Hôm nay,  

Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘Đối Thoại’ Với Dân?

09/02/200700:00:00(Xem: 12987)

Ông Nguyễn Tấn Dũng ‘Đối Thoại’ Với Dân"

Theo tin tức phổ biến từ hảng truyền thông quốc tế BBC, “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam sẽ dành hai giờ để đối thoại với người dân qua mạng internet vào ngày 9 tháng 2 tới đây. Buổi đối thoại sẽ diễn ra trên trang web của Chính phủ trong khi hai trang web khác tham gia lấy ý kiến của người dân cho cuộc đối thoại là website của Đảng Cộng sản và Báo Điện tử VietnamNet. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên Tập của VietnamNet nói rằng đây là cuộc đối thoại trực tuyến có quy mô lớn nhất từ trước tới nay và kể cả người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam cũng có thể đặt câu hỏi.”

Nếu đúng như vậy thì đây là một dấu hiệu đáng chú ý, và có thể là đáng khích lệ, dù rằng mọi người không tránh khỏi nghi ngờ đây chỉ là một màn kịch thu nhỏ, trên một sân khấu mới, của cái kiểu góp ý trước Đại hội X vừa qua.

Đáng chú ý vì lần đầu tiên trong lịch sử nước CHXHCNVN, người lãnh đạo cao nhất của bộ máy nhà nước chấp nhận đối thoại với dân.

Có thể là đáng khích lệ vì sự kiện này cho nhân dân và các đoàn thể đối lập một cơ hội mới để chính thức đặt ra một số vấn đề với nhà nước Việt Nam.

Về việc đối thoại với dân, ông Nguyễn tấn Dũng sẽ lập nên một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử. Ở các nước dân chủ tiền tiến, việc ghi nhận phản ảnh, nguyện vọng của dân được luật pháp trao phó cho thành phần đại biểu các cấp, từ Hội đồng Thành phố cho đến, Dân biểu, Nghị sĩ Tiểu bang và Liên Bang, v.v… Những đại diện dân cử này sẽ tổng hợp các ý kiến tiêu biểu nhất và đạo đạt lên cơ quan chức năng liên hệ, kể cả Quốc hội và các cơ quan Hành pháp. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vấn đề được đặt ra trực tiếp với người lãnh đạo quốc gia. Và tất nhiên, bất cứ lúc nào và trong bất cứ trường hợp nào, các cơ quan truyền thông đều có quyền tự do để nêu lên vấn đề trước công luận và đặt vấn đề trực tiếp với các cơ quan chức năng liên hệ. Cơ chế xã hội mang tính đối trọng này đặt các cơ quan Nhà Nước vào vị trí phải thực thi nghiêm chỉnh chức năng của mình, hoặc sẽ bị chế tài, bất tín nhiệm, kể cả việc bị truy tố trước pháp luật.

Do đó, việc ông Nguyễn tấn Dũng có nhã ý dành hai giờ đồng hồ để trao đổi với nhân dân là đáng hoan nghênh, nhưng đúng ra, ông nên làm khác đi.

Trước nhất, ông nên ra lệnh cho các Hội đồng Nhân dân, Uỷ Ban Nhân dân và Đại biểu Quốc hội nghiêm túc đón dân, ghi nhận phản ảnh của người dân, và tích cực đạo đạt nguyện vọng của nhân dân lên thành phần lãnh đạo các cơ quan chức năng. Ông đồng thời cũng nên ra lệnh cho các cơ quan nhà nước phải nghiêm túc báo cáo đến ông những điều họ ghi nhận được. Từ đó, ông sẽ có sự giải quyết hoặc chánh sách thích hợp.

Một nơi quan trọng khác mà ông cũng cần quan tâm đặc biệt là các cơ quan Thanh tra Nhà nước. Ông chỉ cần cho nhân viên điều tra một cách nghiêm túc hàng trăm ngàn đơn khiếu kiện, tố cáo do dân oan gửi lên và đang bị ém nhẹm để có hướng giải quyết cụ thể, thì ông đã có thể trở thành một ”Bao Công thời đại”. Điều cần phải nói ngay là ông đừng hứa suông và để dân oan thất vọng như trường hợp ông Trung tướng Công an Nguyễn Việt Thành.

Làm được hai điều đó là ông Thủ Tướng sẽ hiểu được phần nào hiện tình đời sống và nguyện vọng của nhân dân. Còn nếu như chỉ “chat” trên mạng, thì ông sẽ chỉ nhìn nghe thấy được rất ít phản ảnh, vì đại đa số hộ dân ở trong nước không có máy vi tính hay điều kiện lên mạng. Đó là chưa kể người dân vẫn còn lo ngại là sự góp ý thật tình về những sai lầm, tội ác của chính quyền địa phương có thể sẽ dẫn họ đến tai họa bởi sự trù dập của đám tham quan.

Thời nào cũng vậy, chế độ nào cũng vậy, thành phần lãnh đạo có chủ trương lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân đều đáng hoan nghênh. Điều quan trọng là phải thực tâm và phải thực hiện đúng cách.

Với bối cảnh xã hội hiện nay, nếu nhà nước Việt Nam muốn thực thi đúng đắn vai trò “Nhà Nước của dân, do dân và vì dân” thì những người lãnh đạo phải nhanh chóng cải cách thật rốt ráo các chánh sách đối nội. Trong đó, đề nghị ông hãy mạnh dạn thúc đẩy việc dân chủ hoá xã hội, để làm nền tảng cho việc dân chủ hoá bộ máy nhà nước.

Việc dân chủ hoá xã hội tất nhiên vô cùng khó khăn và tế nhị, song đó là quy trình không thể tránh được để một xã hội có thể phát triển bình thường như các nước tiên tiến khác trên thế giới. Nếu nhà nước Việt Nam thực sự tôn trọng dân chủ, ít nhất là theo tinh thần các điều khoản đã được quy định trong bản Hiến pháp hiện hành, thì những người lãnh đạo nhà nước cần phải mạnh dạn thúc đẩy việc thực thi tinh thần dân chủ. Một vấn đề cốt lõi của việc thực thi dân chủ trong việc điều hành quốc gia là nhà nước phải chấp nhận sự hiện diện và ý kiến xây dựng đất nước của các nhân sĩ và đoàn thể đối lập, cũng như ý kiến của các cơ quan truyền thông, báo chí ở trong và ngoài nước. Đảng CS không thể tiếp tục dùng lý do “ổn định chính trị” để duy trì sự độc quyền lãnh đạo quốc gia. Sự ổn định chánh trị không thể đồng nghĩa với sự độc tài toàn trị. Các nước văn minh tiến tiến mà Việt Nam đang muốn làm bạn đều đã có xã hội đa nguyên và cơ chế đa đảng nhưng đất nước họ vẫn ổn định; không những thế họ còn phát triển vô cùng tốt đẹp. Thế thì không có lý do gì mà Việt Nam lại là một ngoại lệ.

Nếu ông Nguyễn tấn Dũng và những người lãnh đạo hiện nay lắng nghe các tiếng nói đối lập ở cả trong và ngoài nước, để thực tâm cải tạo bộ máy nhà nước, từ cơ cấu đến chánh sách, thì đất nước Việt Nam sẽ thực sự sớm có ổn định chánh trị. Sự ổn định của bộ máy nhà nước chỉ có thể được nhìn nhận khi xã hội được thực sự dân chủ, tự do và nước Việt Nam không bị các cơ quan nhân quyền quốc tế liệt vào các danh sách vi phạm nhân quyền.

Muốn “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, nhà nước phải lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, và phải tôn trọng vai trò, ý kiến, đề nghị của những nhân sĩ và đoàn thể đối lập. Thực tế tới đây sẽ chứng minh thiện chí và khả năng lãnh đạo của ông Nguyễn tấn Dũng.

(Trích Tập san Hoa-Mai #10 -- http://www.hoamai.org/Media/TSHM/dvd_TapSan_10.htm).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhật báo Washington Post của Mỹ ghi nhận là: “Tổng thống Pháp Macron vốn dĩ đã rất tức giận khi được tham vấn tối thiểu trước khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Điều đó bây giờ đã tăng lên. Chính quyền Biden nên xem xét sự không hài lòng của Pháp một cách nghiêm túc. Hoa Kỳ cần các đối tác xuyên Đại Tây Dương vì đang ngày càng tập trung chính sách đối ngoại vào cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc. Và trong số này, Pháp được cho là có khả năng quân sự cao nhất.
Sau khi tấm ảnh người đàn ông đi xe máy chở người chết cuốn chiếu, chạy qua đường phố của tỉnh Sơn La (vào hôm 12 tháng 9 năm 2016 ) được lưu truyền trên mạng, Thời Báo – Canada đã kêu gọi độc giả góp tay ủng hộ gia đình của nạn nhân. Số tiền nhận được là 1,800.00 Gia Kim, và đã được những thân hữu của toà soạn – ở VN – mang đến tận tay gia đình của người xấu số, ở Sơn La.
Công bằng mà nói, ngày càng có nhiều sự đồng thuận là chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Sự răn đe đòi hỏi những khả năng đáng tin cậy. Liên minh mới này phù hợp với lý luận đó.
Liên quan đến cuộc bầu cử Quốc Hội Đức 2021 trước đây tôi đã giới thiệu lần lượt ba ứng cử viên: Scholz của SPD, Laschet (CDU) và Baerbock (Xanh). Nhưng trong những tháng qua có khá nhiều tin giật gân nên để rộng đường dư luận tôi lại mạn phép ghi ra vài điểm chính bằng Việt ngữ từ vài tin tức liên quan đến cuộc bầu cử 2021 được truyền thông và báo chí Đức loan tải.
Năm 17 tuổi, đang khi học thi tú tài, tôi bỗng nhiên bị suyễn. Căn bệnh này – vào cuối thế kỷ trước, ở miền Nam – vẫn bị coi là loại nan y, vô phương chữa trị. Từ đó, thỉnh thoảng, tôi lại phải trải qua vài ba cơn suyễn thập tử nhất sinh. Những lúc ngồi (hay nằm) thoi thóp tôi mới ý thức được rằng sinh mệnh của chúng ta mong manh lắm, và chỉ cần được hít thở bình thường thôi cũng đã là một điều hạnh phúc lắm rồi. If you can't breathe, nothing else matters!
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao? Giả thiết người ấy là ta, cuộc đời ta sẽ như thế nào? Ai cũng có thể tự đặt câu hỏi như vậy và tự cảm nghiệm về ý nghĩa của câu hỏi ấy. Sinh hoạt của một người, trong từng giây phút, không thể không có trí nhớ. Cho đến một sinh vật hạ đẳng mà chúng ta có thể biết, cũng không thể tồn tại nếu nó không có trí nhớ. Trí nhớ, Sanskrit nói là smṛti, Pāli nói là sati, và từ Hán tương đương là niệm, cũng gọi là ức niệm, tùy niệm. Nói theo ngôn ngữ thường dùng hiện đại, niệm là ký ức. Đó là khả năng ghi nhớ những gì đã xảy ra, thậm chí trong thời gian ngắn nhất, một sát-na, mà ý thức thô phù của ta không thể đo được.
Ba mươi năm trước tôi là thành viên hội đồng quản trị của một cơ quan xã hội giúp người tị nạn trong khu vực phía đông Vịnh San Francisco (East Bay) nên khi đó đã có dịp tiếp xúc với người tị nạn Afghan. Nhiều người Afghan đã đến Mỹ theo diện tị nạn cộng sản sau khi Hồng quân Liên Xô xâm chiếm đất nước của họ và cũng có người tị nạn vì bị chính quyền Taliban đàn áp. Người Afghan là nạn nhân của hai chế độ khác nhau trên quê hương, chế độ cộng sản và chế độ Hồi giáo cực đoan.
Bà Merkel là một người đàn bà giản dị và khiêm tốn, nhưng nhiều đối thủ chính trị lại rất nể trọng bà, họ đã truyền cho nhau một kinh nghiệm quý báu là “Không bao giờ được đánh giá thấp bà Merkel”.
Hai cụm từ trọng cung (supply-side) và trọng cầu (demand-side) thường dùng cho chính sách kinh tế trong nước Mỹ (đảng Cộng Hòa trọng cung, Dân Chủ trọng cầu) nhưng đồng thời cũng thể hiện hai mô hình phát triển của Hoa Kỳ (trọng cầu) và Trung Quốc (trọng cung). Bài viết này sẽ tìm hiểu cả hai trường hợp. Trọng cung là chủ trương kinh tế của đảng Cộng Hoà từ thời Tổng Thống Ronald Reagan nhằm cắt giảm thuế má để khuyến khích người có tiền tăng gia đầu tư sản xuất. Mức cung tăng (sản xuất tăng) vừa hạ thấp giá cả hàng hóa và dịch vụ lại tạo thêm công ăn việc làm mới. Nhờ vậy mức cầu theo đó cũng tăng giúp cho kinh tế phát triển để mang lại lợi ích cho mọi thành phần trong xã hội. Giảm thuế lại thêm đồng nghĩa với hạn chế vai trò của nhà nước, tức là thu nhỏ khu vực công mà phát huy khu vực tư.
Gần đây, chỉ một tấm ảnh của nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ – Nicole Gee – ôm em bé người Afghan với thái độ đầy thương cảm thì nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đều phổ biến và ca ngợi! Nhân loại chỉ tôn trọng sự thật, trân quý những tâm hồn cao thượng và những trái tim biết rung động vì tình người – như nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ, Nicole Gee – chứ nhân loại không bao giờ thán phục hoặc ca ngợi sự tàn ác, dã man, như những gì người csVN đã và đang áp đặt lên thân phận người Việt Nam!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.