Hôm nay,  

Cha Lý Bị Bịt Miệng, Nhưng CSVN Không Bịt Miệng Được Toàn Dân

4/7/200700:00:00(View: 16416)

Việt Nam: 30-3 Có Khác 30-4" Cha Lý Bị Bịt Miệng, Nhưng CSVN Không Bịt Miệng Được Toàn Dân

Hoa Thịnh Đốn.- Tấm hình Công an Nguyễn Minh Tân bịt  miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý trước tòa án bày hàng  ở Huế hôm 30-3 (2007) đã nhắc cho mọi người Việt Nam nhớ đến ngày 30-4-1975 để  tưởng niệm 22 năm tòan dân mất tự do ngôn luận.

Cha Lý bị bịt miệng khi  ông  hô to: “Việt Nam áp dụng luật rừng.  Đả đảo đảng cộng sản” để chống lại bản án  8 năm tù về “tội”  “ tuyên truyền chống nhà nước XHCN Việt Nam.”

Hành động của chính phủ  Việt Nam ngăn cấm cha Lý  phát biểu trước tòa án, không cho các bị cáo phản biện và không có luật sự bào chữa  đã chà đạp lên  Hiến pháp và tất cả các Luật hình sự của  một Nhà nước vẫn tự cho mình  có “pháp quyền”.

Nó  cũng đã  bôi nhọ văn minh dân tộc và làm nhục tổ tiên và các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh chỉ mong cho con cháu không còn bị kìm kẹp, mất tự do như dưới các chế độ phong kiến, thực dân.

Báo chí trong nước, do đảng kiểm soát, không dám in tấm hình Cha Lý bị bịt miệng nhưng nó đã được truyền đi khắp thế giới để nói lên sự tồi tệ và độc tài của chế độ.

Lịch sử hơn 4 ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, vì vậy, đã bị thóa mạ  bởi hành động “bịt miệng” của chế độ công an trị trước công lý và dư luận văn minh trên thế giới.

Đối với nhân dân các nước yêu chuộng  tự do thì  tấm hình  “bịt miệng” gía trị hơn vạn  lời nói  đã giúp họ nhìn thấy tận mắt chiếc  mặt nạ dân chủ gỉa tạo của chế độ đã bị  Công an Nguyễn Minh Tân lột ra.

Việc Cha Lý bị bắt đi tù không xa lạ gì với Giáo hội Công giáo và người Việt Nam từ trong ra ngoài nước kể từ năm 1977 khi ông chống lại các chính sách bất công, đàn áp tôn giáo  và chiếm đất của giáo hội.

Lần này ông bị bắt giam và phạt tù vì  đã công khai vận  động dân chủ, chống chế độ độc đảng và là một trong những nhà đấu tranh hàng đầu của Việt Nam đòi đảng  CSVN tôn trọng tự do và nhân quyền.

Nhưng trái với các phiên tòa đàn áp dân chủ trước đây, phiên tòa xử Cha Lý và các đồng chí của ông là các  ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, các cô Lê thị Lệ Hằng và  Hoàng thị Anh Đào đã phản ảnh rõ nét nhất tình trạng không có dân chủ và tự do ở trong nước.

Tấm hình  Cha Lý bị “bịt miệng” cấm nói  đã công khai hết tình cảnh của nhân dân ở  hai miền đất nước Nam-Bắc  bị chế độ đàn áp từ 1975 đến bây giờ.  Nhưng Cha Lý không phải là nạn nhân đầu tiên hay duy nhất mà trước ông, một nửa phần  dân tộc của ông ở miền Bắc đã bị đảng  CSVN hành hạ như thế từ năm 1953 !

Sự xấu xa của tấm hình cũng đã xóa tan tất cả những huyền thoại  tự tô son điểm phấn của chế độ trong tuyên truyền là một nhà nước có  thượng tôn luật pháp, có  dân chủ, tự do, và các quyền căn bản của người dân, kể cả tự do ngôn luận, được bảo đảm.

Nó còn nói cho thế giới thấy rõ những hành động  như công tác chuẩn bị cho Cuộc “đảng cử dân bầu” Quốc hội XII  vào ngày 20-5 (2007) tới đây cũng chỉ là một trò dân chủ  gỉa mạo  không đánh lừa được ai, kể cả một số người hớn hở tự ứng cử rồi lại  mau chóng “phấn khởi” rút lui vì những lý do rất hào phóng như trường hợp Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ.

Ông Võ  nói: “ Sáng ngày 21 tháng 3 năm 2007, tôi được đồng chí Nguyễn Đức Hạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương trao đổi qua điện thoại là tôi vẫn đang thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý và Ban Bí thư có ý kiến là không phân công tôi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII. Là đảng viên, tôi chấp hành sự phân công của tổ chức”.

Như thế thì tự do của dân hay của đảng "

Ngay đến Công tác chống tham nhũng cũng đã  biến thành trò múa rối trước hình ảnh Cha Lý bị “bịt miệng”

THAM NHŨNG “BỊT MIỆNG”

Công tác này đã được quy định trong Nghị quyết Trung ương 3-Khoá X ngày 29-7-2006, sau khi có  Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005 nhưng xem ra cũng chỉ như “nước đổ đầu vịt”.

Nghị quyết  Trung ương 3 viết: “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.”

 “Nguyên nhân chủ yếu của những thiếu sót, khuyết điểm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí là:

- Cơ chế, Chính Sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.

- Tổ chức và hoạt Đảng của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp hoặc bị phân tán.

-Nhiều tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trang, sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí, nên lãnh đạt nhũng chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc thậm chí còn nể nang, né tránh, dung túng, bao che cho tham nhũng, lãng phí; chưa thực sự dựa và dân và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị.

- Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, công chức nói riêng còn nhiều yếu kém. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bô, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đại đức; chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm.

Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong nhĩmg năm tới, phải đẩy mạnh toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.”

 Gần một năm sau, ngày 31-3 (2007), Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng phúc trình trước Quốc hội: “Tôi vẫn nghiêm túc kiểm điểm với Quốc hội là tiến độ điều tra còn chậm. Thời gian tới, các vụ án này sẽ được xét xử công khai, đúng pháp luật. Tuy nhiên, các cơ quan không thể xét xử theo dư luận, không thể đòi hỏi cơ quan xét xử như báo chí nêu. Báo chí nêu nhiều vấn đề tốt, đúng, nhưng cũng có nhiều cái không đúng".

Theo Dũng , Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra việc phòng chống tham nhũng, nhưng  Ban chỉ đạo cũng không phải là phép màu để chống tham nhũng.

Dũng bảo: “Chừng nào cấp ủy, người đứng đầu đơn vị chưa vào cuộc thì không thể thành công…Chúng tôi được nhà nước giao nhiệm vụ, Thủ tướng làm trưởng ban, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng làm Phó ban. Chống tham nhũng là khó khăn thậm chí phải chấp nhận những điều khó lường, nhưng trước đòi hỏi bức xúc của nhân dân, chúng tôi sẽ cố gắng làm hết mình. Chúng tôi không thấy đơn độc, chúng tôi có lòng tin là sẽ từng bước ngăn chặn đẩy lùi quan liêu, tham nhũng".

Theo Báo cáo của Ban Thường vụ Quốc hội thì số vụ án tham nhũng được khởi tố, điều tra, xét xử trong năm 2006 tăng hơn so với năm trước, nhưng  “số lượng các vụ sai phạm được phát hiện với giá trị tài sản lãng phí, thất thoát là rất lớn, việc thu hồi về cho ngân sách lại rất nhỏ. Việc xử lý các cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng chưa nghiêm, phần lớn chỉ kỷ luật, thiếu tác dụng răn đe, phòng ngừa. "Đặc biệt còn để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm trong việc xem xét, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực"

 “Luật phòng, chống tham nhũng được ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/6/2006, nhưng đến nay, theo báo cáo của Chính phủ còn 12 tỉnh thành và 3 bộ chưa ban hành Chương trình hành động thực hiện Luật theo chỉ đạo của Thủ tướng; 22 tỉnh thành, 2 bộ không có báo cáo kết quả thực hiện.”

Thắc mắc về Báo cáo của Chính phủ nêu: “Cấp uỷ, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…”. Đại biểu Trần Đình Long (Đắk Nông)  hỏi: “Liệu có đúng là những  nơi  này “chưa thực sự coi trọng” hay không làm và không dám làm"”

ĐB Nguyến Đình Lộc (TP.Hồ Chí Minh) đồng tình chỗ này với ông Long: “Tại sao lại một số nơi chưa thực sự coi trọng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực- trong khi cả nước ra sức đấu tranh đẩy lùi, coi như công việc trọng tâm"”.

Đại biểu (ĐB) Trần Thanh Khiêm (Cà Mau) nhận xét: “Nhưng xét tổng thể thì tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Tình trạng này vẫn diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến niềm tin của cử tri. Nguyên nhân bao trùm vẫn là việc thực thi, biểu hiện là chương trình hành động của một số bộ ngành, địa phương chưa sát thực tiễn hoặc chưa gửi…cần đánh giá và kiểm điểm lại chuyện này.”

ĐB Trần Huy Hanh (Vĩnh Phúc) nói: “Dư luận rất quan tâm đến những vụ án điểm kéo dài, tất nhiên là cần thận trọng theo đúng pháp luật nhưng thời gian kéo quá dài, có biểu hiện nể nang né tránh. ”

ĐB Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) nhìn nhận: “Tham nhũng càng chống lại càng tăng, lan rộng ra nhiều lĩnh vực, có những lĩnh vực không thể hình dung ra.”

Ông Kiệt đề nghị: “QH xem xét lại nguyên nhân chứ không chỉ tập trung mạnh vào công tác “chống”. “Có phải cơ chế đã tạo cơ hội cho tham nhũng" Nếu cơ chế càng lỏng thì càng chống tham nhũng càng lan rộng”. Ông Kiệt tiếp tục đề cập đến việc xử lý án chưa nghiêm, chưa kịp thời. Nhiều vụ lớn chưa xử được nên không có tính răn đe. Cần xem xét lại đội ngũ cán bộ, bởi đã có những dấu hiệu xuống cấp.” (VietnamNet, 30-3-2007)

Báo chí trong nước còn đưa tin Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết: “Hiện nay, mặc dù đã có quy định trách nhiệm người đứng đầu nhưng thực tế hiếm có người đứng đầu nào bị xử lý xử lý cách chức, khiển trách vì thiếu trách nhiệm.”

Như thế thì tham nhũng đã “bịt miệng” cán bộ hay cán bộ tự “bịt miệng” để cho đảng không bị xấu hổ như Công an đã “bịt miệng” Cha Lý"

(4/07)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ Foreign Policy: Các con đập của Trung Quốc làm thay đổi dòng chảy giữa thượng nguồn và hạ lưu - Trung Quốc ngày càng hạn chế lượng nước nhiều hơn. ✱ Stimson (USA): Căn cứ và dữ liệu (MDM) cho thấy các con đập tại thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ✱ Global Times: Các chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về hệ thống kiểm soát MDM về sông Mê Kông do Mỹ tài trợ. Nhưng ...Kể từ 11.2020 công khai "chia sẻ dữ liệu thủy văn" mà trước đây từ thập niên 1990, Trung Quốc coi dữ liệu quản lý nước là bí mật nhà nước. ✱ BBC: Việc giảm xả nước từ các con đập gây tranh cãi của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mê Kông đã tác động xấu đến nhiều nơi ✱ Phys. Org Uk: Đại học Hòa Lan dự đoán vào năm 2050 phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ sụt giảm xuống dưới mực nước biển nếu không có kế hoạch thay đổi sớm...
Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 11/10/2022 đã bỏ phiếu chấp nhận Việt Nam làm thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc (HĐNQLHQ) nhiệm kỳ 2023-2025. Thực tế này đã làm một số đông những người Việt tranh đấu cho Nhân quyền thất vọng và sự hoang mang đang làm tê liệt những sáng kiến hoạt động của họ...
... không ai có thể phủ nhận được sự tận tụy, cùng tấm lòng vị tha, của hằng vạn giáo viên trên khắp nẻo đường đất nước. Xin chân thành cảm ơn các em, các cháu – những cô gái Việt Nam vô danh và thầm lặng – đã vì những mầm non bất hạnh mà hy sinh, và trao trọn tuổi thanh xuân, để tương lai của xứ sở đỡ được phần đen tối.
Ngoài mặt ai cũng tưởng đảng Cộng sản Việt Nam đang “sống hùng”, “sống mạnh”, nhưng bên trong lại đang lo tranh đấu chống cuộc chiến tư tưởng để bảo vệ chế độ...
* Trump và MAGA Cộng Hòa lo ngại thế chiến thứ III với Nga nếu Mỹ tiếp tục trợ giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ chống Nga xâm lược. * Nhiều thành viên Cộng Hòa trong Quốc Hội chống các dự luật viện trợ cho Ukraine vì e ngại tổn phí của Mỹ cho chiến tranh Ukraine ảnh hưởng đến Hoa Kỳ với lạm phát cao và kinh tế trì trệ. * Từ một đảng có chính sách ngoại giao diều hâu, Đảng Cộng Hòa đã biến thành một đảng bồ câu, đặc biệt dưới thời Donald Trump, cô lập hóa nước Mỹ với thế giới. * Mục tiêu của Trump và MAGA Cộng Hòa là một nước Mỹ da trắng phát xít theo chủ nghĩa White Christian Nationalism, tương tự như chính sách dân tộc Nga của Putin...
Như TNS John McCain, cử tri Arizona đã đặt tinh thần quốc gia lên trên tính đảng phái, khi một tiểu bang đỏ dành lá phiếu cử tri của mình cho các ứng viên mà họ nghĩ là xứng đáng thuộc đảng Dân Chủ.
Nếu cha mẹ cũng như ông bà và chú bác của Lucas vẫn cứ im lặng cam chịu và chấp nhận chế độ hiện hành thì trong tương lai gần con bé sẽ được giám sát bởi đôi ba cái camera, chứ (e) không phải một...
✱ CRS Congress: Tính đến ngày 14 tháng 10 năm 2022, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 20,3 tỷ đô la viện trợ để giúp Ukraine bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ - Lực lượng Đặc biệt của Hoa Kỳ mở các khóa đào tạo và huấn luyện cho lực lượng đặc biệt Ukraine. ✱ Yahoo News: CIA giám sát một chương trình bí mật huấn luyện chuyên sâu ở Mỹ cho các lực lượng hoạt động đặc biệt tinh nhuệ của Ukraine và các nhân viên tình báo khác. Chương trình huấn luyện bắt đầu vào năm 2015, tại một cơ sở không được tiết lộ ở miền Nam Hoa Kỳ. ✱ DW Germany - Lực lượng Mỹ huấn luyện quân đội Ukraine tại Đức và giúp họ học sử dụng các hệ thống vũ khí tiên tiến - việc huấn luyện các lực lượng Ukraine đang diễn ra ở các khu vực khác tại châu Âu, nhưng không tiết lộ địa điểm. ✱ Al Jazeera/DIA: Sự thất bại của các lực lượng Nga trước sự đối kháng mãnh liệt của Ukraine cho thấy lực lượng của Moscow không có khả năng đạt được mục tiêu xâm lược ban đầu do TT Putin đã đề ra. ✱ White House: Chúng tôi có quyền nói chuyện trực tiếp.
Đảng Dân chủ có thể sẽ mất đa số trong cả hai viện của Quốc hội, nhưng đảng Cộng hòa đã không đạt được một chiến thắng vang dội như các cuộc thăm dò đã dự kiến. Kết quả này cũng làm cho cựu Tổng thống Donald Trump thất vọng và cần phải dè dặt hơn trong mọi dự định sắp tới...
Khi mới đến Mỹ định cư, cuối thập niên 1970 tôi gặp một cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam. Anh Mark khi đó tuổi chưa đến 30, nhập ngũ đầu thập niên 1970 theo lệnh động viên, có hai năm đóng quân ở Cần Thơ, Biên Hoà. Hết hạn nghĩa vụ, anh về làm việc ở thư viện Đại học Berkeley và tôi gặp anh ở đó, khi còn là sinh viên...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.