Hôm nay,  

Khủng Hoảng Lúa Gạo

30/04/200800:00:00(Xem: 9857)

...vừa được mùa lúa gạo mà dân trong Nam lại hốt hoảng sợ thiếu ăn...

Tuần qua, khi mà dân chúng Việt Nam cũng hốt hoảng về nạn thiếu gạo vì giá cả tăng vọt, vụ khủng hoảng về lúa gạo ở khắp Á châu đã thực tế tràn vào Việt Nam, một quốc gia đứng hàng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo. Diễn đàn Kinh tế của đài RFA sẽ tìm hiểu về cuộc khủng hoảng và những giải pháp có thể áp dụng trong tương lai, qua cuộc trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, cuối tuần qua, cơn sốt gạo đã nổi lên tại Việt Nam khi rất nhiều người đổ xô mua gạo phòng ngửa và nạn đầu cơ tích trữ có xảy ra. Như vậy, vụ khủng hoảng lúa gạo đã thực tế tràn vào một quốc gia đứng hàng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo và vừa được mùa thu hoạch rất khả quan tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Vì lý do đó, mặc dù cơn sốt gạo tại Việt Nam có vẻ đã tạm lui từ hai ngày qua chúng tôi vẫn đề nghị là trong chương trình chuyên đề tuần này, ta sẽ cùng tìm hiểu về cuộc khủng hoảng đó và về những biện pháp mà các nước trên thế giới có thể áp dụng.

Câu hỏi đầu tiên thưa ông, vì sao khủng hoảng lúa gạo đã bùng nổ vào lúc này khi nhiều nước sản xuất gạo đã hoặc sắp tới mùa gặt được thế giới dự đoán là khả quan"

- Vụ khủng hoảng lúa gạo chúng ta đang chứng kiến là một phần của vụ khủng hoảng vì lương thực tăng giá phi mã, mà diễn đàn này đã nhiều lần đề cập tới từ cuối năm ngoái. Gạo là nguồn lương thực chính của nhiều người, nhất là tại Á châu trong đó có Việt Nam. Thành phần dân chúng nghèo đói nhất lại bị ảnh hưởng nặng nhất nên khủng hoảng lúa gạo có thể dẫn tới khủng hoảng xã hội là điều đã xảy ra cho 37 quốc gia trên thế giới, tính tới tuần này. Vụ khủng hoảng lương thực nghiêm trọng đến độ Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã triệu tập một phiên họp bất thường trong hai ngày đầu tuần tại Thụy sĩ để cùng các tổ chức quốc tế tìm phương cách đối phó.

Hỏi: Như vậy, khủng hoảng lúa gạo là một phần của cuộc khủng hoảng về lương thực, nhưng đó là một phần lớn hay nhỏ tới chừng nào"

- Trong các loại ngũ cốc, gạo là lương thực đứng hàng thứ nhì sau lúa mì và là nguồn lương thực chính của các nước châu Á. Dân số thế giới có sáu tỷ người thì hơn 15%, tức là hơn một tỷ người là thành phần nghèo đói, có lợi tức bình quân là dưới một đô la một người trong một ngày, nghĩa là thu nhập cả năm chưa được tới 360 Mỹ kim. Trong số này, hơn hai phần ba là những người ăn gạo tại châu Á, tức là khoảng 700 triệu người. Họ mất chừng 40% ngân sách chi tiêu chỉ nội cho một việc là mua gạo. Ngoài châu Á, châu Phi ngày nay tiêu thụ gạo nhiều hơn trước và có tỷ lệ bần cùng còn cao hơn châu Á nên cũng bị ảnh hưởng rất nguy kịch. Trong những biến động đang dồn dập xảy ra, có lẽ khủng hoảng lương thực gần như là đồng nghĩa với khủng hoảng lúa gạo.

Hỏi: Nếu có thể nói thật ngắn gọn về nguyên nhân thì ông cho là vì sao thế giới lại bị khủng hoảng lương thực vào lúc này khi mà sản lượng ngũ cốc trên toàn cầu đang ở một mức cao kỷ lục như diễn đàn này đã trình bày trong một kỳ trước, là hai tỷ 130 triệu tấn"

- Thật khó mà nói tới một nguyên nhân chính, và tôi lại xin trở lại chuyện "nhân" và "duyên" mà mình thường đề cập tới trong chương trình này. Cái "nhân" ở đây là hoàn cảnh cung cầu đang căng thẳng vì số cầu rất cao. Cái "duyên" chính là nạn đầu cơ tích trữ trên phạm vi toàn cầu.  Chính quyền Việt Nam đang kết án những người gọi là đầu cơ tích trữ trong xã hội, nhưng thực tế thì chính Việt Nam - và nhiều quốc gia khác - cũng đang đầu cơ tích trữ gạo.

- Điều ấy cho thấy những bất toàn trong thị trường lúa gạo vì ta nên biết là tâm lý hốt hoảng hoặc phản ứng tích trữ dẫn tới nạn đầu cơ chỉ xảy ra khi thị trường không vận hành một cách bình hòa. Chính quyền Việt Nam cần nhìn ra trách nhiệm của mình trong vụ khủng hoảng đó, chứ nếu chỉ cho công an đi lùng bắt người đầu cơ hoặc cấm báo chí không được loan tin xấu về việc cung cấp lương thực thì cũng không giải quyết được vấn đề.

Hỏi: Nếu vậy, xin đề nghị là chúng ta sẽ lần lượt phân tích những nguyên nhân sâu xa của vấn đề, trước hết là về tình hình cung cầu, được biểu hiệu qua một chỉ dấu là giá cả. Sản lượng lúa gạo của thế giới đã lên xuống ra sao và vì sao giá gạo lại tăng vọt như vậy"

- Theo một cơ quan có thẩm quyền nhất là Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế, có tên tắt là IRRI với trụ sở đặt tại Manila của Philippines, thì sản lượng gạo trên thế giới đã gia tăng đều đặn từ 1960 đến nay, trừ ba năm bị sút giảm nhẹ là từ năm 1999 tới 2001. Giá gạo cũng giảm mạnh và tương đối liên tục kể từ năm 1974, tính theo thực giá của đô la ngày nay thì giảm từ khoảng 1.300 xuống dưới 300 đô la một tấn, cho tới 2001 mới bắt đầu tăng. Nhưng tăng mạnh nhất là kể từ năm 2007, rồi từ bốn tháng đầu năm nay thì đã trở thành phi mã. Nếu lấy giá gạo tiêu chuẩn trên thị trường là gạo Thái loại có 5% tấm, thì từ đầu năm ngoái đến tháng Tư năm nay đã gấp ba, từ 362 đô la đã lên một ngàn đô la một tấn.

- Nguyên nhân chính yếu và sâu xa của hiện tượng trường kỳ này là sau cuộc cách mạng về kỹ thuật nông nghiệp - mà người ta gọi là "Cách mạng Xanh" vào đầu thập niên 1960-1970 - khi sản lượng tăng và giá hạ, nhiều quốc gia Á châu đã rơi vào phản ứng chủ quan ỷ lại mà lãng quên hẳn khu vực canh nông. Chúng ta có đề cập tới vấn đề ấy trong chương trình phát thanh cách đây hai tuần, vào ngày 16 tháng Tư dưới tiêu đề "Nông sản lên giá - Nông gia tuột dốc" khi phân tích báo cáo mới nhất của Ủy ban Kinh tế Xã hội Á châu Thái bình dương ESCAP.

Hỏi: Như vậy, có phải là từ cái nhân là lãng quên nông nghiệp mà chúng ta đang gặp hậu quả ngày nay"

- Khi nói đến tình trạng cung cầu bấp bênh ngày nay, ta nhớ trước tiên là vế cung, là sản lượng và đà gia tăng năng xuất canh tác của các nước có sút kém dần vì ít đầu tư vào hạ tầng vận chuyển, vào công nghệ lúa gạo và bỏ rơi khu vực canh nông, hoặc lấy đất đai canh tác vào công dụng khác. Đấy là phần quan trọng nhất của vấn đề, các yếu tố khác như thiên tai, dịch bệnh hay giá cả nguyên nhiên vật liệu gia tăng, chỉ làm cho vấn đề trở thành trầm trọng hơn.

- Bước sang chuyện cầu và giá cả thì ta không quên rằng nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng thì thật ra cũng chỉ đủ "vặt mũi bỏ mồm", là trường hợp bốn nước trồng gạo nhiều nhất địa cầu mà tiêu thụ cũng nhiều nhất. Đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh. Quốc gia có sản lượng thứ năm là Việt Nam thì còn dư để xuất khẩu nhưng vẫn thua kém nước thứ sáu là Thái Lan, đứng đầu thế giới về xuất cảng gạo.

- Khi người ta ăn nhiều hơn mà sản xuất không tăng theo cùng nhịp độ thì mình có tình trạng cung cầu bấp bênh như hiện nay. Thế rồi những nước xuất khẩu mà quản lý kém về vĩ mô lại dùng lợi thế ấy để tích trữ và đầu cơ, là trường hợp Việt Nam, với kết quả bất công là nông gia hưởng lợi rất ít mà các đầu nậu thu mua và doanh nghiệp xuất khẩu lại có lời lớn. Trong khi ấy, dân nghèo lại rơi vào hoàn cảnh thiếu ăn trầm trọng nên động loạn mới dễ bùng nổ.

Hỏi: Ông có nghiêm khắc quá khi nói tới trường hợp của Việt Nam hay không"

- Thưa là không và điều mỉa mai là chuyện ấy lại xảy ra khi Việt Nam đang muốn ăn mừng biến cố 1975 vào cuối tháng Tư này! Khi đồng bằng Cửu Long vừa được mùa lúa gạo mà dân trong Nam lại hốt hoảng sợ thiếu ăn khiến Chính phủ và các ban ngành hay chính quyền địa phương phải mở chiến dịch trấn an thì ta thấy ra sự bất trắc và không đáng tin của thông tin và phân phối thị trường.

- Bây giờ, hãy tưởng tượng ra phản ứng của từng tỉnh là lui về chế độ "ngăn sông cấm chợ" thời trước để gạo của tỉnh nhà khỏi lọt qua nơi khác thì ta suy ra quy mô toàn cầu của vấn đề, khi các nước đều phải có phản ứng phòng ngừa như thế. Đây là một sự thất bại hiển nhiên của quản lý thị trường.

Hỏi: Chúng ta bước qua phần thứ hai của đề tài là làm sao giải quyết vấn đề này, vấn đề ông cho là do sản xuất kém và quản lý kém. Hãy nói về sản lượng trước, người ta có thể làm được những gì"

- Chúng ta sẽ phải nói đến biện pháp ngắn hạn và chiến lược trường kỳ. Nhưng, ngay trước mắt thì ai cũng có thể thấy rằng mình phải gia tăng sản lượng lúa gạo. Làm sao đạt mục tiêu ấy" Để tăng sản lượng, ai cũng có thể nghĩ đến mở rộng diện tích canh tác, đạt năng xuất cao hơn trên cùng một diện tích hoặc phải cùng lúc làm cả hai việc đó. Thực tế cho thấy những giới hạn quá lớn của việc mở rộng diện tích canh tác nên giải pháp chủ yếu và thiết thực là phải nâng cao năng xuất.

- Một cách cụ thể, và cần xúc tiến ngay trong một chiến lược có tầm vóc quốc gia, là xác định lại ưu tiên của nông nghiệp và đầu tư nhiều hơn vào việc nghiên cứu ra công nghệ mới và phổ biến kiến thức mới cho nông gia. Nói cho dễ hiểu là phát động một cuộc Cách mạng Xanh trên phạm vi toàn cầu và toàn quốc. Đó là về chiến lược trường kỳ mà các nước đều đang được nhắc nhở.

Hỏi: Về những biện pháp trước mắt thì các nước có thể làm được những gì"

- Tôi thiển nghĩ rằng ở gốc thì trong khi chờ đợi tìm ra giải pháp kỹ thuật cải thiện năng xuất, người ta cần giảm thiểu những thất thoát oan uổng trong quy trình từ sản xuất, xay xát, đến phân phối, tức là tồn trữ, bảo quản và vận chuyển. Việt Nam có thể tiết kiệm - nghĩa là gia tăng được - số thất thâu là từ 10 đến 15% sản lượng lúa gạo trồng trọt được và nâng cao được phẩm chất lúa gạo mình có. Chính quyền nên đi tiên phong trong việc đầu tư thiết thực ấy.

- Bước kế tiếp là nên bắt đầu giải phóng thị trường để nông gia ngày càng có cơ hội tiếp cận thẳng với nhà tiêu thụ thay vì phải mất tiền cho hệ thống trung gian, và cho doanh nghiệp thực tế đang được độc quyền xuất khẩu và làm giá.

- Tôi xin lấy một thí dụ dễ hiểu là nếu các doanh nghiệp phân phối hay bán lẻ hoặc hệ thống siêu thị của quốc tế mà được đầu tư vào thị trường Việt Nam, chính họ sẽ trực tiếp gặp gỡ nông gia, giải thích về yêu cầu hay thị hiếu của thị trường, đặt ra tiêu chuẩn chính xác cho nông gia biết rõ mà cung ứng vì điều ấy có lợi cho cả đôi bên. Khi được yểm trợ từ gốc mà lại có cơ hội tự do trao đổi ở ngọn thì nông gia sẽ có lợi và chính là thị trường sẽ cải thiện được những bất toàn hay ách tắc trong phân phối.

Hỏi: Câu hỏi sau cùng mà nhiều người rất quan tâm, thưa ông, liệu một trận đói có thể xảy ra tại Việt Nam hay không mà vì sao dân chúng lại hốt hoảng như vậy"

- Chúng ta không quên rằng hai chục năm trước, khi Việt Nam bắt đầu giải phóng nông nghiệp từ thời kỳ đổi mới và lần đầu tiên xuất khẩu gạo sau mấy chục năm chiến tranh, một số tỉnh đã bị đói. Ngày nay, có lẽ nạn đói sẽ khó đe dọa như thời ấy nhưng tâm lý hốt hoảng thì vẫn còn, là trường hợp xảy ra cho mọi xã hội trong hoàn cảnh bất trắc của thị trường.

- Tuy nhiên, dù không sợ bị chết đói, Việt Nam cũng cần chú ý đến tình trạng ngặt nghèo nhất của các thành phần cùng khốn mà chuẩn bị những biện pháp cung cấp và cấp cứu xã hội. Tất nhiên, đây không phải là sự tái lập của chế độ tem phiếu ngày xưa, và trong hoàn cảnh đó, người ta cũng không nên quên rằng nạn tham nhũng vẫn hoành hành và các phần tử thiếu lương thiện sẽ thừa cơ trục lợi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.