Điều tra viên chính thức của chính phủ Bush, ông David Kay, đã báo cáo dứt khoát không tìm thấy vũ khí tàn sát tập thể của Saddam Hussein ở Iraq. Vụ vũ khí trái phép này là lý do chính để Tổng Thống Bush lấy cớ ra lệnh tấn công Iraq. Tuy vậy bản báo cáo của ông Kay có nhiều điểm đáng chú ý về một chế độc độc đoán duy ý chí trước ngày nó sụp đổ.
Ông Kay nói CIA và các cơ quan tình báo khác của Mỹ đã không biết rằng Iraq đã từ bỏ nỗ lực sản xuất các loại vũ khí sinh học và hóa học sau cuộc chiến bão Sa mạc năm 1991. Qua các cuộc điều tra trực tiếp với các nhà khoa học và các nguồn tin khác của Iraq, ông Kay nói ông và toán nhân viên phụ tá của ông được biết vào khoảng năm 1997 và 1998, Iraq đã rơi vào một trạng thái mà ông gọi là "cơn lốc xoáy thối nát". Chính quyền nước này không còn khả năng kiểm soát nổi những hoạt động của họ chỉ vì nhà độc tài Saddam Hussein ngày càng lâm vào thế tự cô lập và hoang tưởng, nắm chặt lấy quyền hành độc đoán, trực tiếp điều khiển các dư án lớn mà không chịu nghe lời của bất cứ cấp chỉ huy nào khác. Chính từ lúc đó, các nhà khoa học Iraq nhận thấy họ có thể tiếp xúc thẳng với Saddam và đề nghị những kế hoạch nặng phần ảo tưởng hơn là thực tế về chương trình chế tạo vũ khí để được Saddam chấp thuận và được cấp những ngân khoản khổng lồ nghiên cứu và thực hiện. Thành ra chương trình chế tạo vũ khí thực tế biến mất để chỉ còn những kế hoạch moi tiền và tình trạng thối nát của một số khoa học gia chỉ giỏi nghề bịp bợm và lấy uy thế của Saddam để sống còn trong một chế độ cảnh sát trị khắt khe.
Tất cả những sự kiện đó rút cuộc đã làm các chương trình hoạt động có chỉ huy và trật tự trở thành một tiến trình thối nát hỗn loạn, chế độ đã mất quyền kiểm soát, vô hình chung nó đi vào vực xoáy của tan rã. Saddam đích thân chỉ huy các chương trình vũ khí ảo tưởng đó, không ai dám ho he hay nhìn xem mọi việc đã tiến hành đến đâu, sợ Mật vụ nghi ngờ. Vì thế các khoa học gia được Saddam tín nhiệm tha hồ bịa đặt. Tariq Aziz, cựu Phó Thủ tướng Iraq, một khuôn mặt quen thuộc với thế giới bên ngoài trước ngày chế độ sụp đổ, đã nói với ông Kay rằng trong hai năm chót của chế độ, Saddam ngày càng xa rời với thực tế. Ngay cả lúc Mỹ đã sắp đánh vào Iraq, Saddam còn đưa cho Aziz xem bản thảo những cuốn tiểu thuyết mà ông ta tưởng tượng rồi viết ra.
Xét ra mọi chế độ độc tài cảnh sát trị đều có mầm mống của tự diệt. Đây cũng là bài học cho các chế độ độc đoán duy ý chí trên thế giới. Bản báo cáo của ông Kay đã rọi thêm một tia sáng vào chế độ độc tài tăm tối của Saddam, nhưng nó cũng gây bối rối cho chính phủ Mỹ. Trong bốn ngày liền, Tổng Thống Bush không chịu nói gì về việc này. Hôm thứ ba vùa qua, khi được báo chí hỏi ông còn tin Iraq có vũ khí tàn sát tập thể nữa không, Bush đã không trả lời trực tiếp mà chỉ nói cuộc chiến chống Iraq là cần. Ông đã lùi bước trước lập luận trước đây cho rằng Iraq có vũ khí tàn sát tập thể. Nhưng ông nói thêm: "Trong tâm trí của tôi không có chút nghi ngờ nào rằng nếu không có Saddam Hussein, thế giới sẽ tốt đẹp hơn".
Chế độ độc tài Saddam Hussein không còn nữa, nhưng vẫn còn câu hỏi chế độ nào sẽ thay thế ở Iraq. Câu hỏi này đã trở nên gắt gao hơn trong mấy ngày qua, khi các vụ đánh bom liên tiếp đã xẩy ra ở Baghdad và khu vực lân cận. Trước đây chính phủ Bush có kế hoạch đến ngày 30-6 năm nay sẽ trao quyền cai trị Iraq cho một Quốc hội lâm thời được lựa chọn gián tiếp. Nhưng nhiều cuộc biểu tình với hàng chục ngàn người đã phản đối và phái Hồi giáo Shiite hăm dọa sẽ nổi loạn nếu không có bầu cử trực tiếp. Nhưng trong tình trạng bất ổn hiện nay, làm sao có thể tổ chức bầu cử trực tiếp" Kế hoạch vẹn toàn của chính phủ Bush trong lúc này là "bán cái" chuyện bầu cử cho LHQ. Mỹ yêu cầu LHQ cử một phái đoàn sang Iraq điều tra xem có thể tổ chức bầu cử trực tiếp được hay không và vào lúc nào.
Đầu tuần này, Tổng thư ký LHQ Kofi Annan nói ông sẽ cho một phái đoàn qua Iraq để nghiên cứu bầu cử Iraq, nhưng tỏ ra ngần ngại về vấn đề an toàn cho phái đoàn. Như để trả lời cho ông Annan, trong mấy ngày qua, bom khủng bố liên tục nổ ở Iraq. Hôm thứ ba, 6 lính Mỹ đã chết vì các vụ đánh bom: 3 người chết Khalddiyah, cách phía Tây Baghdad 50 dậm, 3 người chết ở Iskandariyah, thuộc phía Nam thủ đô, ngoài ra còn nhiều người dân và lính Iraq do Mỹ huấn luyện bị chết và bị thương. Hôm thứ tư một xe bom nổ ổ trước một khách sạn có nhiều người Tây phương cư ngụ, giết chết ít nhất 4 người, trong đó có 1 người Nam Phi. Hôm thứ tư cũng có tin 2 nhân viên LHQ đã đến Baghdad thăm thú tình hình trước khi ông Annan quyết định gửi phái đoàn điều tra qua. Năm ngoái, LHQ đã rút toàn bộ nhân viên ra khỏi Iraq sau một loạt những vụ đánh bom làm chết nhân viên cấp cứu quốc tế, đến hồi tháng 8-03, một vụ đánh bom khủng bố đã giết chết phái viên cao cấp nhất của LHQ, ông Sergio Vieira de Mello và 21 nguời khác.
Nay trước khi điều tra xem bầu cử có an toàn không, Tổng thư ký LHQ phải lo an toàn cho chính phái đoàn điều tra của ông cũng là chuyện hợp lý. Trước đây, chính phủ Bush không muốn cho LHQ dính líu vào việc xây dựng chính quyền ở Iraq, ngay cả dự án trao quyền cho Quốc hội lâm thời ngày 30-6 cũng không hề nhắc đến LHQ. Nay Mỹ đành phải nhờ LHQ điều tra về khả năng bầu cử cũng đã là một sự thay đổi lập trường. Thế nhưng Tổng thư ký LHQ nói: "Tôi đã kết luận là LHQ có thể đóng một vai trò xây dựng để giúp phá vỡ bế tắc hiện nay. Bởi vậy khi nào Liên quân do Mỹ lãnh đạo dàn xếp được an ninh đầy đủ, tôi sẽ gửi phái đoàn qua Iraq". Như vậy nếu Mỹ bán cái cho LHQ về chuyện bầu cử, LHQ cũng bái cái lại cho Mỹ về vấn đề an toàn. Thế là "huề" cả làng. Chỉ có khổ là thế bế tắc vẫn hoàn bế tắc. Và khi còn bế tắc, máu của lính Mỹ còn chảy. Cuộc vận động bầu cử Mỹ năm 2004 đã bắt đầu, những khó khăn của ông Bush về vụ Iraq chưa thấy có dấu hiệu sáng sủa hơn chút nào.
Ông Kay nói CIA và các cơ quan tình báo khác của Mỹ đã không biết rằng Iraq đã từ bỏ nỗ lực sản xuất các loại vũ khí sinh học và hóa học sau cuộc chiến bão Sa mạc năm 1991. Qua các cuộc điều tra trực tiếp với các nhà khoa học và các nguồn tin khác của Iraq, ông Kay nói ông và toán nhân viên phụ tá của ông được biết vào khoảng năm 1997 và 1998, Iraq đã rơi vào một trạng thái mà ông gọi là "cơn lốc xoáy thối nát". Chính quyền nước này không còn khả năng kiểm soát nổi những hoạt động của họ chỉ vì nhà độc tài Saddam Hussein ngày càng lâm vào thế tự cô lập và hoang tưởng, nắm chặt lấy quyền hành độc đoán, trực tiếp điều khiển các dư án lớn mà không chịu nghe lời của bất cứ cấp chỉ huy nào khác. Chính từ lúc đó, các nhà khoa học Iraq nhận thấy họ có thể tiếp xúc thẳng với Saddam và đề nghị những kế hoạch nặng phần ảo tưởng hơn là thực tế về chương trình chế tạo vũ khí để được Saddam chấp thuận và được cấp những ngân khoản khổng lồ nghiên cứu và thực hiện. Thành ra chương trình chế tạo vũ khí thực tế biến mất để chỉ còn những kế hoạch moi tiền và tình trạng thối nát của một số khoa học gia chỉ giỏi nghề bịp bợm và lấy uy thế của Saddam để sống còn trong một chế độ cảnh sát trị khắt khe.
Tất cả những sự kiện đó rút cuộc đã làm các chương trình hoạt động có chỉ huy và trật tự trở thành một tiến trình thối nát hỗn loạn, chế độ đã mất quyền kiểm soát, vô hình chung nó đi vào vực xoáy của tan rã. Saddam đích thân chỉ huy các chương trình vũ khí ảo tưởng đó, không ai dám ho he hay nhìn xem mọi việc đã tiến hành đến đâu, sợ Mật vụ nghi ngờ. Vì thế các khoa học gia được Saddam tín nhiệm tha hồ bịa đặt. Tariq Aziz, cựu Phó Thủ tướng Iraq, một khuôn mặt quen thuộc với thế giới bên ngoài trước ngày chế độ sụp đổ, đã nói với ông Kay rằng trong hai năm chót của chế độ, Saddam ngày càng xa rời với thực tế. Ngay cả lúc Mỹ đã sắp đánh vào Iraq, Saddam còn đưa cho Aziz xem bản thảo những cuốn tiểu thuyết mà ông ta tưởng tượng rồi viết ra.
Xét ra mọi chế độ độc tài cảnh sát trị đều có mầm mống của tự diệt. Đây cũng là bài học cho các chế độ độc đoán duy ý chí trên thế giới. Bản báo cáo của ông Kay đã rọi thêm một tia sáng vào chế độ độc tài tăm tối của Saddam, nhưng nó cũng gây bối rối cho chính phủ Mỹ. Trong bốn ngày liền, Tổng Thống Bush không chịu nói gì về việc này. Hôm thứ ba vùa qua, khi được báo chí hỏi ông còn tin Iraq có vũ khí tàn sát tập thể nữa không, Bush đã không trả lời trực tiếp mà chỉ nói cuộc chiến chống Iraq là cần. Ông đã lùi bước trước lập luận trước đây cho rằng Iraq có vũ khí tàn sát tập thể. Nhưng ông nói thêm: "Trong tâm trí của tôi không có chút nghi ngờ nào rằng nếu không có Saddam Hussein, thế giới sẽ tốt đẹp hơn".
Chế độ độc tài Saddam Hussein không còn nữa, nhưng vẫn còn câu hỏi chế độ nào sẽ thay thế ở Iraq. Câu hỏi này đã trở nên gắt gao hơn trong mấy ngày qua, khi các vụ đánh bom liên tiếp đã xẩy ra ở Baghdad và khu vực lân cận. Trước đây chính phủ Bush có kế hoạch đến ngày 30-6 năm nay sẽ trao quyền cai trị Iraq cho một Quốc hội lâm thời được lựa chọn gián tiếp. Nhưng nhiều cuộc biểu tình với hàng chục ngàn người đã phản đối và phái Hồi giáo Shiite hăm dọa sẽ nổi loạn nếu không có bầu cử trực tiếp. Nhưng trong tình trạng bất ổn hiện nay, làm sao có thể tổ chức bầu cử trực tiếp" Kế hoạch vẹn toàn của chính phủ Bush trong lúc này là "bán cái" chuyện bầu cử cho LHQ. Mỹ yêu cầu LHQ cử một phái đoàn sang Iraq điều tra xem có thể tổ chức bầu cử trực tiếp được hay không và vào lúc nào.
Đầu tuần này, Tổng thư ký LHQ Kofi Annan nói ông sẽ cho một phái đoàn qua Iraq để nghiên cứu bầu cử Iraq, nhưng tỏ ra ngần ngại về vấn đề an toàn cho phái đoàn. Như để trả lời cho ông Annan, trong mấy ngày qua, bom khủng bố liên tục nổ ở Iraq. Hôm thứ ba, 6 lính Mỹ đã chết vì các vụ đánh bom: 3 người chết Khalddiyah, cách phía Tây Baghdad 50 dậm, 3 người chết ở Iskandariyah, thuộc phía Nam thủ đô, ngoài ra còn nhiều người dân và lính Iraq do Mỹ huấn luyện bị chết và bị thương. Hôm thứ tư một xe bom nổ ổ trước một khách sạn có nhiều người Tây phương cư ngụ, giết chết ít nhất 4 người, trong đó có 1 người Nam Phi. Hôm thứ tư cũng có tin 2 nhân viên LHQ đã đến Baghdad thăm thú tình hình trước khi ông Annan quyết định gửi phái đoàn điều tra qua. Năm ngoái, LHQ đã rút toàn bộ nhân viên ra khỏi Iraq sau một loạt những vụ đánh bom làm chết nhân viên cấp cứu quốc tế, đến hồi tháng 8-03, một vụ đánh bom khủng bố đã giết chết phái viên cao cấp nhất của LHQ, ông Sergio Vieira de Mello và 21 nguời khác.
Nay trước khi điều tra xem bầu cử có an toàn không, Tổng thư ký LHQ phải lo an toàn cho chính phái đoàn điều tra của ông cũng là chuyện hợp lý. Trước đây, chính phủ Bush không muốn cho LHQ dính líu vào việc xây dựng chính quyền ở Iraq, ngay cả dự án trao quyền cho Quốc hội lâm thời ngày 30-6 cũng không hề nhắc đến LHQ. Nay Mỹ đành phải nhờ LHQ điều tra về khả năng bầu cử cũng đã là một sự thay đổi lập trường. Thế nhưng Tổng thư ký LHQ nói: "Tôi đã kết luận là LHQ có thể đóng một vai trò xây dựng để giúp phá vỡ bế tắc hiện nay. Bởi vậy khi nào Liên quân do Mỹ lãnh đạo dàn xếp được an ninh đầy đủ, tôi sẽ gửi phái đoàn qua Iraq". Như vậy nếu Mỹ bán cái cho LHQ về chuyện bầu cử, LHQ cũng bái cái lại cho Mỹ về vấn đề an toàn. Thế là "huề" cả làng. Chỉ có khổ là thế bế tắc vẫn hoàn bế tắc. Và khi còn bế tắc, máu của lính Mỹ còn chảy. Cuộc vận động bầu cử Mỹ năm 2004 đã bắt đầu, những khó khăn của ông Bush về vụ Iraq chưa thấy có dấu hiệu sáng sủa hơn chút nào.
Gửi ý kiến của bạn