Vừa ngỏ ý ra tranh cử tổng thống và ngay trong thời gian trước và khi bầu cử sơ bộ Dân Chủ, TNS Kerry đã dồn nỗ lực đánh bóng danh vị "Anh hùng Chiến tranh VN" của mình do Phản chiến phong từ lâu để làm mờ đi danh vị "Anh Hùng Chống Khủng bố" của TT Bush. Sở dĩ hai ứng cử viên đều muốn chứng tỏ mình là một người thừa tài, thừa sức đảm nhiệm chức vụ Tư lịnh Tối cao Quân lực Mỹ, vì đó là một chức kiêm nhiệm đương nhiên, hiến định, khi được làm tổng Thống Mỹ. Và vì nước Mỹ -- có thể nói -- đang trong thời chiến. Nhứt là vì số phiếu và lá phiếu của 26 triệu 400 ngàn cựu quân nhân và có thể của cả mấy triệu quân nhân hiện dịch, trừ bị của Mỹ. Nên Bush và Kerry mới đấu nhau ra trò. Nhưng yên chí lớn -- hai cựu quân nhân của Không Quân và Hải Quân này có ghét bỏ gì nhau đâu. Để xem, sau ngày 2 tháng 11, khi việc kiểm phiếu tương đối ngã ngũ, người biết chắc thua sẽ điện thoại chúc mừng người chắc thắng cho mà xem. Đó là luật "chơi đẹp" của bầu cử Mỹ từ lâu, không thể khác được.
Trở lại hiện tại, hạ tuần tháng Tư, năm 2004. TNS Kerry tung ra một chiến dịch mới 11 ngày, đánh mạnh vào việc lãnh đạo, chỉ huy chiến tranh, và chống khủng bố của TT Bush. Trong khuông viên đại học, Cựu Phó TT Dân Chủ Al Gore vô nước gà nhà, kêu gọi từ chức từ Bà Cố vấn An ninh Quốc gia Rice, Ô. Bộ Trưỏng Quốc Phòng Rumsfeld, đến Ô. Giám đốc Trung Ương Tình báo, và vị sau này đã ra đi. Ở Quốc hội, Bà Dân biểu Pelosi Trưởng Khối Thiểu số Hạ viên, đặt vấn đề bất lực của TT Bush. Và trên đường vận động trong vùng cử tri xôi đậu, của 20 tiểu bang bản lề, hai bên Cộng Hoà lẫn Dân Chủ đều coi là chiến trường quyết định thắng bại trong ngày 2 tháng 11, Bộ Tham mưu Tranh cử của Kerry tổ chức một cuộc tập họp cựu quân nhân cho Oâng nói chuyện. Bắt đầu câu chuyện, Oâng nhấn mạnh Oâng là một sĩ quan Hải quân được tặng huy chương trong Chiến tranh VN, Oâng thường được những đồng đội bảo bọc, đặc biệt là những cựu quân nhân Hải Quân đã từng tác chiến với Oâng trên tàu khinh tốc trên sông rạch Đồng Bằng Sông Cửu long. Sau đó Oâng đến Sân vận động ĐH Minnesota gặp gỡ khoảng 3000 cựu quân nhân.
Nhưng tổng hợp tin truyền thông và giới quan sát đã ghi nhận được, dường như Kerry không được sự ủng hộ của cựu quân nhân Mỹ nhiều bằng của TT Bush. Nhưng tự nhiên cái nghề ( job ) của Bộ Tham mưu Tranh cử của Kerry, là phải đánh bóng tối đa sự ủng hộ của cựu quân nhân Mỹ cho Oâng Kerry, John Hurley đặc trách cựu quân nhân vận cho Kerry, tuyên bố đã tuyển được 100 ngàn cựu quân nhân làm vận động viên cho Kerry. Chẳng những cựu quân nhân Mỹ ủng hộ Kerry, mà quân nhân hiện dịch cũng ủng hộ nữa. Nhưng coi chừng thưa "Trung Uùy Kerry", coi chừng kiểu báo cáo của "tà lọt truyền tin": "Báo cáo Thẩm quyền, địch chết ba… ta chết rụi". Vì rằng, thăm dò cấp quốc gia cho thấy TT Bush đã đi với cựu quân nhân Mỹ, trước Kerry rồi. Bush đã dược 40 quân nhân có huy chương cao nhứt Medal of Honor của Quân đội và Tổ chức Cựu Quân nhân Rolling Thunder có 40 chi bộ khắp nước tuyên bố ủng hộ. Và chính một cố vấn của Kerry--như Phòng 2 và An ninh Quân đội-- cũng thú nhận, đa số cựu quân nhân từ trước vẫn nghiêng về TT Bush , và trong mùa bầu cử này cũng vậy nữa.
Do đó TNS mới tung ra chiến dịch 11 ngày, nhấn mạnh: sức mạnh và an ninh. Oâng chủ trương tăng cường ngoại giao với ngoại quốc, giảm nguy cơ khủng bố nguyên tử, vi trùng, thêm 40 ngàn quân và liên tục chỉ trích TT Bush làm Mỹ bị cô lập với đồng minh cũ, dàn quân quá mỏng. Nhưng trong chiến dịch 11 ngày, đặc biệt TNS Kerry kềm chế không tấn công cá nhân TT Bush như trong các kỳ bầu cử sơ bộ. Ông đã "ngửi" được ý của cựu quân nhân, quân nhân tại ngũ, gia đình quân đội và người thường dân Mỹ chín chắn không ưa những lời dao to búa lớn, chỉ trích cá nhân nữa. Chính TNS Mc Cain, là bạn cựu chiến binh, đồng viện của Kerry cũng từng tỏ ý bất bình về việc banh vết thương Chiến tranh VN trở lại.
TNS Kerry chánh yếu làm nổi bật tài thao lược của Oâng trong 2 vấn đề thế lực và an ninh Mỹ, chớ không làm nổi bật sự khác biệt chủ trương, đường lối quốc phòng và an ninh của Kerry khác với của Bush ra sao. Đó là chính điều đảng Cộng hoà, giới quan sát bầu cử và cử tri muốn thấy và cần để so sánh chọn người. Theo chiến lược gia Cộng hoà - ắêt hẵn là có thiên kiến chủ quan -- nhận định nhiều "sáng kiến" của Kerry chỉ theo đuôi những ý nghĩ của TT Bush đang theo dõi, thực hiện. Họ cho Kerry đã sai lầm lớn khi bỏ qua, không nói đến ý thức hệ của đường lối an ninh, quốc phòng, đối ngoại của Mỹ. Còn giới quan sát bầu cử nhận định, thấy Kerry đang đi vào vết xe cũ thất bại của ứng cử viên tổng thống Dân Chủ, năm 1988, là Ô. Michael S. Dukakis, khi Oâng này xây dựng chiến dịch tranh cử dựa trên "sự hữu hiệu, chớ không phải tư tưởng." Còn chiến lược gia Cộng Hoà thấy, chiến lược an ninh, quốc phòng, ngoại giao của TNS Kerry đưa ra là một thông điệp của TNS Kerry: Tất cả hai chúng tôi [Bush và Kerry] giống nhau, nhưng tôi [Kerry] có khả năng làm hay hơn." Khả năng đó xa vời quá, khó phân biệt hơn đường lối đưa ra bây giờ, là điều cần để so sánh chọn người.
Sau cùng, sau gần 30 năm Tập Thể Chiếân sĩ VNCH, mới tập họp lại được sau Đại Hội Toàn Quân đủ kèn, đủ trống, đủ cờ, đủ quạt, đủ ba thứ quân, lực lượng bán quân sự, và hậu duệ. Đủ cơ chế và đường lối chuyển đấu tranh võ trang thành đấu tranh chánh trị. Nhưng sau gần hai năm, và nhứt là trong mùa bầu cử quan trong nhứt của Mỹ, trong khi đại đa số Chiến sĩ Cộng hoà ở Mỹ là công dân và 100% là cử tri Mỹ, nhưng sao Hội Đồng Đại Diện, Hội đồng Điều Hợp, và Hội đồng Giám sát, hai nhà Lãnh đạo và Chỉ huy chánh ở Mỹ , trú sở chánh của cơ quan cũng đặt tại Mỹ, chưa nghe thấy nói gì công khai. Bí mật quân sự chăng" Hay đang "chờ xem", hay đang cho bầu cử tổng thống 2004 là chuyện nội bộ của người Mỹ, không xen vào" Mà đang cân nhắc những chuyện gì"