Hôm nay,  

RFA Phỏng Vấn Trần Bình Nam Về Trường Sa Và Hoàng Sa

21/12/200700:00:00(Xem: 9939)

Thưa quý thính giả, trong khi Hà Nội tiếp tục im lặng và chưa có một hành động cụ thể nào trước việc Trung Quốc ngang nhiên xâm lấn chủ quyền Việt Nam trền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì phát ngôn nhân của Trung Quốc lại tiếp tục lên tiếng lần thứ hai yêu cầu Việt Nam ngăn cấm các cuộc biểu tình do sinh viên Việt Nam tổ chức, càng làm cho dư luận căm phẫn trước thái độ ngạo mạn này.

Mặc Lâm phỏng vấn ông Trần Bình Nam, nhà bình luận chính trị có nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc để tìm hiểu thêm những nhận xét của ông.

- Mặc Lâm: Thưa ông, xin cám ơn ông đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn ngày hôm nay. Trước tiên xin ông cho biết việc ngang nhiên xâm lấn chủ quyền của Việt Nam lần này của Trung Quốc có khác với những lần trước như thế nào ạ"

- Ông Trần Bình Nam: Tôi thấy vấn đề Trường Sa đúng là một vấn đề rất là quan trọng đối với Việt Nam vào giờ phút này. Căn bản của vấn đề, như nhân dân trong nước cũng như đồng bào hải ngoại đều biết rõ, thì đây là một vấn đề liên quan đến thái độ bất nhất của chính quyền cộng sản Việt Nam qua những thời kỳ khác nhau. Trở về quá khứ một chút, thời kỳ từ 1954 cho đến 1970 là thời kỳ Việt Nam thân thiện với Trung Quốc. Bởi vì thân thiện với Trung Quốc cho nên rất dễ dãi với nhau… vấn đề đất đai biên giới, hải đảo này nọ.

Trong khung cảnh đó mới có công hàm ngày 14.9.1958 của ông thủ tướng Phạm Văn Đồng ký một cách như vô tình, mà mặc nhiên coi Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc. Qua thập niên 70 cho đến 80 thì quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không được tốt đẹp, vì vậy cho nên Việt Nam muốn đòi lại những gì mà mình vô tình hiến trước kia. Sau khi Nga Xô sụp đổ thì đầu thập niên 90 Việt Nam trở lại thân thiện với Trung Quốc. Khi đó vấn đề đất đai trở thành một vấn đề khó nói vì nói trước thì ngược với sau, nói sau thì ngược lại với trước. Đó là mấu chốt đã làm cho chính quyền CSVN rất kẹt trong vấn đề tranh chấp đất đai với Trung Quốc.

- Mặc Lâm: Ông vừa cho rằng vấn đề trở nên khó giải quyết vì tính bất nhất của nhà cầm quyền trong nhiều năm qua, và yếu tố nhượng đất năm 1958 đã trở thành khó xử cho Hà Nội. Như vậy theo ông thì giải pháp nào có thể khả dĩ đem ra áp dụng hiện nay nhằm giải quyết những vướng mắc cơ bản này ạ"

- Ông Trần Bình Nam: Vấn đề bây giờ là phải tính một giải pháp lâu dài. Căn bản chủ quyền của Trường Sa và Hoàng Sa là của ai" Tôi thấy lúc này là lúc cần phải đánh vào điểm căn bản đó ngoài những đề nghị chung chung. Trước hết chính quyền Việt Nam phải đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, sau đó kiện ở tòa án quốc tế là hai việc phải làm. Nhưng tôi thấy có một khía cạnh mà Việt Nam có thể khai thác, đó là vị trí của ông cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chúng ta nhớ khi ông Phạm Văn Đồng nhân danh thủ tướng ký công hàm 14.9.1958 thì lúc đó ông Giáp là một vị tướng đang nổi danh trên thế giới với trận Điện Biên Phủ và ông là 1 trong 5 người đứng đầu danh sách Bộ Chính trị là ông Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Trinh, Phạm Văn Đồng và ông ta.

- Mặc Lâm: Xin được phép ngắt lời ông là theo như ông nói thì ông Võ Nguyên Giáp có vai trò nhất định trong việc ký kết công hàm vào năm 1958. Vậy thì ông ấy sẽ làm được gì để làm sáng tỏ hay vạch ra những chèn ép mà Trung Quốc cố tình áp đặt lên Hà Nội trong thời gian đó, thưa ông"

- Ông Trần Bình Nam: Mấy ông kia thì đều qua đời cả rồi, bây giờ chỉ còn một mình ông Võ Nguyên Giáp còn sống. Ông Võ Nguyên Giáp có thể là người hiểu rõ khung cảnh của công hàm năm 1958. Hơn nữa ông là một vị tướng nổi danh trên thế giới cho nên lời nói của ông tôi nghĩ sẽ có ảnh hưởng trên thế giới. Theo tôi, tôi nghĩ rằng nhân dân trong nước cũng như hải ngoại cần nên đề nghị với ông, với vị trí của ông lúc đó, ông cần lên tiếng về vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa. Và nếu căn cứ theo những lời phát biểu hiện nay của chính phủ Hà Nội thì rõ ràng là chính phủ Việt Nam chưa bao giờ nhường Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc... thì ông nên lên tiếng như vậy và sự lên tiếng của ông tôi nghĩ sẽ được dư luận quốc tế chú ý và có trọng lượng. Ít nhất  nó đặt một căn bản cho việc giành lại đất đai cho con cháu chúng ta sau này.

- Mặc Lâm: Thưa ông, có một sự thật mà chúng ta không thể không nhìn nhận là vai trò của LHQ quá mờ nhạt trong việc phân xử những tranh chấp, đặc biệt là những tranh chấp về lãnh thổ của các nước trên thế giới. Tây Tạng, Mông Cổ, Tân Cương là những ví dụ mà ta có thể thấy trước mắt. Vậy thì ta có nên theo đuổi mục tiêu nhờ LHQ làm trọng tài hay không ạ"

- Ông Trần Bình Nam: Tôi nghĩ nhận định đó đúng, vì dựa vào tiền lệ thì những quyết định của LHQ thường không có sức mạnh bó buộc bao nhiêu. Nhưng khi tôi đặt vấn đề đưa ra LHQ là để, ví dụ như bây giờ Việt Nam đưa vấn đề ra LHQ và sửa soạn một hồ sơ thật đầy đủ để chứng minh rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam, thì tất cả những tài liệu đó sẽ là một căn bản sau này trên mặt quốc tế để cho những thế hệ mai sau tranh đấu để đòi lại Trường Sa và Hoàng Sa. Chứ  tôi cũng không nghĩ đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hôm nay sẽ giải quyết được gì trong hiện tại. Trước hết Trung quốc sẽ phủ quyết. Và cho dù Hội đồng Bảo an LHQ thông qua một quyết nghị xác định quyết định sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa của Trung quốc là sai trái với tỷ số 9/15 phiếu thì cũng không phải vì vậy mà mình có thể giành lại Trường Sa và Hoàng Sa bây giờ.

Hơn nữa, bây giờ chúng ta phải để ý đến một điểm này: Trung Quốc hiện giờ đang áp dụng một chính sách mà người ta gọi là “gun-boat policy”. Nghĩa là trên bàn thương thuyết thì họ rất nhỏ nhẹ, nhưng trên hiện trường, trên đất đai, trên hải đảo thì họ áp dụng phương pháp rất tàn bạo. Nghĩa là đến giành lại đất, giành lại đảo với họ là họ bắn, họ giết. Đó là cái khó khăn của Việt Nam chúng ta.

- Mặc Lâm: Theo một nhận định mới đây của giáo sư Carl Thayler, một chuyên gia về Đông Nam Á đang làm việc cho Bộ Quốc phòng của Úc thì nói rằng những cuộc biểu tình của sinh viên trong nước đã được Hà Nội âm thầm cho phép nhỏ giọt để gián tiếp phản đối Trung Quốc. Ông nghĩ sao về những nhận định này"

- Ông Trần Bình Nam: Tôi đồng ý với nhận định của giáo sư Carl Thayler ở Úc. Chúng ta biết rằng chính quyền CSVN có lực lượng công an và lực lượng bảo vệ an ninh mạnh, cho nên nếu họ quyết định ngăn cản biểu tình thì họ có thể ngăn cản được chớ không phải là không. Nhưng họ dùng hình thức ngoài mặt thì nói là chính phủ không đồng ý biểu tình, nhưng đương nhiên là họ nhẹ tay để cho những cuộc biểu tình xảy ra trong chừng mực.

Tôi nghĩ với thái độ này Hà Nội nhắm hai mục đích.

Trước nhất là gởi thông điệp cho Trung quốc biết rằng nhân dân Việt Nam rất bất mãn về hành động của Trung quốc. Thứ hai chứng tỏ cho quốc tế biết rằng họ cũng quan tâm đến việc bảo vệ sự vẹn toàn của đất đai chứ không phải là không.

Nhưng họ muốn, trong quan hệ tế nhị với Trung Quốc, sự tranh chấp về Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được giải quyết trên bàn hội nghị qua những cuộc thương thuyết chớ họ không muốn đưa đến sự căng thẳng.

- Mặc Lâm: Xin cám ơn ông Trần Bình Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nơi có thể xuất hiện loại giải pháp lý tưởng như vậy sẽ là ở miền Nam, môi trường cởi mở, thiết thực, đã tiếp cận với thế giới bên ngoài từ hơn trăm năm nay
Những ngày tháng  vừa qua, xã hội VN đã có bước đổi thay rất lớn, mang một tính chất bước ngoặt cho việc xây dựng xã hội
Mấy tuần lễ này, giữa cái vui tưng bừng của Lễ Giáng Sinh, của ngày đầu năm mới 2008, và cũng là những ngày rạo rực đón Tết Con Chuột
Thực tế, nếu chỉ nói hay viết về một chương trình ca vũ nhạc kịch với những giọng ca điêu luyện hay các điệu vũ quyến rũ, và ngay cả màn thoại kịch
Trong những ngày lưu  lạc tha hương, hai tiếng “Quê hương” như một nhắc nhở đêm ngày, những hình ảnh thân thương
Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)"
Chúng tôi nhận được bài viết này do một nhân vật ở Hà Nội gửi. Chính ông cho biết mỉnh là một giáo sư tiến sĩ đang giảng dậy tại một Đại học ở Hà Nội
Những dịp chuyển sang một năm mới, một thế kỷ mới, một ngàn năm mới, con mắt mỗi người tự nhiên mở rộng tầm nhìn
Hoa mai là loại hoa nở đầu tiên trong mùa Xuân. Nói đến mùa Xuân người ta liên nghỉ đến hoa mai
Khoảng 80 Tăng Ni Cư Sĩ đã họp Đaị Hội Bất Thường tại Quận Cam các ngaỳ cuối tuần qua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.