Hôm nay,  

Đạo Trong Võ Học

8/28/200700:00:00(View: 10291)

Một thế Nhu Đạo

Những năm đầu thập niên 60, khi tôi mới bước vào võ đường Nhu Đạo Judonam trên đường Chi Lăng, tôi rất hồi hộp, lo ngại vì không biết mình có đủ khả năng tập luyện hay không. Hồi đó tôi chưa đủ 50 kí lô, lại hay bị xây xẩm bất ngờ, trong khi thấy các sư huynh, sư muội quật nhau rầm rầm, nên hơi hoảng.

Nhưng đồng thời tôi lại thấy kích thích, hào hứng vì nhìn những đàn anh đàn chị bay trên 5,7 người quỳ gối, lộn qua, lộn lại, té đằng trước, ngã đằng sau, trông thật đẹp mắt.

Rồi những buổi đầu tiên tập luyện đã qua đi, tôi đã mê man với các thế tập và thấy rằng võ học thật tuyệt vời, để sau đó hào hứng ghi tên đi học luôn 12 buổi một tuần, sáng 2,4,6 học Judo, sáng 3,5,7, học Aikido, chiều 2,4,6 học Karate, chiều 3,5,7 học Jujitsu và Kendo. Tôi say mê học võ để bị thương tật, gẫy cổ tay, gẫy lưng, rớt ngón tay ngón chân, quẹo cùi chỏ, bị mẹ đánh cho nhừ tử, đốt cả quần áo võ sinh. 

Tôi phải mượn quần áo của bạn để mặc, xin tiền Chị hai để đóng tiền học. Đau khổ  nhất là tôi quên cả học chữ, nên thi Tú Tài Một rớt luôn hai kỳ, phải học lại một năm. Đến kỳ thi đầu năm sau, cũng rớt, bị mẹ đánh đòn, các anh chị la, tôi buồn quá, tính tự tử luôn cho rảnh nợ.

Tôi leo lên nóc nhà hai tầng, ngồi trên đó, khóc một hồi, rồi toan nhẩy xuống, nhưng chợt trong đầu tôi nhớ lại lời thầy Nguyễn Bình dặn đi dặn lại: "Thắng không kiêu, bại không nản". Tỉnh trí lại, tôi tà tà leo xuống, nghiến răng học như điên, và kỳ thi thứ hai, đậu rất cao. Bây giờ nghĩ lại, mới nghiệm thấy  trong võ học có đạo, và điểm đầu tiên về Đạo trong võ học là "Thắng không kiêu, bại không nản." Đó là một Đạo trong võ học.

Nói về Đạo trong võ học, là nói về Đường lối, là Chân lý, là Giáo Dục. Võ học chính thống, thì cho dù là võ Việt Nam, võ Nhật, võ Trung Hoa, Đại Hàn, hay bất cứ môn phái của dân tộc nào cũng có Đạo. Nói chung, Võ Học có năm Đạo: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

1-Trước hết, nói về chữ Nhân: "Nhân" có nghĩa là lòng thương người, trên căn bản Nhân đạo. Võ học chính thống luôn dậy người phải có lòng Nhân. Học võ không phải để hại người, để khoe tài, để kiêu căng, chà đạp người khác, mà học võ là để vừa Tự vệ vừa để bảo vệ người yếu đuối. Không một môn võ chính thống nào dậy võ sinh là học xong, các trò phải đi xưng hùng xưng bá, phải giết chết địch thủ như trong các phim chưởng, truyện chưởng mà chúng ta thường xem. Tất cả những điều đó chỉ là kết quả của sự tưởng tượng, nhất là đối với dân tộc Việt Nam chúng ta.

Nếu lần giở lại lịch sử trên 4000 năm văn hiến, từ khi lập quốc đến nay, đến thời đại chúng ta, từ Nam, qua Trung, ra Bắc, chưa hề bao giờ nghe nói đến có những môn võ nào dậy đệ tử đi làm hại người cả. Ngược lại, chỉ thấy những môn võ rèn luyện môn sinh để giữ gìn đất nước, bảo vệ người cô thế. Đến khi những môn võ nước ngoài du nhập vào đất nước ta, cũng chỉ nghe nói đến chữ  "Nhân" trong võ học. Các đòn thế đấm, đá, vật, xiết cổ, đè, quăng, ném đều hạn chế người xử dụng tới một điểm nào đó. Những cú đánh kết liễu chỉ được dành cho các môn sinh ở trình độ cao, có thể tự điều khiển được mình rồi, mới được học cách xử dụng, với lời căn dặn là "chỉ khi nào nguy cấp, không còn cách tự vệ nào khác, mới được áp dụng đòn hiểm để thoát thân." Do đó, từ cả trăm năm nay, không mấy ai nghe nói đến có những trường hợp tử vong chỉ vì người xử dụng võ thuật nóng giận, đấm đá kẻ địch đến chết hoặc chết vì thách đấu.

2-Chữ Nghĩa: Một khi nói đến chữ "Nghĩa", người ta thường nghĩ ngay đến "Nghĩa hiệp" và "hành hiệp trượng nghĩa". Mà muốn hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổn phò nguy, thì phải biết võ nghệ. Do đó, võ học đi liền với "nghĩa". Người học võ thường thích ra tay nghĩa hiệp. Giữa đường thấy chuyện bất bằng là phải ra tay ngay. Nghĩa còn dậy chúng ta phải biết trả ơn một khi đã nhận ơn. Người học võ thường không bao giờ muốn nợ ai mà không trả. Nhất là nghĩa Thầy, Cô, nghĩa Sư Phụ, Đệ Tử. Học chữ có thể quên Thầy, nhưng học võ thì không bao giờ có thể không nhớ ơn Thầy đã nắm tay, cầm chân, chỉ cho một thế đá, thế đấm, không thể quên lời Thầy dặn dò, chỉ bảo, hoặc gắt mắng chỉ vì lo cho môn sinh mau tiến bộ, mà lại không gây thương tích cho chính mình hoặc cho người khác.

3-Chữ Lễ: Lễ là hình thức cư xử giữa môn sinh và Thầy Cô, giữa các môn sinh với nhau, giữa môn sinh của môn phái này và môn phái khác. Lễ được thể hiện ngay ở cách chào kính, bái tổ trước khi bước ra sân đấu. Tùy theo môn phái, mà cách chào kính, bái tổ khác nhau, thường thì bái Tổ sư, kính Thầy, chào bạn, có môn phái chào cả khán giả, có môn phái lại chào cả nơi chốn mà mình tập luyện, song đấu nữa. Trong môn phái Nhu Đạo, khi thi lên đẳng cấp đai đen, ngoài thi song đấu, thi kỹ thuật còn thi Lễ nữa. Các võ sinh đai đen phải di chuyển từng bước chân, từng cử động thật chậm đúng Lễ Nghi, đúng phong thái mới được trao bằng. Chữ Lễ trong võ học còn dậy các môn sinh quy củ trường tập, kính trên nhường dưới. Lễ dậy cách bảo vệ danh dự của Môn phái, bảo vệ danh dự cho nhau. Người đã tập võ chân chính càng ngày càng cung kính, nhún nhường, không cao ngạo, không tự phụ, khoe khoang, không biểu diễn võ công khi không cần thiết. Chữ  "Lễ" trong Võ học được trọng kính và áp dụng hơn rất nhiều chữ lễ trong khi học chữ. Người Thầy trong Võ học khi xưa còn có quyền sinh sát với môn sinh hơn cả cha mẹ nữa cũng chỉ vì chữ "Lễ".

4-Chữ Trí: Người học võ nhất định phải học những cách phản công, xử thế trong các trường hợp ngặt nghèo. Môn võ nào cũng dậy cách biến hóa, phản đòn, nghĩa là dậy các môn sinh dùng Trí tuệ đi kèm theo Võ thuật. Không có Trí, võ chỉ là những đòn hùng hục như trâu, gặp đối thủ lanh lợi thì nhừ đòn. Trí trong các môn võ học chính thống không phải là lường gạt,  mưu mô, mặc dù có đòn hư, đòn giả. Người võ sinh chính nhân quân tử chỉ dùng Trí để không cho địch thủ biết mình định xủ dụng đòn nào thật, đòn nào giả. Những cạm bẫy để lừa gạt người không phải là Trí mà chỉ là phương pháp tiểu nhân mà thôi. Ngoài ra, các môn võ chân chính cũng dậy môn sinh phải biết suy nghĩ để cho võ thuật được xử dụng đúng lúc và đúng cách hầu đúng với câu :Một trí tuệ minh mẫn trong một thân thể tráng kiện.

5-Chữ Tín: Không cần phải giải thích nhiều, ai cũng hiểu, người có võ học luôn biết giữ chữ Tín của Người Anh Hùng, đã nói là làm, đã hứa là phải giữ lời. Người có chữ Tín thà chết không để cho danh dự bị xúc phạm vì nói mà không giữ lời. Trong chiến tranh, đã biết bao võ sinh hy sinh thân mình chỉ vì một chữ Tín với Giang Sơn, Tổ Quốc.

Tóm lại, nói đến Võ Học là nói đến Đạo, đến Lễ Nghĩa, Trung Tín, đến Danh Dự, đến lòng Nhân Từ và Trí Tuệ. Võ học không chỉ là tay đấm, chân đá, quật, vật, ném, tung mà là cả một hệ thống Đạo trầm ẩn, thâm sâu. Người học võ thâm thúy cũng như người tu đạo.  Cho nên, khi nhìn một vị Tôn Sư thật sự, chúng ta tự nhiên thấy kính nể, vì những ưu trầm của Đạo đã thể hiện lên khuôn mặt cũng như một vị tu hành đã thành chánh quả. Không khắc khổ, cau có, không giận bùng, không buồn bã. Chỉ cất tiếng Sư Tử Hống để áp đảo địch thủ, chứ không nổi giận gào thét bất thường. Chỉ ra tay vũ bão để giảm nhẹ đau thương, chứ không biểu diễn, dậm dọa người cô thế. Võ học cao quý như thế nên võ học chính thống càng ngày càng thịnh. Những thế võ quái đản, hại người, hại thân như của Nhạc Bất Quần, Đông Phương Bất Bại như trong chuyện Chưởng thì tự nhiên dần dần tàn lụi. 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kon Tum và Pleiku, nhìn trên bản đồ, giống y như hai thành phố (chị em) nằm kề cạnh bên nhau. Tuy thế, đường tình duyên của hai “kiều nữ” này lại không chạy song song mà đi theo chiều hoàn toàn trái ngược...
✱The Economist: Tác động của vụ chính phủ Nga giảm cung cấp khí đốt đã không dẫn đến mức "thảm họa gas" như một số người lo ngại. Giá khí tự nhiên tại Châu Âu đã giảm từ hơn 300 euro mỗi megawatt-giờ vào mùa hè năm ngoái xuống còn 30 euro trong những ngày gần đây. ✱The Politico Europe: Vào năm 2021, nguồn cung cấp từ Nga chiếm khoảng một nửa tổng lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu của EU ở mức 150 tỷ mét khối mỗi năm. Nhưng đến tháng 11 năm 2022, nó chỉ chiếm dưới 13 phần trăm, và con số này tiếp tục giảm...
Mỹ đã đứng ra bảo đảm an toàn ở Đông Á trong nhiều thập niên gần đây, nhưng Trung quốc ngày càng có nhiều dấu hiệu thách thức, tạo nên sự căng thẳng giữa quan hệ Mỹ - Trung. Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc về kinh tế cộng với tham vọng bành trướng là điều không thể chối cãi. Chừng nào chế độ độc tài Trung cộng còn khăng khăng đòi quyền nuốt chửng Đài Loan bằng bất kỳ phương tiện nào, cộng thêm tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông bất chấp các nước láng giềng nghĩ gì, thì sự căng thẳng đó còn tiếp tục.
Chỉ còn 30 tháng nữa tới kỳ Đại hội đảng CSVN khóa XIV, nhưng tình trạng “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống” và “tham nhũng, tiêu cực” vẫn trơ ra như đá khiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ...
Hà Tĩnh có nhân sự đứng đầu Bộ Y Tế, Bộ Kế Hoạch/ Đầu Tư, Bộ Tài Nguyên/ Môi Trường, Ngân Hàng Nhà nước và cả đống Ủy Viên Trung Ương Đảng mà năm nào cũng ngửa tay đi xin gạo, và con dân địa phương thì phải tha phương cầu thực khắp nơi (làm việc như nô lệ ở xứ người) để có tiền gửi về nhà cứu đói thì có hãnh diện chi mà khoe khoang về cái “bọn ăn trên ngồi trốc” và cái “đám ăn không ngồi rồi” này!
Sau sáu tháng điều tra, Cựu Tổng thống Donald Trump cuối cùng đã bị một đại bồi thẩm đoàn liên bang truy tố về vụ các tài liệu mật, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một cựu tổng thống và cũng là một ứng cử viên tổng thống bị truy tố về tội hình sự. Trump đã phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào và tuyên bố ông hoàn toàn vô tội . Những người bênh vực Trump đã giận dữ tố cáo rằng đây là một đòn phép của Biden nhằm đàn áp và hạ gục đối thủ, ứng cử viên hàng đầu sáng giá nhất của Đảng Cộng Hòa. Nhiều đảng viên Cộng hòa, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã tố cáo Bộ Tư Pháp đối xử bất công với tổng thống thứ 45. Vấn đề những người bênh vực Trump đặt ra là vì sao các vị tổng thống tiền nhiệm khác, khi rời Bạch Ốc đều đóng thùng mang tài liệu theo nhưng không ai bị “sờ gáy”, nhưng với Trump thì mọi chuyện đều khác.
Chương trình hưu trí và khuyết tật đã bị thâm hụt ngân quỹ kể từ năm 2010. Quỹ tín thác của chương trình, nắm giữ số tiền 2,7 ngàn tỷ MK, đang giảm đi nhanh chóng. Những người nắm trách nhiệm về An Sinh Xã Hội, một nhóm bao gồm các bộ trưởng của các Bộ Ngân Khố, Lao động, Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh, cũng như Ủy viên An Sinh Xã Hội, dự đoán rằng quỹ tín thác sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2033. Theo luật hiện hành, khi quỹ tín thác cạn tiền, An Sinh Xã Hội chỉ có thể trả các khoản trợ cấp từ các nguồn thu thuế chuyên dụng (dedicated tax). Tức là, lúc đó, họ sẽ chi trả khoảng 77% các khoản trợ cấp. Nói cách khác cho dễ hiểu, theo luật hiện hành, khi quỹ ủy thác cạn kiệt, những người thụ hưởng An Sinh Xã Hội sẽ thấy khoản tiền nhận hàng tháng bị giảm 23% vào năm 2034.
Và nếu (lỡ) quần chúng có quay “lưng lại với Bach, Beethoven, Chopin… với Quan họ, Chèo, Ca trù… với văn hoá đích thực” thì hãy chỉ mặt vào thủ phạm mà… mắng chửi, chứ sao lại (tráo trở) đổ thừa cho nạn nhân như vậy chớ?
Tại sao nhiều cán bộ Đảng và viên chức Nhà nước “né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, thậm chí không muốn làm vì không có lợi ích riêng?” Đó là thắc mắc được bàn cãi rộng rãi trong và ngoài chính quyền ở Việt Nam từ sau Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ khóa đáng XIII kết thúc ngày 17/5/2023, nhưng không ai biết nguyên nhân và làm sao để chấm dứt tình trạng này...
Chính phủ Trung Quốc đã bị cáo buộc phá hoại quyền tự do ngôn luận ở Úc khi tìm cách ngăn cản người đứng đầu chính phủ lưu vong Tây Tạng xuất hiện theo lịch trình tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Úc trong tháng này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.