Hôm nay,  

Đối Thoại Với CSVN: Người Việt Tị Nạn Đứng Ơ Đâu?

8/13/200700:00:00(View: 13277)

Chính phủ Hoa kỳ, từ thời TT Clinton đến nay, đều chủ trương đối thoại với Việt cộng, không chỉ trong lãnh vực kinh tế mà cả trong lãnh vực Dân chủ, Nhân Quyền tại Việt Nam. Trãi qua các nhiệm kỳ Đại sứ, từ ĐS Peterson, ĐS Burghardt, đền ĐS Marine, và nay là vị ĐS thứ tư Michalak, trong những lần gặp gỡ hiếm hoi với Cộng động người Mỹ gốc Việt, các vị đều không quên "khuyên nhủ" người Mỹ gốc Việt nên thôi chống đối nhà cầm quyền Hà nội, nói theo kiểu Việt cộng là nên "quên đi quá khứ, xóa bỏ hận thù, tiến tới tương lai...". Gần đây nhất, ngày 10-8-2007, trả lời cuộc phỏng vấn của phóng viên đài BBC, Tân Đại sứ Michael Michalak cũng có gợi ý."...tôi tin rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa kỳ cũng như ở các nước khác có một vai trò to lớn trong quá trình thúc đẩy hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế và giáo dục."
Mặt khác, theo dõi những diễn biến chính trị tại Washington, DC, trước và sau chuyến đi của Nguyễn Minh Triết (từ 18 đến 23-7-2007) người ta không thể không chú ý sự kiện TT George W. Bush, PTT Dick Cheyny, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tiếp kiến Đại diện một số tổ chức, đảng phái đấu tranh đòi thực hiện Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam, như Phong Trào QT Yểm trợ Cao Trào Nhân Bản, Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Đảng Việt Tân..., có trụ sở tại Hoa kỳ, và Ủy Ban về Quyền Làm Người Việt Nam, trụ sở tại Paris, Pháp. Dư luận đồn đoán, dường như Chính phủ Mỹ đang làm một cuộc "tuyển lựa tài năng" để chọn một số người có nhiều ảnh hưởng trong các Cộng đồng người Việt tị nạn CS, ở Mỹ cũng như ở các nước khác, nhằm sẵn sàng đại diện cho Khối người Việt tị nạn trong một cuộc đối thoại nào đó với nhà cầm quyền CS, có thể xảy ra trong tương lai không xa, theo sự "đạo diễn" của Mỹ và yêu cầu của CSVN.

Đối thoại dĩ nhiên là một biện pháp tốt, vì nó giúp giải quyết những bất đồng giữa hai phía, hay nhiều phía, một cách hòa bình, đưa tới những thỏa hiệp có lợi cho tất cả các bên. Thỏa hiệp được với CP Mỹ, trước tiên là Việt cộng có lợi, được cấp quy chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn, xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ với thuế suất nhiều lần thấp hơn trước kia, kim ngạch xuất khẩu tăng ào ào...Phía Mỹ cũng có lợi, doanh gia Mỹ thoải mái làm ăn tại VN, khai thác lao động rẻ mạt để làm giàu. VN lại có luật cấm đình công, khỏi lo phá sản..., đó là chưa kể tới những lợi ích lớn lao hơn trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu khu vực Châu Á, Thái Bình Dương của cường quốc Hoa kỳ.

Nói là nói vậy, nhưng dù sao cái mối giao thương Mỹ-Việt khăn khít ấy cũng còn có chỗ "lấn cấn", lấn cấn ở cái "khâu" người Mỹ gốc Việt, với lực lượng trên một triệu "nhân khẩu" ở Mỹ, và khoản 3 triệu trên toàn thế giới. Thử hỏi, hàng hóa nhập từ VN, nhất là lương thực, thực phẩm, là nhằm để bán cho ai" Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ đỏ...đâu có ai biết ăn mắm tôm, cà pháo, mắm ruốc Bà Giáo Thảo. Còn tôm cá, hải sản từ Việt nam, theo xét nghiệm của cơ quan FDA, thì chứa đầy chất kháng sinh gây ung thư, ai mà dám rớ. Rốt cuộc, chỉ có người Mỹ gốc Việt, người Việt ở hải ngoại nói chung, mới là nguồn tiêu thụ chính. Dã thử một ngày nào đó, người Việt hải ngoại bổng dưng...nghỉ chơi với hàng hóa nhập từ VN, chuyện gì sẽ xảy ra" Xa hơn chút nữa, nếu một triệu rưỡi "con bò sữa" gốc Việt bổng dưng trở chứng, cứ thích ngao du sơn thủy tận bên Đông Kinh, Hồng Kông, Xanh-ga-po, Băng cốc, không chịu "ghé bến Sai-gòn", một hai đòi..."anh xa Hà-nội", thì sao" Chuyện đó bây giờ chưa xảy ra, nhưng ai dám bảo đảm nó sẽ không xảy một ngày...xấu trời nào đó, khi người Việt hải ngoại chịu hết thấu cái trò ma mãnh, chơi cha, chơi xấu của mấy anh CỘNG SẢN GỐC VIỆT" Cho nên, hơn ai hết, chính nhà cầm quyền Hà nội mới cần đối thoại với cái mà họ ởm ờ gọi là...khúc ruột xa ngàn dặm.

Người Mỹ gốc Việt không sợ đối thoại, kể cả đối thoại với CSVN. Vấn đề là đối thoại như thế nào" Đứng ở đâu để đối thoại cho được bình đẳng, công bằng" Vả lại, đối thoại là nhằm đưa tới một thỏa hiệp hai bên cùng có lợi. Vậy đối thoại với CS trong tình thế hiện nay, người Việt hải ngoại có lợi gì" Đó là những câu hỏi cần có lời giải đáp.

Đã gọi là đối thoại thì cả hai phía, hay nhiều phía, phải có chỗ đứng ngang hàng với nhau, từ đó mới có thể đạt tới một thỏa hiệp công bằng mà cả hai bên, hay nhiều bên, đều chấp nhận được. Không thể có đối thoại bình đẳng giữa kẻ thắng với người thua; giữa kẻ trên tay lăm le khẩu súng với người tay không tấc sắt; giữa tên cướp với nạn nhân của nó. Đối thoại không bình đẳng sẽ không bao giờ có thỏa hiệp công bằng. Đó không phải là đối thoại chân chính. Đó chỉ là một trò lừa đảo, dối trá. Người Việt quốc gia, không CS, đã có nhiều kinh nghiệm trong đối thoại với người cộng sản. Xin kể sơ một vài trường hợp.

Năm 1945, sau khi cướp chính quyền, Đảng Lao Động VN (giả danh của Đảng CS), thực lực còn yếu kém, tự biết chưa đủ sức giữ chính quyền, buộc phải đối thoại với các đảng phái Quốc gia như Việt Cách (được hậu thuẩn của quân đội Quốc Dân Đảng Trung hoa), Đại Việt Quốc Dân Đảng (có lực lượng vũ trang)...Cuộc đối thoại đó, tương đối bình đẳng, ít ra là nhìn bề ngoài, đã đưa tới việc thành lập Chính phủ Lâm Thời đa đảng, trong đó Hồ Chí Minh (Cộng sản) làm Chủ Tịch, cụ Nguyễn Hải Thần (Việt cách) làm phó, cụ Huỳnh Thúc Kháng giữ Bộ Nội Vụ, Nguyễn Tường Tam (Đại Việt) giữ Bộ Ngoại giao, v.v...Chuyện gì xảy ra cho các đảng phái Quốc gia sau khi HCM ký Hiệp định sơ bộ với Pháp, ngày 6-3-1946, cho phép quân Pháp đỗ bộ lên Miền Bắc,  sau khi quân Trung hoa QDDD rút khỏi VN, mọi người đều đã rõ, thiết tưởng không cần nhắc lại ở đây.

Tháng tư 1975, tin tưởng có thể đối thoại với...người anh em phía bên kia, nhằm thành lập một Chính phủ 3 thành phần, bao gồm VNCH, MTGPMN và những người trong "lực lượng thứ 3", ông Dương Văn Minh đã nài nỉ xin "ông thầy" Trần Văn Hương (Tổng Thống kế nhiệm sau khi TT Thiệu từ chức) nhường cho chiếc ghế Tổng Thống. TT Trần Văn Hương, vị TT hợp hiến cuối cùng của VNCH, trong tình thế khó xử bèn đẩy sang Quốc hội, và QH đã tấn phong Dương Văn Minh ngay sau đó, một cách bất hợp hiến. Ngồi tại Dinh Độc Lập rồi, Big Minh, qua trung gian của Thượng tọa Thích Trí Quang, chỉ làm mỗi việc là...chờ, chờ "phía bên kia" đến để nói chuyện...hòa giải, hòa hợp. Trong khi đó, quân CS ngày càng áp sát Saigon. Và, chuyện gì phải đến đã đến chỉ mấy mươi tiếng đồng hồ sau đó. Ông Minh không hiểu rằng Việt cộng không bao giờ đối thoại khi đang ở thế mạnh.

Sau 30-4-1975, chỉ mấy tháng sau khi chiếm Saigon, tại Dinh Độc Lập, cũng có một cuộc đối thoại khác, rất ...hề, gọi là cuộc "Hiệp thương hai miền Nam-Bắc thống nhất đất nước". Cầm đầu phái đoàn Bắc Việt là Trường Chinh, Tổng Bí Thư Đảng Lao động VN (bấy giờ chưa đổi tên thành Đảng CSVN). Cầm đầu phái đoàn Miền Nam là Phạm Hùng (Bí thư Xứ Ủy Nam Bộ Đảng Lao động VN). Không ai nhắc tới Nguyễn Hữu Thọ, Chủ Tịch Mặt Trận GPMN, hay Huỳnh Tấn Phát, Thủ Tướng Chánh phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam, với lá cờ nửa xanh nửa đỏ và chiêu bài Độc lập, Hòa bình, Trung lập...Thực tình mà nói, đây chỉ đơn thuần là một cuộc "đối thoại" giữa hai cha con nhà họ Cộng. Có thể tưởng tượng, trong vỡ tuồng hiệp thương đó, Cộng cha bảo Cộng con:"Mày hết việc rồi. Biến!". Là xong. Thằng con chết mất xác, không để lại dấu tích gì cả. Hạ màn!

TT Bush, Chính phủ Mỹ, các nhà kinh doanh Mỹ, dĩ nhiên muốn người Mỹ gốc Việt thôi chống CSVN. Dàn xếp được chuyện đó, giao thương Mỹ-Việt sẽ hết lấn cấn, Chính phủ cũng đỡ...nhức đầu, còn các nhà kinh doanh thì thoải mái làm ăn ở VN. Như trên đã nói, Đảng CSVN còn mơ ước chuyện đó hơn ai hết, bởi vì như vậy họ mới "nắm" được các cộng đồng người Việt hải ngoại. Mà nắm được cái...khúc ruột ngàn dặm rồi thì tha hồ làm giàu, tha hồ tiếp tục..."muôn năm trường trị". Còn người Việt tị nạn hải ngoại" Họ được gì" Được miễn visa khi về nước" Được mua nhà ở VN" Được mang tiền bạc, chất xám về đầu tư" Nói thật, chuyện miễn visa, mua nhà thì không ai ham, còn đầu tư thì...không dám. Cái gương Trịnh Vĩnh Bình, và vô số người khác nữa, vẫn còn nóng hổi. Nếu nói "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" thì tương lai đó là tương lai nào" Hơn 80 triệu dân trong nước còn chưa thấy chút ánh sáng tương lai nào, chưa biết sẽ còn bị bịt mắt, bịt miệng dẫn tới đâu trên con đường mờ mịt tiến lên CNXH, nói chi người Việt hải ngoại.  Không có tương lai nào cả, một khi cái Điều 4 trịch thượng còn nằm chình ình trong cái gọi là Hiến pháp của nước CHXHCNVN, cho phép Đảng CS áp đặt nền thống trị độc tài tàn bạo vĩnh viễn trên đất nước VN.
Là công dân Mỹ, người Mỹ gốc Việt rất thông cảm, rất biết ơn Tổng Thống, biết ơn Chính phủ, biết ơn các vị Đại sứ, về sự quan tâm của các vị đến vấn đề VN, nơi mà đồng bào ruột thịt của chúng tôi đang phải sống lầm than dưới ách thống trị bạo tàn của một trong vài con khủng long còn sót lại trên hành tinh nầy. Nhưng trong tình thế hiện nay, chúng tôi không có nhu cầu, cũng chưa thấy lý do chính đáng để đối thoại với đảng CSVN, cho tới khi nào cái điều 4 ác ôn ấy không còn nữa. Chừng đó may ra...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thử tìm hiểu «chủ nghĩa poutine» hay «poutinisme». Phải chăng đó là một thứ chủ nghĩa độc tài được kín đáo che giấu dưới những dàn dựng dân chủ, như có bầu cử qua phổ thông đầu phiếu, có Quốc hội làm luật, có tòa án, có vài tờ báo tự do buổi đầu, v.v… nhưng tiếp nối dòng lịch sử Nga, hoặc « chủ nghĩa poutine » không gì khác hơn là một hệ thống những nhà tài phiệt và những người thấm nhuần ảnh hưởng của KGB trong cách suy nghĩ và hành động. Chế độ chỉ tồn tại nhờ dựa vào một người mạnh...
Trong chiến tranh vừa qua ở Việt Nam (1954-1975), quân đội cộng sản Bắc Việt Nam tấn công mạnh mẽ khắp nơi vào đầu năm 1975, tiến chiếm Vùng I Chiến thuật, rồi vùng II Chiến thuật của Việt Nam Cộng Hòa, và xua quân đe dọa thủ đô Sài Gòn. (Điều nầy đã được viết nhiều, xin không trình bầy lại ở đây.) Tình hình quân sự đang dồn dập ngoài mặt trận, thì một cuộc vận động ngoại giao quốc tế âm thầm diễn ra, nhằm tránh sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam. Tích cực trong việc nầy là hai chính phủ Pháp và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa..
Đôi khi ta tự hỏi: Nếu không có ngày 30/4/1975 thì đất nước và con người Việt Nam bây giờ ra sao? Không ai có thể trả lời được, nhưng có một điều rõ ràng: Ngày ấy, tuy đất nước thống nhất nhưng lòng người Nam-Bắc vẫn xa nhau vời vợi...
Vậy bằng cách nào mà cuốn tạp chí Bách Khoa, số cuối cùng (phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 1975) đã không bị ném vào mồi lửa, không trở thành giấy gói xôi, không bị thu hồi, tịch thu, tiêu hủy” và vẫn có thể xuất hiện “nguyên con” trên trang web của Tạp Chí Thế Kỷ 21 vào ngày 2 tháng 4 năm 2017? Đây là câu hỏi mà quý vị lãnh đạo của chính phủ hiện hành cần “suy ngẫm” để có thể ban hành những nghị quyết, hay nghị định đỡ ngớ ngẩn (và lạc hậu) hơn chút xíu.
✱ BNG: Mỹ chi hơn 3,4 tỷ đô la kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh tàn bạo, vô cớ chống lại Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Mỹ chuyển hướng, viện trợ vũ khí tấn công thay vì vũ khí phòng thủ sau 55 ngày chiến tranh ✱ AFP: Ngũ Giác Đài có kế hoạch chi tiêu 3,5 tỷ USD sản xuất vũ khí (bao gồm tên lửa Stinger và Javelin), bởi một đạo luật chi tiêu được quốc hội thông qua vào giữa tháng Ba ✼ Tân Hoa Xã: Trung quốc coi Mỹ là bên tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine ✱ Morningsta ( tổ hợp tài chính): “Cuộc chiến ở Ukraine đã làm thay đổi trật tự địa chính trị, theo cách chưa từng được chứng kiến trong 30 năm qua...
Việt Nam vốn không có Bộ Ngoại Giao mà chỉ có Đảng Ngoại Giao thôi. Gần đây, chính sách đối ngoại của Đảng còn phải lệ thuộc vào một cái Đảng (khác) nữa cơ. Rắc rối như vậy nên mới có chuyện kiêng/kỵ lôi thôi như thế!...
Hai vị dũng tướng, Marcel Bigeard của quân đội Viễn Chinh Pháp và tướng Ngô Quang Trưởng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cùng bại trận trong hai cuộc chiến mà lần nào cũng làm thay đổi vận mệnh của Việt Nam. Hai ông cùng có ý nguyện cuối cùng là sau khi qua đời, tro của mình sẽ được đem về rải tại chiến trường xưa.
Theo một nghiên cứu của Goldman Sachs, một công ty đầu tư và dịch vụ tài chánh đa quốc gia, kinh tế Nga sẽ giảm 10% trong năm 2022. Reuters trích dẫn một tin từ chính phủ Nga cho thấy kinh tế có thể co cụm 15%. Đây là một suy thoái lớn nhất kể từ thời kỳ đen tối vào đầu thập niên 1990, lúc Liên Xô mới xụp đổ. Trước khi có chiến tranh xâm lăng, kinh tế Nga tiên đoán phát triển 2%. Mức lạm phát ở Nga sẽ tăng lên đến 20% - 24% vào cuối năm nay. Tuy nhiên, những cư dân ở Moscow cho biết giá đã tăng 20% - 30%. Xuất khẩu và nhập cảng sẽ giảm 10% và 20%.
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác : khi họ chết không ai nhắm mắt!
Việt Nam đã tự “trát muối vào mặt” trước thế giới trong 3 cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến xâm lăng Ukraine của Nga. Xấu hổ nhất là Việt Nam đã “bỏ phiếu chống” trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 7/4/2022 vì các cuộc tàn sát vô nhân đạo của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.