồn sâu đậm thầm kín  nhất vẫn là  nỗi lòng héo hon, sầu nhớ mênh mông tới người mình yêu đã ra đi và mãi mãi không bao giờ trở lại:

“Em đã quên mùa Thu, Em đã quên  mùa Thu, Mùa Thu…

Bây bây giờ là mùa Thu, trời vươn khói suơng mù

Hàng cây khô sầu úa, hiu hắt đứng trong mưa

Mưa như lệ tình xưa, lệ thấm mấy cho vừa

Lệ yêu hoa phượng rũ, Em đã quên mùa Thu…”

(Em đã quên  mùa Thu)

Ôi! nghìn trùng xa cách:

”Ta ngắt đi  một chùm hoa thạch thảo

Em nhớ cho mùa Thu đã chết rồi

Mùa Thu đã chết, em  nhớ cho

Mùa Thu đã chết , em nhớ cho

Mùa Thu đã chết , đã chết rồi

Em nhớ cho, Em nhớ cho…

Từ đây mãi mãi,  không thấy nhau

Từ đây mãi mãi,   không thấy nhau

Từ đây mãi mãi …  không thấy nhau…”

(Mùa Thu Chết)

Vâng! Mùa Thu đã đến Hoa Thịnh Đốn, cảnh  Thu ở đây thật quyến rũ, thật nên thơ  với lá vàng rơi và mây trời xanh ngắt. Kính mời quý độc giả thưởng thức một vài hình ảnh mùa Thu ở Hoa Thịnh Đốn và một vài dòng thơ , dòng nhạc bất hũ trong thi ca, âm nhạc Việt Nam .

HÌNH ẢNH MÙA THU Ở HTDD VÀ TRONG THI-NHẠC VN

http://www.youtube.com/watch"v=e_JzvZ2kwxg

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.