Hôm nay,  

Đạo Trong Võ Học

28/08/200700:00:00(Xem: 10300)

Một thế Nhu Đạo

Những năm đầu thập niên 60, khi tôi mới bước vào võ đường Nhu Đạo Judonam trên đường Chi Lăng, tôi rất hồi hộp, lo ngại vì không biết mình có đủ khả năng tập luyện hay không. Hồi đó tôi chưa đủ 50 kí lô, lại hay bị xây xẩm bất ngờ, trong khi thấy các sư huynh, sư muội quật nhau rầm rầm, nên hơi hoảng.

Nhưng đồng thời tôi lại thấy kích thích, hào hứng vì nhìn những đàn anh đàn chị bay trên 5,7 người quỳ gối, lộn qua, lộn lại, té đằng trước, ngã đằng sau, trông thật đẹp mắt.

Rồi những buổi đầu tiên tập luyện đã qua đi, tôi đã mê man với các thế tập và thấy rằng võ học thật tuyệt vời, để sau đó hào hứng ghi tên đi học luôn 12 buổi một tuần, sáng 2,4,6 học Judo, sáng 3,5,7, học Aikido, chiều 2,4,6 học Karate, chiều 3,5,7 học Jujitsu và Kendo. Tôi say mê học võ để bị thương tật, gẫy cổ tay, gẫy lưng, rớt ngón tay ngón chân, quẹo cùi chỏ, bị mẹ đánh cho nhừ tử, đốt cả quần áo võ sinh. 

Tôi phải mượn quần áo của bạn để mặc, xin tiền Chị hai để đóng tiền học. Đau khổ  nhất là tôi quên cả học chữ, nên thi Tú Tài Một rớt luôn hai kỳ, phải học lại một năm. Đến kỳ thi đầu năm sau, cũng rớt, bị mẹ đánh đòn, các anh chị la, tôi buồn quá, tính tự tử luôn cho rảnh nợ.

Tôi leo lên nóc nhà hai tầng, ngồi trên đó, khóc một hồi, rồi toan nhẩy xuống, nhưng chợt trong đầu tôi nhớ lại lời thầy Nguyễn Bình dặn đi dặn lại: "Thắng không kiêu, bại không nản". Tỉnh trí lại, tôi tà tà leo xuống, nghiến răng học như điên, và kỳ thi thứ hai, đậu rất cao. Bây giờ nghĩ lại, mới nghiệm thấy  trong võ học có đạo, và điểm đầu tiên về Đạo trong võ học là "Thắng không kiêu, bại không nản." Đó là một Đạo trong võ học.

Nói về Đạo trong võ học, là nói về Đường lối, là Chân lý, là Giáo Dục. Võ học chính thống, thì cho dù là võ Việt Nam, võ Nhật, võ Trung Hoa, Đại Hàn, hay bất cứ môn phái của dân tộc nào cũng có Đạo. Nói chung, Võ Học có năm Đạo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

1-Trước hết, nói về chữ Nhân: "Nhân" có nghĩa là lòng thương người, trên căn bản Nhân đạo. Võ học chính thống luôn dậy người phải có lòng Nhân. Học võ không phải để hại người, để khoe tài, để kiêu căng, chà đạp người khác, mà học võ là để vừa Tự vệ vừa để bảo vệ người yếu đuối. Không một môn võ chính thống nào dậy võ sinh là học xong, các trò phải đi xưng hùng xưng bá, phải giết chết địch thủ như trong các phim chưởng, truyện chưởng mà chúng ta thường xem. Tất cả những điều đó chỉ là kết quả của sự tưởng tượng, nhất là đối với dân tộc Việt Nam chúng ta.

Nếu lần giở lại lịch sử trên 4000 năm văn hiến, từ khi lập quốc đến nay, đến thời đại chúng ta, từ Nam, qua Trung, ra Bắc, chưa hề bao giờ nghe nói đến có những môn võ nào dậy đệ tử đi làm hại người cả. Ngược lại, chỉ thấy những môn võ rèn luyện môn sinh để giữ gìn đất nước, bảo vệ người cô thế. Đến khi những môn võ nước ngoài du nhập vào đất nước ta, cũng chỉ nghe nói đến chữ  "Nhân" trong võ học. Các đòn thế đấm, đá, vật, xiết cổ, đè, quăng, ném đều hạn chế người xử dụng tới một điểm nào đó. Những cú đánh kết liễu chỉ được dành cho các môn sinh ở trình độ cao, có thể tự điều khiển được mình rồi, mới được học cách xử dụng, với lời căn dặn là "chỉ khi nào nguy cấp, không còn cách tự vệ nào khác, mới được áp dụng đòn hiểm để thoát thân." Do đó, từ cả trăm năm nay, không mấy ai nghe nói đến có những trường hợp tử vong chỉ vì người xử dụng võ thuật nóng giận, đấm đá kẻ địch đến chết hoặc chết vì thách đấu.

2-Chữ Nghĩa: Một khi nói đến chữ "Nghĩa", người ta thường nghĩ ngay đến "Nghĩa hiệp" và "hành hiệp trượng nghĩa". Mà muốn hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổn phò nguy, thì phải biết võ nghệ. Do đó, võ học đi liền với "nghĩa". Người học võ thường thích ra tay nghĩa hiệp. Giữa đường thấy chuyện bất bằng là phải ra tay ngay. Nghĩa còn dậy chúng ta phải biết trả ơn một khi đã nhận ơn. Người học võ thường không bao giờ muốn nợ ai mà không trả. Nhất là nghĩa Thầy, Cô, nghĩa Sư Phụ, Đệ Tử. Học chữ có thể quên Thầy, nhưng học võ thì không bao giờ có thể không nhớ ơn Thầy đã nắm tay, cầm chân, chỉ cho một thế đá, thế đấm, không thể quên lời Thầy dặn dò, chỉ bảo, hoặc gắt mắng chỉ vì lo cho môn sinh mau tiến bộ, mà lại không gây thương tích cho chính mình hoặc cho người khác.

3-Chữ Lễ: Lễ là hình thức cư xử giữa môn sinh và Thầy Cô, giữa các môn sinh với nhau, giữa môn sinh của môn phái này và môn phái khác. Lễ được thể hiện ngay ở cách chào kính, bái tổ trước khi bước ra sân đấu. Tùy theo môn phái, mà cách chào kính, bái tổ khác nhau, thường thì bái Tổ sư, kính Thầy, chào bạn, có môn phái chào cả khán giả, có môn phái lại chào cả nơi chốn mà mình tập luyện, song đấu nữa. Trong môn phái Nhu Đạo, khi thi lên đẳng cấp đai đen, ngoài thi song đấu, thi kỹ thuật còn thi Lễ nữa. Các võ sinh đai đen phải di chuyển từng bước chân, từng cử động thật chậm đúng Lễ Nghi, đúng phong thái mới được trao bằng. Chữ Lễ trong võ học còn dậy các môn sinh quy củ trường tập, kính trên nhường dưới. Lễ dậy cách bảo vệ danh dự của Môn phái, bảo vệ danh dự cho nhau. Người đã tập võ chân chính càng ngày càng cung kính, nhún nhường, không cao ngạo, không tự phụ, khoe khoang, không biểu diễn võ công khi không cần thiết. Chữ  "Lễ" trong Võ học được trọng kính và áp dụng hơn rất nhiều chữ lễ trong khi học chữ. Người Thầy trong Võ học khi xưa còn có quyền sinh sát với môn sinh hơn cả cha mẹ nữa cũng chỉ vì chữ "Lễ".

4-Chữ Trí: Người học võ nhất định phải học những cách phản công, xử thế trong các trường hợp ngặt nghèo. Môn võ nào cũng dậy cách biến hóa, phản đòn, nghĩa là dậy các môn sinh dùng Trí tuệ đi kèm theo Võ thuật. Không có Trí, võ chỉ là những đòn hùng hục như trâu, gặp đối thủ lanh lợi thì nhừ đòn. Trí trong các môn võ học chính thống không phải là lường gạt,  mưu mô, mặc dù có đòn hư, đòn giả. Người võ sinh chính nhân quân tử chỉ dùng Trí để không cho địch thủ biết mình định xủ dụng đòn nào thật, đòn nào giả. Những cạm bẫy để lừa gạt người không phải là Trí mà chỉ là phương pháp tiểu nhân mà thôi. Ngoài ra, các môn võ chân chính cũng dậy môn sinh phải biết suy nghĩ để cho võ thuật được xử dụng đúng lúc và đúng cách hầu đúng với câu :Một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể tráng kiện.

5-Chữ Tín: Không cần phải giải thích nhiều, ai cũng hiểu, người có võ học luôn biết giữ chữ Tín của Người Anh Hùng, đã nói là làm, đã hứa là phải giữ lời. Người có chữ Tín thà chết không để cho danh dự bị xúc phạm vì nói mà không giữ lời. Trong chiến tranh, đã biết bao võ sinh hy sinh thân mình chỉ vì một chữ Tín với Giang Sơn, Tổ Quốc.

Tóm lại, nói đến Võ Học là nói đến Đạo, đến Lễ Nghĩa, Trung Tín, đến Danh Dự, đến lòng Nhân Từ và Trí Tuệ. Võ học không chỉ là tay đấm, chân đá, quật, vật, ném, tung mà là cả một hệ thống Đạo trầm ẩn, thâm sâu. Người học võ thâm thúy cũng như người tu đạo.  Cho nên, khi nhìn một vị Tôn Sư thật sự, chúng ta tự nhiên thấy kính nể, vì những ưu trầm của Đạo đã thể hiện lên khuôn mặt cũng như một vị tu hành đã thành chánh quả. Không khắc khổ, cau có, không giận bùng, không buồn bã. Chỉ cất tiếng Sư Tử Hống để áp đảo địch thủ, chứ không nổi giận gào thét bất thường. Chỉ ra tay vũ bão để giảm nhẹ đau thương, chứ không biểu diễn, dậm dọa người cô thế. Võ học cao quý như thế nên võ học chính thống càng ngày càng thịnh. Những thế võ quái đản, hại người, hại thân như của Nhạc Bất Quần, Đông Phương Bất Bại như trong chuyện Chưởng thì tự nhiên dần dần tàn lụi. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dân Việt không phải là tù nhân của địa lý. Họ được thừa hưởng cả một giang sơn xinh tươi, phong phú và giầu đẹp cơ mà. Rõ ràng: họ là những tù nhân chính trị bị giam hãm trong một chế độ lười biếng, ngu tối, tham lam, thối nát, và hèn nhát nên những kẻ nắm quyền không chỉ “hưởng lợi trời cho” bằng cách bán sạch tài nguyên (cùng nhân lực) để ăn mà còn sang nhượng cả lãnh thổ, lãnh hải và biển đảo để đổi lấy quyền lợi cùng sự an thân...
Trong bài phát biểu kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày giữa Chủ tịch nhà nước Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm tháng Ba vừa qua, Tập bảo Putin: “Ngay lúc này đây, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng thấy trong suốt trăm năm qua, và chúng ta cùng nhau đẩy mạnh sự thay đổi ấy.” Hiển nhiên, không ai kỳ vọng Tập sang Moskva gặp Putin để thuyết phục Putin chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược phi chính nghĩa ở Ukraine, hầu trả lại hòa bình cho xứ sở đó. Không, không ai ngây thơ đến độ cả tin như thế. Ngược lại là đằng khác, vì Nga càng có mặt lâu dài ở Ukraine, Trung quốc càng có lợi, càng “thừa nước đục thả câu.”
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đã đến New York vào thứ Tư 29 tháng 3, khởi đầu cho chuyến thăm kéo dài 10 ngày, mà theo bà nhằm mục đích gặp gỡ và củng cố quan hệ với các đối tác hợp tác dân chủ.
Năm 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh giác về tình trạng “nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị" của một bộ phận Thanh niên, nhưng 6 năm sau vấn đề suy thoái tư tưởng mới được “khắc phục một bước”. Tại sao lại chậm rùa bò như thế?
Có lẽ cũng không “êm ả” lắm đâu nhưng vẫn đỡ “sốc” hơn là cuộc sống trong một quốc gia Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc mà mọi người buộc “phải ngậm chặt miệng để giữ lấy sinh mạng” – theo như nguyên văn lời của nhà thơ Thái Hạo khi viết về loài cuốc, một giống chim đang dần tuyệt chủng tại Việt Nam!
Cách nay hơn một năm, hôm 4 tháng 02/22, Putin tới Bắc Kinh thăm Xi để xác nhận thêm một lần nữa mối hữu nghị « không biên giới » giữa hai người. Có lẽ vì xúc động mà Xi đã gọi Putin là « người bạn tốt nhất » của mình...
Ngay tại Việt Nam mà qui vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ...
Đảng CSVN tìm mọi cách để cổ võ dân đọc báo đảng, nhưng họ lại tìm vào mạng xã hội nhiều hơn. Đây là mối lo không nhỏ của lãnh đạo đảng mà còn của báo chí, vì thị trường thương mại và ảnh hưởng trong dư luận đã bị chia phần. Tình trạng này đã đươc thảo luận tại 3 ngày Hội báo Toàn quốc, được tổ chức tại Hà Nội từ 17 đến 19/3/2023.
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington. Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy, xem chừng, thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.