Hôm nay,  

Bàn Cờ Mỹ-Iran

29/03/200700:00:00(Xem: 7542)

Vụ Iran bắt giữ 15 lính Anh trong lúc họ đang khám xét một tầu hàng trong vùng biển Iraq có vẻ là một đòn thử nắn gân Mỹ trong khi hai nước Anh-Mỹ đang lâm thế kẹt ở Iraq. Nhưng sau thấy phản ứng mạnh của các nước đồng minh, kể cả Liên Âu, Iran đã hạ giọng. Có thể Iran tự cho rằng đã có uy thế mạnh trong tình hình Iraq hiện nay nên muốn thử sức trước khi có cuộc hội nghị vào tháng 4 sắp tới. Sự thật Iran chỉ mạnh ở mặt ngoài, còn mặt trong lại yếu. Mặt trong là nội tình của chính quyền Iran hiện nay. Iran là một nước thần quyền Hồi giáo duy nhất trên thế giới, nhưng trong nước vẫn có những tiếng nói đối lập chống lại Tổng Thống Ahmadinejad, một nhân vật ngang ngược và cứng rắn, lừng danh trên thế giới vì những lời đả kích dữ dội nhắm vào Tổng Thống Bush và nước Mỹ. Không phải người Iran nào cũng tán thưởng sự ngạo mạn của ông ta đối với thế giới.

Ahmadinejad không có quyền độc đoán vì ở trên ông ta còn có Lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran là Đại trưởng giáo Ali Khamenei. Ahmadinejad lên làm Tổng Thống Iran năm 2005, và là một người không phải tu sĩ đầu tiên được giữ chức này kể từ năm 1981. Vậy ông ta xuất thân như thế nào" Chúng tôi đã từng gọi Iran là "Răng", nay cũng gọi ông Ahmadinejad là "A-ma" cho gọn. A-ma vốn là một viên chức ít người biết, trước là Thống đốc một bang nhỏ, năm 2003 được làm Đô trưởng Thủ đô Teheran trong một cuộc bầu cử thành phố chỉ có 6% cử tri đi bầu. Đến năm 2005, A-ma trúng cử Tống Thống, đánh bại đối thủ là cựu Tổng Thống Rafsanjani, một người chủ trương cải cách, trong cuộc bầu lại vòng nhì. Có lẽ A-ma đã thắng vì trong thời gian làm Đô trưởng ông ta có nhiều dịp huênh hoang khoác lác, sặc mùi bảo thủ tôn giáo và chống Israel nên được nhiều người Iran thích. Thế nhưng ngay sau khi lên làm Tổng Thống, A-ma đã lo củng cố địa vị thật chắc. A-ma xa thải hàng ngàn viên chức để thay thế bằng một lũ xu nịnh, bất tài. A-ma cũng trục xuất luôn cả những gia đình các Tổng Thống tiền nhiệm như Rafsanjani và Khatami ra khỏi khu vực lộng lẫy sang trọng dành riêng cho các giới chức cao cấp. Hơn nữa A-ma còn làm các đảng viên của ông ta hiện là dân biểu trong Quốc hội Iraq nổi giận, vì đã xóa bỏ tên của những người ủng hộ các dân biểu đó ra khỏi danh sách lãnh tiền của chính quyền. Quốc hội trả đũa, bác bỏ nhiều bộ trưởng do A-ma đề cử, đặc biệt cả một bộ trưởng then chốt là Bộ trưởng bộ Dầu lửa.

Chính trường Iran có ranh giới rõ rệt giữa hai phe Bảo thủ và Cải cách, nhưng bây giờ sự bất mãn đã làm mờ ranh giới đó, cả hai phe đều có nhiều người chống A-ma. Mùa hè năm ngoái 50 kinh tế gia Iran viết thư phản kháng chính sách A-ma đã làm đông lạnh mọi sự đầu tư khiến trị giá Thị trường Chứng khoán Teheran tụt 26%. A-ma cũng bị rắc rối ở Thành phố Thánh địa Qum phía Nam Teheran về chuyện liên quan đến Hồi giáo, khi nói những điều coi như xúc phạm đến Lãnh tụ tối cao, nhất là khi A-ma nói có liên hệ với vị Trưởng giáo còn nằm trong bóng tối vốn là dòng dõi của Đấng Tiên tri Mohammad, mà người Hồi giáo Shi-a tin là sẽ trở lại vào lúc tận thế để đem lại công lý tuyệt đối cho nhân loại. Tư thế A-ma đã yếu. Quốc hội không thể tự ý truất phế khi nhiệm kỳ A-ma còn 2 năm. Theo thủ tục muốn truất phế Tổng Thống, Quốc hội cần phải có sự phê chuẩn của Lãnh tụ tối cao Khamenei. Một nhân vật thân cận với cựu TT Rafsanjani nói với báo Time: "Khi A-ma không còn được lòng dân, Khamenei sẽ hết ủng hộ, hắn sẽ mất chức ngay".

Hiện nay Khamenei vẫn còn ủng hộ A-ma nhưng có dấu hiệu cho thấy Khamanei đang kiềm chế hắn trước khi hắn quá lộng hành. Nhật báo Jomhouri Eslami, thường phản ảnh quan điểm của vị Lãnh tụ tối cao, mới đây đăng một bài Bình luận đả kích A-ma sau khi hắn bác bỏ bản nghị quyết của LHQ trừng phạt Iran, gọi đó là "tờ giấy lộn". Có tin nói một tờ báo của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Iran đã cảnh cáo hậu quả tai hại về kinh tế cho Iran nếu có thêm sự trừng phạt của LHQ và thúc giục cần phải làm "bất cứ cách nào" - ngoài việc hy sinh danh dự quốc gia - để tránh chuyện đó. Cuối tuần qua, ngay sau vụ Iran bắt 15 nguời lính Anh, Hội đồng Bảo an LHQ đã đồng thanh chấp thuận một nghị quyết thêm những trừng phạt mới về vụ Iran không chịu ngưng thanh lọc Uranium. Các biện pháp mới này cứng rắn thêm đôi chút bao gồm việc cấm Iran xuất cảng vũ khí và làm đông lạnh tài sản của 28 người và tổ chức có dính dáng đến chương trình hạt nhân và vũ khí Iran. Khoảng một phần ba những người này có liên hệ với Vệ Binh Cách Mạng Iran, một tổ chức quân sự ưu tú của nước này.

Về vụ bắt giữ và cầm tù lính Anh, đầu tuần này Thủ tướng Anh Tony Blair nói ông hy vọng đường lối ngoại giao sẽ đòi được Iran thả tù, nếu không ông sẽ "chuyển sang một giai đoạn khác". Sau đó một phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Iran nói với hãng AP: "Những người đó hoàn toàn mạnh khỏe. Tôi bảo đảm họ được đối xử nhân đạo. Trong số 15 người có 1 nữ quân nhân. Bà này được có phòng riêng. Mọi tiêu chuẩn đạo lý đều được giữ đúng". Iran không chịu cho các giới chức Anh tiếp xúc với những người bị bắt, nhưng một đại diện chính thức của hãng thông tấn Iran nói các nhà ngoại giao Anh sẽ được gập 15 tù nhân sau khi cuộc điều tra kết thúc. Xét tình trạng trên, rất có thể vụ này được giải quyết êm thấm. Nhưng ở bên Anh dư luận lo ngại số phận của 15 người bị bắt lại gặp đúng lúc có sự căng thẳng giữa Teheran và Tây phương, vì vụ nguyên tử của Iran và vụ Mỹ tố cáo Iran giúp vũ khí cho dân quân Shi-a ở Iraq đánh Mỹ.

Bất luận vụ này diễn biến ra sao, nó cũng giống như một bàn cờ "Mỹ-Răng"... rắc rối. Rất có thể đây chỉ là một màn giáo đầu trước cuộc hội nghị cấp bộ trưởng diễn ra vào tháng 4 này để giải quyết nạn xung đột hệ phái ở Iraq, khi Mỹ và Iran cùng có mặt. Nhưng chúng tôi tin rằng Mỹ không thể nhượng bộ Iran điều gì quá đáng để có thỏa hiệp, vì Tổng Thống Bush đã liệt Iran vào Trục Tam Ác, thề tiễu trừ mà không đàm phán. Nếu nhượng bộ để thoát ra ngoài cuộc xung đột Iraq với hậu quả làm Iran lấn vào Trung Đông, gây nguy hiểm cho các nước Á Rập và cả Israel, Mỹ sẽ mất hết tư cách và tín nhiệm của một siêu cường trên thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.